Lâm Đồng: Những gương điển hình trong phát triển kinh tế giỏi vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Hơn 300 cá nhân đồng bào dân tộc thiểu số được xét khen thưởng vì có thành tích xuất sắc trong việc phát triển kinh tế - xã hội tại Lâm Đồng.
Chàng trai 8x lên phố núi Đà Lạt liên kết với các nông hộ trồng 100ha cà phê hữu cơ Kỳ vọng Lâm Đồng bứt phá để phá vỡ ‘tảng băng’ trong thu hút đầu tư Lâm Đồng: Ổn định nguồn cung ứng các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, bình ổn thị trường sau bão

Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc với 54 dân tộc anh em, trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số thường sinh sống tại các vùng núi, vùng sâu, vùng xa và có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Tuy nhiên, với sự phát triển của đất nước, của khoa học kỹ thuật, các chính sách hỗ trợ của Đảng và Nhà nước, cũng như nỗ lực của chính cộng đồng, nhiều doanh nghiệp do đồng bào dân tộc thiểu số thành lập đã đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Lâm Đồng: Những gương điển hình trong phát triển kinh tế giỏi vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số tại Lâm Đồng ngày càng được nâng cao. Ảnh: Lê Sơn

Trong đó, theo thống kê tỉnh Lâm Đồng hiện có tổng dân số toàn tỉnh đến hết năm 2023 là 1.543.239 người; có 378.714 người dân tộc thiểu số, chiếm tỷ lệ 24,54% dân số toàn tỉnh, gồm 47 dân tộc, một số dân tộc thiểu số có dân số đông như: Cơ Ho 175.531 người (chiếm 13,54%); Mạ 38.523 người (chiếm 2,97%); Chu Ru 22.475 người (chiếm 1,73%); Nùng 24.423 người (chiếm 1,88%); Tày 20.248 người (chiếm 1,56%); Hoa 13.788 người (chiếm 1,06%); M’Nông 10.517 người (chiếm 0,81%).

Tháng 6/2024 vừa qua, đã có 2.275 đại biểu đại diện cho các tầng lớp đồng bào dân tộc thiểu số của các huyện, thành phố trong tỉnh tham dự Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số cấp huyện, thành phố. Qua đó, đã có 131 tập thể, 307 cá nhân được Ủy ban dân nhân các huyện, thành phố tổ chức xét khen thưởng và đề xuất khen thưởng vì có thành tích xuất sắc trong việc phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng dân tộc và thực hiện công tác dân tộc giai đoạn 2019 – 2024.

Một số gương điển hình đồng bào dân tộc thiểu số làm kinh tế giỏi trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng như: Chị Cơliêng Rolan dân tộc Cơ Ho (ở xã Lát, huyện Lạc Dương) đã khởi nghiệp với những hạt cà phê Arabica và xây dựng thành công thương hiệu "K’Ho Coffee"; anh Lưu Lập Ðức người dân tộc Tày (trú tại thị trấn Liên Nghĩa, huyện Ðức Trọng) thành lập Công ty AGRI Ðức Tiến chuyên cung cấp cho thị trường khoảng 20 tấn nông sản mỗi ngày…

Đặc biệt, phải kể đến chị Bế Thị Thu Huyền, một người con dân tộc Tày, hiện là Giám đốc Công ty TNHH Bản Cacao (trú tại Tổ dân phố 10, thị trấn Phước Cát, huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng), tiền thân là Tổ Hợp tác Sản xuất Chế biến cacao. Ban đầu, doanh nghiệp của chị chỉ là một cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, chuyên sản xuất và bán các sản phẩm từ cacao, sau này phát triển thành công ty sản xuất với hệ thống máy móc hiện đại.

Việc hình thành một Công ty sản xuất cacao tại đây không chỉ giúp khai thác tiềm năng nông nghiệp mà còn góp phần cải thiện sinh kế và tạo việc làm cho người dân địa phương nói chung và người đồng bào dân tộc Tày, Nùng nói riêng.

“Trong những ngày đầu khởi nghiệp, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn về vốn, kỹ thuật và thị trường tiêu thụ, tôi phải tự tìm tòi, học hỏi cách thức quản lý và tiếp thị sản phẩm. Ngoài ra, giao thông cách trở và điều kiện tự nhiên khắc nghiệt cũng là những thách thức lớn đối với sự phát triển của doanh nghiệp - Chị Huyền cho hay.

Tuy nhiên, nhờ sự kiên trì và sáng tạo, chị Huyền đã đưa doanh nghiệp từng bước vượt qua khó khăn. Doanh nghiệp đã nhận được sự hỗ trợ từ các chương trình khuyến khích phát triển kinh tế của Nhà nước, như vay vốn ưu đãi và tham gia các khóa đào tạo quản lý. Đồng thời, doanh nghiệp cũng mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư vào công nghệ và thiết bị hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm.

Hiện nay, doanh nghiệp đang sử dụng hệ thống máy móc hiện đại, đáp ứng nhu cầu sản xuất để đưa ra các sản phẩm chất lượng phục vụ thị trường trong nước và quốc tế. Thương hiệu “Bản Cacao” đã có chỗ đứng trên thị trường trong nước và quốc tế. Sản phẩm do Bản Cacao sản xuất đã có mặt trên các kệ hàng của cửa hàng đặc sản tại các thành phố lớn như: Đà Lạt, Bảo Lộc, Phú Quốc, TP. Hồ Chí Minh, Nha Trang, Hội An, Hà Nội. Đồng thời, Bản Cacao còn có các cửa hàng online trên các nền tảng website, facebook, shopee, Lazada, tiktok.

Ngoài ra, Công ty TNHH Bản Cacao còn cung cấp các nguyên liệu cacao cho các nhà máy sản xuất trong nước và quốc tế, đặc biệt là thị trường châu Á.

Từ một cơ sở nhỏ, mới thành lập năm 2023 đến nay doanh nghiệp Bản Cacao đã tạo công ăn việc làm ổn định cho hơn 20 lao động địa phương, trong đó hoàn toàn 100% là người dân tộc thiểu số. Thu nhập trung bình của công nhân đã tăng từ 2 triệu đồng/tháng lên 5 triệu đồng/tháng. Nhờ đó, đời sống kinh tế của nhiều hộ gia đình đã được cải thiện rõ rệt.

Lê Sơn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Lâm Đồng

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Nông sản Sơn La nâng cao giá trị, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc

Nông sản Sơn La nâng cao giá trị, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc

Bằng việc xây dựng mã số vùng trồng bài bản, tăng cường liên kết chuỗi, nông sản Sơn La đã và đang ngày càng nâng cao giá trị.
Huyện Bắc Yên – Sơn La: bộ mặt nông thôn thay đổi nhờ nguồn vốn chính sách giảm nghèo

Huyện Bắc Yên – Sơn La: bộ mặt nông thôn thay đổi nhờ nguồn vốn chính sách giảm nghèo

Bộ mặt nông thôn huyện Bắc Yên – Sơn La có nhiều thay đổi nhờ nguồn vốn từ Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Huyện Thuận Châu – Sơn La Chương trình 1719 giúp thay đổi đời sống người dân vùng dân tộc thiểu số

Huyện Thuận Châu – Sơn La Chương trình 1719 giúp thay đổi đời sống người dân vùng dân tộc thiểu số

Nhờ sử dụng hiệu quả nguồn vốn từ Chương trình 1719, đời sống của người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số huyện Thuận Châu có nhiều đổi thay.
Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh phát triển du lịch huyện miền núi A Lưới

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh phát triển du lịch huyện miền núi A Lưới

Huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế đẩy mạnh phát triển hạ tầng, phát huy giá trị văn hoá, cảnh quan… để phát triển du lịch sinh thái, cộng đồng.

Tin cùng chuyên mục

Sơn La: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Nhiều năm qua, việc phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã mang lại diện mạo mới cho du lịch Sơn La.
Sơn La tăng cường chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản

Sơn La tăng cường chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản

Các doanh nghiệp, HTX, hộ nông dân vùng đồng bào dân tộc tỉnh Sơn La đã ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất, kinh doanh, tăng cường tiêu thụ nông sản.
Sơn La dành nguồn lực lớn cho chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc

Sơn La dành nguồn lực lớn cho chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc

Trong quá trình chuyển đổi số, lĩnh vực công tác dân tộc được tỉnh Sơn La ưu tiên, với nhiều đề án riêng để thực hiện.
Thừa Thiên Huế: Nỗ lực đưa huyện miền núi A Lưới thoát nghèo

Thừa Thiên Huế: Nỗ lực đưa huyện miền núi A Lưới thoát nghèo

Xác định rõ nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể, sau 3 năm triển khai các chương trình A Lưới (Thừa Thiên Huế) đã thoát khỏi danh sách các huyện nghèo cả nước.
Thừa Thiên Huế: Công bố quyết định công nhận huyện A Lưới thoát nghèo

Thừa Thiên Huế: Công bố quyết định công nhận huyện A Lưới thoát nghèo

Ngày 6/9, tại huyện A Lưới, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện A Lưới thoát nghèo năm 2024.
Sâm Ngọc Linh Sơn La: Tạo sinh kế bền vững cho bà con đồng bào dân tộc

Sâm Ngọc Linh Sơn La: Tạo sinh kế bền vững cho bà con đồng bào dân tộc

Không chỉ tạo ra sản phẩm giá trị cao, tốt cho sức khoẻ, Công ty TNHH MTV Đầu tư xây dựng Thành Long còn tạo sinh kế ổn định cho bà con dân tộc Mông địa phương.
Lào Cai: Tích cực giúp người dân tiếp cận thông tin để giảm nghèo hiệu quả

Lào Cai: Tích cực giúp người dân tiếp cận thông tin để giảm nghèo hiệu quả

Thời gian qua, Lào Cai nỗ lực triển khai nhiều giải pháp để người dân được tiếp cận nguồn thông tin hữu ích, thay đổi nhận thức, chủ động vươn lên thoát nghèo.
Sơn La: Điện về sáng bản, sáng làng

Sơn La: Điện về sáng bản, sáng làng

Thực hiện chương trình cấp điện nông thôn, đến nay điện lưới quốc gia đang tỏa sáng trên khắp các bản, làng vùng cao, vùng sâu trên địa bàn tỉnh Sơn La.
Sơn La: Tìm đầu ra ổn định cho chè shan tuyết Tô Múa

Sơn La: Tìm đầu ra ổn định cho chè shan tuyết Tô Múa

Ở xã Tô Múa, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La, các doanh nghiệp đã đẩy mạnh liên kết với người dân nhằm tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm chè shan tuyết Tô Múa.
Công nghệ số đưa nông sản Lạng Sơn vươn ra

Công nghệ số đưa nông sản Lạng Sơn vươn ra 'biển lớn'

Hình ảnh người nông dân Xứ Lạng livestream bán na và các nông sản đặc sản của tỉnh không còn là điều xa lạ với người dùng mạng xã hội tại Việt Nam.
Lạng Sơn đẩy mạnh hoạt động hội chợ triển lãm, tạo cầu nối mở rộng thị trường nông sản

Lạng Sơn đẩy mạnh hoạt động hội chợ triển lãm, tạo cầu nối mở rộng thị trường nông sản

Xác định hội chợ triển lãm là kênh xúc tiến thương mại mang lại hiệu quả cao, Lạng Sơn đã và đang đẩy mạnh hoạt động này
Lễ hội Ớt A Riêu: Đưa đặc sản Quảng Nam đến với du khách

Lễ hội Ớt A Riêu: Đưa đặc sản Quảng Nam đến với du khách

Lễ hội Ớt A Riêu giới thiệu, quảng bá du lịch các đặc sản miền núi, đặc biệt là sản phẩm ớt A Riêu của tỉnh Quảng Nam, đến với du khách.
Người phụ nữ đam mê

Người phụ nữ đam mê 'giữ lửa' cho văn hoá Thái

Đến với Chiềng Pằn, hỏi nghệ nhân Lò Thị Xuân, nhiều người sẽ kể cho bạn nghe về một người phụ nữ đam mê 'giữ lửa' cho văn hóa Thái.
Thừa Thiên Huế: Huyện A Lưới cần đẩy nhanh các Chương trình mục tiêu quốc gia

Thừa Thiên Huế: Huyện A Lưới cần đẩy nhanh các Chương trình mục tiêu quốc gia

Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế yêu cầu huyện miền núi A Lưới đẩy nhanh tiến độ triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia tại địa phương.
Hà Giang: Nâng cao sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số

Hà Giang: Nâng cao sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số

"Cho cần câu chứ không tặng con cá", cách làm này đã giúp nhiều chị em phụ nữ dân tộc thiểu số ở Hà Giang cải thiện sinh kế, từng bước thoát nghèo.
Lai Châu: Mục tiêu đưa Sìn Hồ trở thành trung tâm du lịch của miền núi phía Bắc

Lai Châu: Mục tiêu đưa Sìn Hồ trở thành trung tâm du lịch của miền núi phía Bắc

Huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu có nhiều tiềm năng, lợi thế trong phát triển nông, lâm nghiệp gắn với du lịch… địa phương đang tìm các ý tưởng, giải pháp.
Thái Nguyên: Hiệu quả từ những chính sách đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thái Nguyên: Hiệu quả từ những chính sách đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thu hẹp khoảng cách vùng, miền Thái Nguyên đang tích cực triển khai đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Thừa Thiên Huế: Phát triển du lịch tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số

Thừa Thiên Huế: Phát triển du lịch tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Nam Đông và A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng.Qua đó tạo công ăn việc làm, sinh kế, thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Lai Châu: Diễn ra Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số huyện Phong Thổ

Lai Châu: Diễn ra Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số huyện Phong Thổ

Sáng nay (24/5), huyện Phong Thổ (Lai Châu) đã long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV năm 2024.
Khích lệ đồng bào dân tộc thiểu số tham gia bảo tồn bản sắc văn hóa

Khích lệ đồng bào dân tộc thiểu số tham gia bảo tồn bản sắc văn hóa

Thông qua việc xây dựng 4 câu lạc bộ sinh hoạt văn hoá dân gian nhằm khích lệ đồng bào dân tộc thiểu số tham gia bảo tồn bản sắc văn hóa.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động