Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Cụm dân cư tự phát Suối Cạn tại xã Ia Sol (huyện Phú Thiện, Gia Lai) đã thoát cảnh sống biệt lập hơn 40 năm qua, sau khi được di dời sang nơi ở mới.
Du lịch cộng đồng - “Đòn bẩy” phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số Gia Lai Vai trò người uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số Gia Lai Giá tăng kỷ lục, cà phê xuất khẩu chiếm 80% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Gia Lai

Mặc dù cách trung tâm huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) chừng 5km, nhưng cụm dân cư tự phát Suối Cạn (xã Ia Sol) từng như một thế giới biệt lập vì đường sá trắc trở, thường bị cô lập mỗi khi mưa lớn. Những căn nhà lụp xụp, bốn bề che chắn tạm bợ bằng những tấm tôn mỏng cũ nát. Đói nghèo, lạc hậu cứ thế kéo dài dai dẳng hàng chục năm qua. Nhưng giờ đây, những ngày tháng khó khăn đó của họ sắp được khép lại khi huyện triển khai dự án di dời về nơi ở mới. Sau một thời gian ngưng trệ, những căn nhà kiên cố bắt đầu được đặt viên gạch đầu tiên, tiếp thêm hy vọng cho người dân về một cuộc sống ổn định hơn.

Họ từng sống biệt lập với bên ngoài

Khoảng hơn 40 năm về trước, để kiếm kế sinh nhai, một nhóm người dân tại huyện Phú Thiện đã chuyển nhà vào sinh sống ở vùng Suối Cạn (xã Ia Sol, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai).

Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng ‘biệt lập’
Sau khi chuyển về nơi ở mới, gia đình chị Ksor H’ Neo dựng nhà tạm để ở.

Người dân đến đây ban đầu là phát nương làm rẫy, rồi dần dần một vài nóc nhà mọc lên. Cũng từ đó, sau chừng hàng chục năm, ngôi làng tự phát này đã có tới 38 hộ với 145 khẩu sinh sống đều là người dân tộc thiểu số Jrai.

Khu dân cư Suối Cạn như một thế giới biệt lập bởi đường sá trắc trở. Đặc biệt, vào mùa mưa, lũ, khu vực này thường xuyên bị cô lập hoàn toàn với khu vực bên ngoài bởi nước ở Suối Cạn dâng cao và chảy xiết, ảnh hưởng rất lớn đến việc đi lại, cuộc sống, sinh hoạt của các hộ dân tại khu vực.

Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập
Gia đình chị Ksor H’ Neo rất kỳ vọng vào nơi ở mới.

Thiếu cơ sở hạ tầng thiết yếu, người dân sống trong cảnh “4 không” (không điện-đường-trường-trạm). Những căn nhà lụp xụp, xiêu vẹo, bốn bề che chắn tạm bợ bằng những tấm tôn mỏng cũ nát. Đói nghèo, lạc hậu cứ thế như một sự hiển nhiên. Người lớn khổ đã đành, mấy đứa trẻ cũng phải chịu chung số phận. Chuyện học hành của con trẻ ở đây bị bỏ bê theo cuộc mưu sinh của người lớn. Tỷ lệ nghỉ học, mù chữ, tái mù chữ rất cao gắn với cuộc sống đói nghèo, lạc hậu.

Ngồi trong căn nhà tạm ở khu dân cư mới, chị Ksor H’ Neo (39 tuổi) nhớ về những ngày tháng gia đình 6 người phải chen chúc trong ngôi nhà thưng bằng tôn mỏng cũ rích. Chị H’ Neo cho biết, chị sinh ra và lớn lên ở Suối Cạn nên chứng kiến gần như hết những khó khăn của dân làng nơi đây. Từ khi nhà nước thông báo di dời sang nơi ở mới, chị và mọi người rất vui mừng vì sắp thoát cảnh chạy mưa, chạy nắng, con cháu được tiếp cận gần hơn với ánh sáng tri thức.

"Gia đình tôi chuyển về khu mới từ cuối tháng 7. Vì chưa có nhà nên tôi mượn một xe cát để đắp nền, tận dụng những vật liệu ở nhà cũ để dựng nhà ở tạm. Mai mốt nhà mới xây xong, vợ chồng tôi đi hái tiêu, hái cà thuê kiếm tiền trả lại tiền xe cát đã mượn" - chị H' Neo tâm sự.

Cũng theo chị H' Neo, nhà chị bắt đầu đào móng và xây đã được 2 tuần và hiện đang trong giai đoạn hoàn thiện. Để mau có nhà mới, chồng và con rể cùng hai con gái của chị không đi làm, góp công cùng với bên xây dựng để làm nhà.

Kỳ vọng về nơi ở mới

Sau hơn 2 tháng ở trong căn nhà tạm dựng bằng những vật liệu tận dụng của ngôi nhà cũ, anh Siu Diếu (34 tuổi) cùng các con của mình đang đào móng cho ngôi nhà kiên cố sắp được đặt những viên gạch đầu tiên.

Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Gia đình anh Siu Diếu đang đào đất để chuẩn bị đổ móng cho căn nhà kiên cố.

Anh Siu Diếu cho biết, gia đình 4 người chuyển về khu dân cư mới từ hồi tháng 7/2024. Về đây chưa có nhà để ở nên anh và mọi người tận dụng những vật liệu cũ dời từ căn nhà cũ đem về dựng làm nhà tạm. Hễ cứ mưa là nước tràn vào nhà, dột lỗ chỗ không ở được. Đèn cũng chưa có nên anh Diếu phải sử dụng đèn năng lượng mặt trời để thắp sáng.

“Sau 2 tháng chờ đợi, chính quyền địa phương đã bắt đầu xây dựng nhà cho chúng tôi. Vậy là tết này, vợ chồng tôi và 2 con đã có nhà kiên cố để ở, không còn lo cảnh mưa, nắng trên đầu nữa. Gia đình tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc” - anh Siu Diếu bộc bạch.

Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập
Công bố bản đồ quy hoạch cụm dân cư Suối Cạn, xã Ia Sol, huyện Phú Thiện, Gia Lai.
Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng ‘biệt lập’
Đơn vị thi công và người dân cố gắng hoàn thiện 38 căn nhà trước Tết nguyên đán 2025.

Với mục tiêu di dời 38 hộ tại cụm dân cư Suối Cạn đến nơi ở mới để ổn định cuộc sống, tháng 9/2023, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phú Thiện triển khai Dự án bố trí, ổn định dân cư vùng thiên tai Suối Cạn. Dự án được xây dựng trên diện tích 3,8 ha với các hạng mục nhà ở, hệ thống điện, đường giao thông, công trình cấp nước sinh hoạt. Tổng mức đầu tư dự kiến hơn 21 tỷ đồng từ nguồn vốn trung ương và ngân sách tỉnh. Theo kế hoạch, dự án sẽ hoàn thành vào tháng 5/2024. Tuy nhiên đến nay, giai đoạn 2 của dự án mới bắt đầu thực hiện.

Trao đổi với phóng viên, ông Phan Văn Vinh - Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phú Thiện - cho biết, việc thực hiện bố trí ổn định dân cư vùng thiên tai Suối Cạn nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai, giúp người dân tiếp cận bình đẳng với các dịch vụ xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của người dân.

Việc hoàn thành dự án là nhiệm vụ cấp bách, song trong quá trình triển khai dự án, vẫn đang thiếu vốn để hoàn thiện các hạng mục còn lại như nhà ở, đường nội bộ khu tái định cư, hạ tầng kỹ thuật cấp thoát nước. Địa phương đã có văn bản gửi UBND tỉnh Gia Lai và các sở, ngành sớm bố trí kinh phí giai đoạn 2 nhằm thực hiện các hạng mục còn lại của dự án; đồng thời có định mức hỗ trợ trực tiếp cho các hộ dân thuộc đối tượng thụ hưởng của dự án theo quy định. Tuy nhiên, đến nay, vẫn chưa nhận được nguồn vốn từ tỉnh cấp.

Cũng theo ông Vinh, toàn dự án có tổng 38 căn nhà kiên cố, hiện đã xây gần xong 6 căn, đơn vị thi công đang cố gắng gấp rút hoàn thiện 32 căn nhà còn lại trước Tết nguyên đán để cho bà con có chỗ ở, an tâm ổn định cuộc sống.

Bài và ảnh Hiền Mai
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Gia Lai

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Xây dựng thương hiệu sản phẩm miền núi: Chuyên gia khuyến nghị

Xây dựng thương hiệu sản phẩm miền núi: Chuyên gia khuyến nghị

Muốn sản phẩm của bà con dân tộc thiểu số và miền núi có chỗ đứng trên thị trường, xây dựng và phát triển thương hiệu là con đường buộc phải đi.
Hoà Bình: Thổ cẩm, cam rừng và những phiên chợ

Hoà Bình: Thổ cẩm, cam rừng và những phiên chợ 'mở lối' xuống miền xuôi

Hòa Bình triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi, trong đó chú trọng đầu ra cho nông sản địa phương.
Nông sản miền núi: Bắt nhịp tiêu dùng xanh, tăng sức mua

Nông sản miền núi: Bắt nhịp tiêu dùng xanh, tăng sức mua

Trước xu hướng tiêu dùng xanh, nông sản miền núi cần khơi thông điểm nghẽn nhằm tăng sức tiêu thụ, đến gần hơn với người tiêu dùng.
Longform | Vụ vải thiều 2025: Đặc sản miền núi bứt phá thị trường toàn cầu

Longform | Vụ vải thiều 2025: Đặc sản miền núi bứt phá thị trường toàn cầu

Năm 2025, vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang) tiếp tục khẳng định là một trong những đặc sản miền núi hàng đầu Việt Nam, chinh phục thị trường trong và ngoài nước.
Mở lối trên lưng núi - du lịch

Mở lối trên lưng núi - du lịch 'cõng' nông sản đi xa

Du lịch trải nghiệm không chỉ mở đường cho du khách đến với vùng cao, mà còn là “đôi chân” đưa nông sản miền núi vượt núi đèo, bước ra thị trường lớn.

Tin cùng chuyên mục

Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Chợ miền núi không chỉ là nơi giao thương buôn bán, mà là không gian sinh hoạt văn hóa, bản sắc của các cộng đồng dân tộc thiểu số.
Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Từ lợi thế có nhiều cảnh quan thiên nhiên tráng lệ, đa dạng văn hoá của đồng bào dân tộc thiểu số, Cao Bằng đang biến du lịch thành lực đẩy phát triển kinh tế.
Chợ miền núi Bắc Kạn:

Chợ miền núi Bắc Kạn: 'Khơi thông' dòng chảy hàng hoá

Không chỉ là nơi mua bán, chợ miền núi ở Bắc Kạn là không gian văn hóa cộng đồng, nhưng việc thiếu vốn và khó hút đầu tư đang khiến nhiều chợ xuống cấp.
Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Logistics nông sản tại khu vực miền núi là mắt xích then chốt nhưng cũng là "nút thắt cổ chai" trên hành trình đưa nông sản Việt vươn ra thị trường rộng lớn.
Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Những sản phẩm đặc trưng như miến đao, quế hữu cơ, mật ong bạc hà, sâm khoai... được bà con dân tộc thiểu số đưa lên “chợ mạng” thu về hàng tỷ đồng mỗi năm.
Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Tỉnh Đắk Lắk đang chủ động mở rộng đầu ra cho sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, tạo nền tảng vững chắc cho phát triển kinh tế bền vững.
Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Các địa phương trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã không ngừng nỗ lực thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc, từng bước đưa diện mạo nông thôn chuyển mình.
Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Làng Canh Tiến, xã Canh Liên - xã "vùng lõm" cuối cùng đã được cấp điện, đánh dấu mốc 100% hộ dân toàn tỉnh Bình Định được sử dụng điện lưới quốc gia.
Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Nông sản sạch không chỉ nâng cao thu nhập mà còn thay đổi tư duy cũ, mở lối đi bền vững cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi.
Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Chính sách hỗ trợ thiết thực cùng quyết tâm của bà con dân tộc thiểu số ở miền núi đã và đang tạo nên những thương hiệu sản phẩm ngày một mạnh.
Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Tại HTX Chè Thịnh An không chỉ làm chè mà còn làm văn hóa. Không chỉ bán sản phẩm, mà xây dựng cả câu chuyện về vùng đất chè nổi tiếng của Việt Nam.
Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Bằng nhiều giải pháp xúc tiến thương mại, tỉnh Thái Nguyên đang từng bước tháo gỡ nút thắt “đầu ra” cho sản phẩm của đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Từ chợ truyền thống đến thương mại hiện đại, Bình Định đang dồn lực tìm đầu ra ổn định cho các sản phẩm đặc trưng vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Dược liệu Quảng Nam: Từ sinh kế vùng cao đến trung tâm công nghiệp dược liệu quốc gia

Dược liệu Quảng Nam: Từ sinh kế vùng cao đến trung tâm công nghiệp dược liệu quốc gia

Dược liệu Quảng Nam đần trở thành sinh kế thoát nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số, mở ra cơ hội phát triển công nghiệp chế biến dược liệu quy mô lớn.
VCAMart:

VCAMart: 'Cú hích' cho nông sản vùng dân tộc thiểu số

Từ bản làng tới bàn ăn thành thị, VCAMart đang mở đường cho nông sản đồng bào dân tộc thiểu số miền núi “bắt sóng” số hóa, gia nhập sân chơi thương mại điện tử.
‘Bắc cầu’ thị trường cho nông sản vùng cao: Khơi thông từ chính sách tới hành động

‘Bắc cầu’ thị trường cho nông sản vùng cao: Khơi thông từ chính sách tới hành động

Thời gian qua, Bộ Công Thương đã triển khai nhiều giải pháp từ chính sách đến hành động nhằm tạo dựng thị trường cho nông sản vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Long nhãn Sơn La -

Long nhãn Sơn La - 'vàng ngọt' của núi rừng Tây Bắc

Cùng với trái nhãn đã làm nên thương hiệu, sản phẩm long nhãn Sơn La cũng là một sản phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng, làm đa dạng sản phẩm địa phương.
Chè Shan tuyết - ‘vàng xanh’ trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Chè Shan tuyết - ‘vàng xanh’ trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Được mệnh danh là “vàng xanh” của vùng đất khó Hà Giang, chè Shan tuyết đang giúp bà con dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh nâng cao thu nhập, giảm nghèo.
Mật ong Cao Bằng: ‘Gieo’ thương hiệu, ‘gặt’ đầu ra bền vững

Mật ong Cao Bằng: ‘Gieo’ thương hiệu, ‘gặt’ đầu ra bền vững

Để phát triển bền vững, việc xây dựng thương hiệu và tìm kiếm đầu ra ổn định cho sản phẩm mật ong được tỉnh Cao Bằng xác định là việc vô cùng cấp thiết.
Tập livestream bán hàng, phụ nữ Cơ Tu đưa thẳng hàng lên kệ siêu thị

Tập livestream bán hàng, phụ nữ Cơ Tu đưa thẳng hàng lên kệ siêu thị

Tập livestream bán hàng… phụ nữ Cơ Tu tại tỉnh Quảng Nam, Huế dần tận dụng mạng xã hội thành kênh quảng bá, tiêu thụ nông đặc sản miền núi hiệu quả.
Mobile VerionPhiên bản di động