Yên Bái: Đưa sản phẩm của đồng bào dân tộc đến tay người tiêu dùng qua thương mại điện tử

Tỉnh Yên Bái xác định thương mại điện tử là kênh thông tin quan trọng để đưa nông sản của bà con đồng bào dân tộc đến tay người tiêu dùng nhanh nhất.
Thừa Thiên Huế: Phát triển nguồn nhân lực cho thương mại điện tử Ngày 13/10: Báo Công Thương tổ chức Tọa đàm Chuyển đổi số trong nông thôn mới gắn với thương mại điện tử

Những năm qua, xác định thương mại điện tử là kênh quan trọng hỗ trợ đầu ra cho sản phẩm của bà con đồng bào dân tộc thiểu số, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn Yên Bái đã nỗ lực đưa các sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử nhằm thúc đẩy đầu ra cho sản phẩm.

Đơn cử, năm 2021, ngay sau khi sản phẩm miến đao của Hợp tác xã sản xuất, kinh doanh miến đao Giới Phiên, TP. Yên Bái được công nhận đạt tiêu chuẩn sản phẩm OCOP hạng 4 sao, hợp tác xã đã nỗ lực xây dựng thương hiệu, đưa sản phẩm chất lượng đến tay người tiêu dùng thông qua các sàn như: Shopee, Postmart.vn, Voso.vn, Sendo. Nhờ đó, sản lượng tiêu thụ ngày càng tăng.

Công ty TNHH Trà thảo mộc Quế Phát, huyện Văn Yên hiện có 3 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao gồm: nước lau sàn, nước rửa chén và trà quế. Trước đây, công ty chỉ bán hàng theo phương thức truyền thống hoặc đăng trên các trang mạng xã hội, nhưng đơn hàng rất ít, khả năng tương tác với khách hàng cũng hạn chế. Do đó, việc đưa các sản phẩm của công ty lên sàn giao dịch thương mại điện tử là mong muốn tất yếu.

Bà Nguyễn Kim Thoa - Giám đốc công ty cho biết: "Ở sàn giao dịch, có riêng phần dành cho sản phẩm OCOP. Tôi nghĩ, đây là cơ hội rất tốt để các doanh nghiệp tham gia giới thiệu bán các sản phẩm do cơ sở mình sản xuất. Từ khi đưa sản phẩm lên sàn giao dịch thì lượng khách hàng tăng lên”.

Yên Bái xác định thương mại điện tử là kênh thông tin quan trọng

Yên Bái tổ chức các gian hàng trưng bày, giới thiệu và bán các sản phẩm OCOP của bà con đồng bào dân tộc

Để hỗ trợ đầu ra cho sản phẩm của các doanh nghiệp địa phương, nhiều đơn vị cung ứng dịch vụ đã vào cuộc. Đơn cử, Viettel Post là đơn vị đầu tiên phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái thực hiện việc đưa sản phẩm OCOP lên sàn giao dịch thương mại điện tử.

Tại Yên Bái, các sản phẩm đặc sản đã được đưa lên trên sàn thương mại điện tử Voso.vn của Viettel gồm: dầu lạc, tinh dầu quế, Tuyết Sơn Trà, bưởi Đại Minh, miến dong Giới Phiên, cá sấy, thịt sấy, trà Bát tiên…

Các sản phẩm được đưa trên Voso.vn cam kết nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được cung cấp bởi các nhà sản xuất có uy tín và được kiểm định chất lượng bởi Viettel Post đã được người tiêu dùng đánh giá rất cao vì họ được sử dụng đúng đặc sản, không sợ hàng kém chất lượng.

Công ty TNHH Sản xuất y học cổ truyền và Đông dược Thế Gia, huyện Văn Chấn cũng chọn sàn thương mại điện tử để quảng bá các sản phẩm OCOP như: trà táo mèo Shan Thịnh, dầu massage Quốc Kỳ, xịt massage Quốc Kỳ.

Theo ông Bùi Thế Dũng - Giám đốc Nhà máy của Công ty Đông dược Thế Gia cho biết: "Nếu bán hàng theo kiểu truyền thống thì thị trường hẹp, sản phẩm sẽ không được nhiều người biết đến. Vì vậy, công ty tích cực đưa các sản phẩm lên sàn thương mại điện tử của Shopee, Postmart.vn, Voso.vn... Trong những năm qua, doanh số bán hàng của công ty các sàn thương mại điện tử tăng đáng kể, qua đó, công ty có được một số thị trường mới, khách hàng mới và đang tiến tới các thị trường nước ngoài khó tính”.

Bà Phạm Thị Thu Hà - Giám đốc Hợp tác xã sản xuất, kinh doanh miến đao Giới Phiên cho biết: "Đưa sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử đã giúp hợp tác xã mở rộng được thị trường hơn. Sàn thương mại điện tử được xem là kênh quảng bá thương hiệu sản phẩm, vì khách mới luôn tìm kiếm sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử nhưng sau một lần mua thì khách hàng tự động liên hệ trực tiếp với mình để giao dịch”.

Thời gian qua, Sở Công Thương tỉnh Yên Bái không ngừng nỗ lực triển khai nhiều hoạt động xúc tiến thương mại, thương mại điện tử nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh đưa hàng hóa lên các sàn giao dịch thương mại điện tử với vai trò thành viên Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Trước đó, Trung tâm Khuyến công và xúc tiến thương mại, Sở Công Thương tỉnh phối hợp với Công ty TNHH TN Yên Bái khai trương điểm bán hàng giới thiệu các sản phẩm OCOP tại số 58, đường Nguyễn Văn Cừ, TP. Yên Bái bắt đầu từ tháng 11/2021.

Theo đó, trên 70% mặt hàng tại đây là các sản phẩm nông sản được sản xuất trong tỉnh, trong đó nhiều sản phẩm nổi tiếng đạt chứng nhận OCOP như: Gạo nếp tan Tú Lệ, chè xanh Suối Giàng, miến đao Giới Phiên, cá sấy hồ Thác Bà, mật ong Mù Cang Chải, trà táo mèo; các sản phẩm từ quế như: tinh dầu quế, nước lau sàn, hương quế... Đây đều là sản phẩm của đồng bào dân tộc, nên đã góp phần tạo sinh kế cho bà con.

Yên Bái nhận thấy tiềm năng của việc bán hàng trên sàn thương mại điện tử nên ngoài bán hàng trực tiếp, nhân viên cửa hàng đã chủ động đăng tải các mặt hàng lên các sàn thương mại điện tử. Nhờ đó, doanh số bán hàng của đơn vị luôn được đảm bảo; nhiều mặt hàng OCOP của tỉnh cũng vì thế dễ dàng đến tay người tiêu dùng hơn.

Chị Đỗ Kim Oanh, điểm bán hàng OCOP số 58 cho biết: "Cửa hàng chúng tôi có áp dụng bán hàng online qua các trang mạng và đặc biệt là các sàn thương mại điện tử như: Shopee, Lazada, Voso... Đó là các kênh bán hàng hữu ích, giúp chúng tôi có nhiều khách hàng quan tâm và biết đến sản phẩm của mình hơn”.

Với mục tiêu quảng bá, đưa sản phẩm quế vươn xa hơn nữa đến người tiêu dùng, Hợp tác xã Quế Văn Yên ở tổ 6, thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên triển khai việc đưa các sản phẩm chủ lực của mình lên các sàn thương mại điện tử.

Theo Giám đốc Hợp tác xã Quế Văn Yên: "Hiện nay, có 6/13 sản phẩm của hợp tác xã được đăng ký, giao dịch trên các sàn thương mại điện tử lớn như Voso.vn và Postmart.vn. Việc đưa các sản phẩm lên sàn thương mại điện tử mang lại nhiều lợi ích từ quảng bá, giới thiệu sản phẩm đến thanh toán và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh”.

Yên Bái: Đưa sản phẩm của đồng bào dân tộc đến tay người tiêu dùng qua thương mại điện tử
Yên Bái nỗ lực phát triển thương mại điện tử để đưa hàng Việt Nam đến tay người tiêu dùng nhanh nhất

Xác định được tầm quan trọng của thương mại điện tử, Sở Công Thương Yên Bái đã phối hợp, giúp các doanh nghiệp đăng tải nhiều sản phẩm OCOP của tỉnh lên sàn giao dịch thương mại điện tử như Voso.vn, Postmart.vn.

Cùng với việc hỗ trợ các đơn vị đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử trong nước, Sở Công Thương chủ động phối hợp với Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương hỗ trợ các doanh nghiệp đưa sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử quốc tế như: Alibaba, Amazon; phối hợp với hệ thống ngân hàng tạo mã QR để khách hàng thuận tiện trong việc thanh toán, mua bán hàng hóa trực tuyến. Qua đó, nhằm quảng bá, giới thiệu tiềm năng, lợi thế và năng lực của các doanh nghiệp trong tỉnh tới các đối tác trong nước và quốc tế để liên kết sản xuất, kinh doanh.

Đại diện Sở Công Thương cho biết, hàng năm, đơn vị đều tổ chức hội nghị tập huấn đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm hàng hóa thông qua các nền tảng thương mại điện tử nhằm tư vấn, hỗ trợ và hướng dẫn các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh ứng dụng hiệu quả các nền công nghệ này vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

Cùng với đó, Sở chỉ đạo Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại xây dựng công văn về thông tin một số hội chợ, triển lãm trong, ngoài nước gửi Phòng Kinh tế và Hạ tầng/ Kinh tế các huyện, thị xã, thành phố và các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh tham dự, qua đó mở rộng thị trường tiêu thụ cho hàng hóa đến đông đảo người tiêu dùng.

Trong 9 tháng năm 2023, đơn vị đã triển khai hỗ trợ 20 doanh nghiệp xây dựng gian hàng trên sàn giao dịch thương mại điện tử trong nước như: Sendo, Lazada, Shopee. Đến thời điểm hiện tại, có gần 1.000 lượt doanh nghiệp và hơn 600 lượt sản phẩm OCOP được chào bán trên sàn thương mại điện tử.

Cùng với đó, Sở Công Thương phối hợp với Bưu điện tỉnh tạo được trên 30.000 tài khoản mua, bán cho các hộ nông dân trên sàn thương mại điện tử Postmart.vn, giới thiệu được 3.550 sản phẩm với giá trị bán hàng hàng tỷ đồng.

Việc đưa hàng hóa lên sàn giao dịch thương mại điện tử đã mang đến nhiều kết quả tích cực góp phần mở rộng kênh phân phối cho các doanh nghiệp, hơp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh. Qua đó, thúc đẩy tiêu thụ sản đến tay người tiêu dùng nhanh nhất.

Ngọc Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: thương mại điện tử

Tin cùng chuyên mục

Tuyên Quang: Đẩy mạnh phát triển dịch vụ, thương mại và du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi

Tuyên Quang: Đẩy mạnh phát triển dịch vụ, thương mại và du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi

Tuyên Quang: Đẩy mạnh kết nối cung- cầu hàng hóa nông sản với các địa phương

Tuyên Quang: Đẩy mạnh kết nối cung- cầu hàng hóa nông sản với các địa phương

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La  dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Nông sản Sơn La nâng cao giá trị, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc

Nông sản Sơn La nâng cao giá trị, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc

Huyện Bắc Yên – Sơn La: bộ mặt nông thôn thay đổi nhờ nguồn vốn chính sách giảm nghèo

Huyện Bắc Yên – Sơn La: bộ mặt nông thôn thay đổi nhờ nguồn vốn chính sách giảm nghèo

Huyện Thuận Châu – Sơn La Chương trình 1719 giúp thay đổi đời sống người dân vùng dân tộc thiểu số

Huyện Thuận Châu – Sơn La Chương trình 1719 giúp thay đổi đời sống người dân vùng dân tộc thiểu số

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh phát triển du lịch huyện miền núi A Lưới

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh phát triển du lịch huyện miền núi A Lưới

Lâm Đồng: Những gương điển hình trong phát triển kinh tế giỏi vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Lâm Đồng: Những gương điển hình trong phát triển kinh tế giỏi vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Xem thêm