Tuyên Quang: Đẩy mạnh kết nối cung- cầu hàng hóa nông sản với các địa phương

Kết nối cung - cầu là ''chìa khóa'' để các doanh nghiệp, Hợp tác xã tại Tuyên Quang tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường, giảm bớt áp lực đầu ra cho hàng hóa.
Đà Nẵng và Tuyên Quang bắt tay kết nối cung cầu hàng hóa Tuyên Quang: Xúc tiến thương mại gắn kết quảng bá du lịch, văn hóa Tuyên Quang: Lần đầu xuất khẩu sản phẩm OCOP sang Vương quốc Anh

Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với việc cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn, đến nay, tỉnh Tuyên Quang đã có 248 sản phẩm OCOP đạt chứng nhận từ 3 sao trở lên. Các sản phẩm được công nhận, xếp hạng OCOP được ưu tiên giới thiệu trong các hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại, hỗ trợ đưa lên các sàn giao dịch điện tử, kết nối liên kết tiêu thụ sản phẩm an toàn trên nhiều sàn thương mại điện tử như: Sendo, Voso, PostMart, Cuccu, Shopee…

Tuy nhiên, các hoạt động xúc tiến thương mại tại tỉnh Tuyên Quang còn nhiều hạn chế, việc tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm tại khu vực nông thôn còn nhiều khó khăn. Vì vậy, kết nối cung - cầu là một trong những giải pháp thiết thực, "chìa khóa" để các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường, giảm bớt áp lực đầu ra cho hàng hóa.

Tuyên Quang: Đẩy mạnh kết nối cung- cầu hàng hóa nông sản với các địa phương
Đoàn công tác của Sở Công Thương Tuyên Quang khảo sát, đánh giá sản phẩm, hỗ trợ doanh nghiệp trong tiêu thụ sản phẩm. Ảnh: Sở Công Thương Tuyên Quang

Từ năm 2022 đến nay, Sở Công Thương Tuyên Quang đã tổ chức các Hội nghị xúc tiến thương mại và Hội chợ OCOP tại tỉnh Tuyên Quang. Nổi bật năm 2024, đơn vị đã tổ chức thành công Hội nghị kết nối cung - cầu hàng hóa tại TP. Đà Nẵng và TP. Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Qua việc kết nối hai chiều, các doanh nghiệp, HTX của Tuyên Quang và các tỉnh, thành phố trong cả nước có điều kiện gặp gỡ, chia sẻ kinh nghiệm, tìm hiểu thông tin thị trường; thúc đẩy sản xuất, phát triển hệ thống phân phối, phục vụ nhu cầu tiêu dùng đa dạng của các tỉnh, thành phố và đẩy mạnh xuất khẩu.

Bên cạnh đó, Sở Công Thương Tuyên Quang cũng kết nối các đơn vị tham gia Hội chợ Công Thương vùng Tây Bắc - Điện Biên năm 2024 tại tỉnh Điện Biên; phối hợp tổ chức Hội nghị kết nối giao thương, tiêu thụ sản phẩm giữa tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Kon Tum…

Việc kết nối cung - cầu hàng hóa thông qua các sự kiện là biện pháp tích cực, tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân tiêu thụ sản phẩm. Qua các lần tổ chức, những chương trình xúc tiến thương mại, kết nối cung - cầu ngày càng chuyên sâu và chuyên nghiệp hơn. Các nhà cung ứng, phân phối được tiếp xúc trực tiếp, trao đổi những vấn đề cụ thể về sản phẩm, số lượng hàng, hình thức thu mua, chế biến, bao tiêu…

Từ đầu năm đến nay, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng với những hoạt động tích cực trong việc xúc tiến thương mại, kết nối cung - cầu hàng hóa đã góp phần thúc đẩy các hoạt động thương mại và kinh doanh dịch vụ trên địa bàn tỉnh đạt được mức tăng trưởng khá cao.

Hội nghị kết nối giữa doanh nghiệp với nhà sản xuất là cầu nối quan trọng để quảng bá, giới thiệu sản phẩm, tiếp cận thị trường rộng rãi hơn. Ông Đỗ Thanh Kim, Phó Giám đốc Hợp tác xã Nông sản hữu cơ Bình Minh, thôn Nhùng Dàm, xã Tứ Quận (Yên Sơn) - cho biết: “Được sự hỗ trợ của Sở Công Thương tham gia trưng bày, giới thiệu sản phẩm tại các hội chợ triển lãm, Hội nghị kết nối cung - cầu trong và ngoài tỉnh đã giúp HTX được tiếp cận, học hỏi kinh nghiệm với nhiều đối tác, bạn hàng mới trên cả nước. HTX đã ký kết được nhiều đơn hàng với các siêu thị và các kênh phân phối mới giúp đưa hàng hóa đến nhiều kênh bán lẻ. Mới đây, sản phẩm Trà ổi, Hoa đu đủ đực ngâm mật ong của HTX là hai trong 6 sản phẩm OCOP của tỉnh Tuyên Quang vừa được xuất khẩu sang thị trường Vương quốc Anh”.

Hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thảo dược từ thiên nhiên, Công ty TNHH Thảo dược Tuệ Tâm đã không ngừng khẳng định vị thế qua mỗi sản phẩm. Bà Bàn Thị Liên - Giám đốc Công ty TNHH Thảo dược Tuệ Tâm - chia sẻ, những năm gần đây, công ty luôn nhận được sự hỗ trợ kết nối tiêu thụ sản phẩm từ Sở Công Thương, Trung tâm Khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp và các sở, ngành của tỉnh Tuyên Quang.

Tháng 4 vừa qua, thông qua Hội nghị kết nối cung - cầu hàng hóa giữa tỉnh Tuyên Quang và TP. Đà Nẵng, đơn vị được ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với Công ty TNHH MTV TMDV Siêu thị Coopmart Đà Nẵng. Đây là hệ thống siêu thị thuần Việt lâu đời nhất Việt Nam được nhiều khách hàng tín nhiệm và tin dùng. Công ty mong muốn được tham gia nhiều hội nghị kết nối để đưa sản phẩm vào các siêu thị lớn, các kênh bán lẻ hiện đại.

Hoạt động kết nối cung – cầu hàng hóa giữa các địa phương trên cả nước đã trở thành một hoạt động thường niên quan trọng giúp tìm kiếm đầu ra một cách phù hợp, hiệu quả cho các sản phẩm của tỉnh. Thực tế cho thấy, từ các chương trình xúc tiến thương mại, kết nối cung - cầu, các cơ sở sản xuất, HTX, doanh nghiệp đã nắm bắt được nhu cầu thị hiếu của thị trường, đầu tư mở rộng quy mô sản xuất.; không ngừng đa dạng mẫu mã, kiểu dáng, chủng loại sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm, ký kết được nhiều hợp đồng, tăng doanh thu và lợi nhuận, tạo thêm nhiều việc làm cho người dân địa phương. Mặt khác, chương trình kết nối cung - cầu còn khuyến khích, tạo điều kiện xây dựng vùng nguyên liệu, sản xuất thực phẩm theo tiêu chuẩn an toàn, góp phần nâng cao chất lượng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân cũng như yêu cầu thị trường trong quá trình hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng.

Đã có những tín hiệu vui khi những mặt hàng mang thương hiệu xứ Tuyên không chỉ dừng lại ở phạm vi trong tỉnh. Tuy nhiên, các doanh nghiệp vẫn phải tiếp tục đổi mới sản phẩm, nâng cao chất lượng, quảng bá sản phẩm. Từ đó, xây dựng chiến lược phù hợp, hình thành chuỗi sản xuất, cung ứng bền vững, hiệu quả.

Đức Lâm
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Kết nối cung-cầu

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Mật ong Cao Bằng: ‘Gieo’ thương hiệu, ‘gặt’ đầu ra bền vững

Mật ong Cao Bằng: ‘Gieo’ thương hiệu, ‘gặt’ đầu ra bền vững

Để phát triển bền vững, việc xây dựng thương hiệu và tìm kiếm đầu ra ổn định cho sản phẩm mật ong được tỉnh Cao Bằng xác định là việc vô cùng cấp thiết.
Tập livestream bán hàng, phụ nữ Cơ Tu đưa thẳng hàng lên kệ siêu thị

Tập livestream bán hàng, phụ nữ Cơ Tu đưa thẳng hàng lên kệ siêu thị

Tập livestream bán hàng… phụ nữ Cơ Tu tại tỉnh Quảng Nam, Huế dần tận dụng mạng xã hội thành kênh quảng bá, tiêu thụ nông đặc sản miền núi hiệu quả.
Nông sản Đắk Lắk: Từ đất đỏ bazan vươn tầm thế giới

Nông sản Đắk Lắk: Từ đất đỏ bazan vươn tầm thế giới

Quảng bá để tăng hiệu quả tiêu thụ là giải pháp Đắk Lắk triển khai nhằm nâng cao giá trị cho nông sản của bà con vùng dân tộc thiểu số địa phương.
Hương hồi Bình Liêu: Từ chợ quê lên kệ hàng thành phố

Hương hồi Bình Liêu: Từ chợ quê lên kệ hàng thành phố

Là tinh hoa của núi rừng, hương hồi Bình Liêu từ chợ vùng cao đã vươn xa lên nhiều kệ hàng thành phố, đến với người tiêu dùng cả nước.
Yên Bái ‘mở lối’ cho hàng hóa vùng cao vươn xa

Yên Bái ‘mở lối’ cho hàng hóa vùng cao vươn xa

Là tỉnh miền núi phía Bắc với hơn 50% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số Yên Bái đã không ngừng nỗ lực trong việc hỗ trợ bà con sản xuất và tiêu thụ hàng hoá.

Tin cùng chuyên mục

Chè Shanam: Tinh hoa từ những búp chè cổ thụ Tà Xùa

Chè Shanam: Tinh hoa từ những búp chè cổ thụ Tà Xùa

Tự hào với những vùng chè cổ thụ trăm năm tuổi, chè Shanam từ Tà Xùa mang những điểm đặc biệt, kết tụ tinh hoa từ thiên nhiên và bàn tay đồng bào Mông Sơn La.
Viện trưởng AIT: Du lịch phiên bản 2025 ‘Một chuyến đi – nghìn đơn hàng’

Viện trưởng AIT: Du lịch phiên bản 2025 ‘Một chuyến đi – nghìn đơn hàng’

Du lịch cộng đồng hiện nay không chỉ đơn thuần là khám phá vẻ đẹp thiên nhiên, văn hoá mà còn là kênh thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa vùng dân tộc thiểu số bền vững.
Longform | Sơn La: Cà phê Bích Thao và hành trình xây dựng thương hiệu

Longform | Sơn La: Cà phê Bích Thao và hành trình xây dựng thương hiệu

Thương hiệu cà phê Bích Thao – hạt cà phê Arabica Sơn La đã trở thành một trong những thương hiệu rạng danh thị trường thế giới.
Cao Bằng: Nhiều giải pháp tiêu thụ nông sản cho bà con dân tộc

Cao Bằng: Nhiều giải pháp tiêu thụ nông sản cho bà con dân tộc

Tăng cường xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu nông sản; đầu tư cải tạo và xây mới chợ… Đó là những giải pháp Cao Bằng triển khai nhằm tiêu thụ nông sản.
Thái Nguyên: Phát triển sản phẩm thế mạnh vùng dân tộc gắn với du lịch

Thái Nguyên: Phát triển sản phẩm thế mạnh vùng dân tộc gắn với du lịch

Gắn phát triển sản phẩm thế mạnh vùng dân tộc với phát triển du lịch là giải pháp Thái Nguyên triển khai nhằm nâng cao giá trị sản phẩm.
Nâng tầm thương hiệu cà phê Việt trên đất đỏ Tây Nguyên

Nâng tầm thương hiệu cà phê Việt trên đất đỏ Tây Nguyên

Tự hào là vùng đất cho ra loại cà phê ngon nhất thế giới, từ chỗ xuất thô, hiện nay, cà phê Tây Nguyên ngày càng được nâng tầm thương hiệu, khẳng định vị thế.
Trồng nấm đông trùng hạ thảo: Mô hình thoát nghèo của bà con vùng núi Lai Châu

Trồng nấm đông trùng hạ thảo: Mô hình thoát nghèo của bà con vùng núi Lai Châu

Mô hình trồng nấm đông trùng hạ thảo được bà con khu vực miền núi Lai Châu trồng và quảng bá sản phẩm đang phát huy hiệu quả, mang lại giá trị kinh tế cao.
Người dân xã đạt chuẩn nông thôn mới ở huyện miền núi Quảng Nam: Còn nhiều tâm tư

Người dân xã đạt chuẩn nông thôn mới ở huyện miền núi Quảng Nam: Còn nhiều tâm tư

Lên nông thôn mới, nhưng người dân xã Tabhing (huyện Nam Giang, Quảng Nam) lại có nhiều tâm tư, vướng mắc.
‘Vàng xanh’ trên đỉnh non ngàn

‘Vàng xanh’ trên đỉnh non ngàn

Những cây chè cổ thụ trên đỉnh non ngàn được ví như “vàng xanh” của bà con đồng bào dân tộc thiểu số nhờ những giá trị quý giá hiếm sản phẩm nào có được.
Đưa sản phẩm của bà con dân tộc thiểu số lên ‘sàn’

Đưa sản phẩm của bà con dân tộc thiểu số lên ‘sàn’

Hỗ trợ quảng bá, tiêu thụ sản phẩm của bà con dân tộc thiểu số trên các sàn thương mại điện tử đang được tỉnh Yên Bái tích cực triển khai.
Chợ miền núi: Không chỉ là nơi tiêu thụ hàng hoá!

Chợ miền núi: Không chỉ là nơi tiêu thụ hàng hoá!

Chợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi không chỉ là nơi tiêu thụ hàng hoá cho bà con mà còn là nơi kể lại câu chuyện văn hoá, phát triển du lịch.
Kể câu chuyện văn hoá vùng miền nhờ thương mại điện tử

Kể câu chuyện văn hoá vùng miền nhờ thương mại điện tử

Câu chuyện văn hoá vùng miền được kể lại trên sàn thương mại điện tử sẽ giúp tăng giá trị các sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Miến dong Cao Bằng khẳng định thương hiệu

Miến dong Cao Bằng khẳng định thương hiệu

Đầu tháng 1/2025, 4 tấn miến dong của Hợp tác xã Nông sản Tân Việt Á (tỉnh Cao Bằng) đã được xuất khẩu sang Mỹ, một lần nữa khẳng định chất lượng sản phẩm này.
Lạng Sơn: Mở rộng kênh tiêu thụ cho nông sản thế mạnh

Lạng Sơn: Mở rộng kênh tiêu thụ cho nông sản thế mạnh

Bà con đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Lạng Sơn có nhiều nông sản thế mạnh. Sở Công Thương đã triển khai nhiều giải pháp để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm.
Bắc Kạn: Phát triển hạ tầng thương mại để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc

Bắc Kạn: Phát triển hạ tầng thương mại để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc

Tỉnh Bắc Kạn đã và đang hoàn thiện cơ sở hạ tầng thương mại nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn.
Rộng mở đầu ra cho nông sản hữu cơ miền núi

Rộng mở đầu ra cho nông sản hữu cơ miền núi

Các sản phẩm nông sản hữu cơ của bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi như cà phê, chè, mật ong… ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng.
Dâu tây Sơn La cất cánh cùng Vietnam Airlines

Dâu tây Sơn La cất cánh cùng Vietnam Airlines

Cùng với quả nhãn, mận hậu, quả dâu tây của bà con dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La đã “sẵn sàng” có mặt trên các suất ăn phục vụ hành khách của Vietnam Airlines.
Nâng cao giá trị sản phẩm sâm Ngọc Linh

Nâng cao giá trị sản phẩm sâm Ngọc Linh

Sâm Ngọc Linh là cây thuốc quý của đồng bào Xơ Đăng, có tiềm năng lớn để thương mại hoá, phát triển du lịch, cải thiện đời sống của bà con.
Lai Châu: Xóa bỏ tập quán lạc hậu, đẩy mạnh thi đua

Lai Châu: Xóa bỏ tập quán lạc hậu, đẩy mạnh thi đua

Tỉnh Lai Châu đẩy mạnh triển khai mô hình, điển hình về xoá bỏ hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu gắn với đẩy mạnh triển khai các phong trào thi đua.
Lạng Sơn: cô gái Nùng khởi nghiệp thành công với hồng vành khuyên treo gió

Lạng Sơn: cô gái Nùng khởi nghiệp thành công với hồng vành khuyên treo gió

Là người sinh ra và lớn lên ở phố núi biên giới Na Sầm (Lạng Sơn), cô gái Nùng - Vương Thị Thương, đã khởi nghiệp thành công với hồng vành khuyên treo gió.
Mobile VerionPhiên bản di động