Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh phát triển du lịch huyện miền núi A Lưới

Huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế đẩy mạnh phát triển hạ tầng, phát huy giá trị văn hoá, cảnh quan… để phát triển du lịch sinh thái, cộng đồng.
Ủy ban Pháp luật cho ý kiến về đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương Thừa Thiên Huế: Đưa vào hoạt động sân gôn Golden Sands Golf Resort Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương

A Lưới là huyện vùng cao phía Tây của tỉnh Thừa Thiên Huế, có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa như sân bay A So, đồi A Bia, hệ thống địa đạo của khu ủy Trị Thiên trong dãy núi A Túc, cụm địa đạo Động So, A Đon, động Tiên Công; làng nghề dệt Zèng truyền thống... Đồng thời cũng là địa phương lưu giữ nhiều phong tục tập quán, các làn điệu dân ca, văn hóa ẩm thực, lễ hội truyền thống mang đậm nét văn hóa của vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh phát triển du lịch huyện miền núi A Lưới
Du khách tìm hiểu về chứng tích chiến tranh tại đồi A Bia (H. Quang)

Với tiềm năng sẵn có của địa phương, trong những năm qua được sự quan tâm chỉ đạo và tạo điều kiện giúp đỡ của các cấp, các ngành từ Trung ương đến tỉnh Thừa Thiên Huế, huyện A Lưới đã tập trung đầu tư xây dựng đô thị; cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội; xây mới và nâng cấp mạng lưới giao thông, chú trọng phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch… diện mạo A Lưới đã có nhiều khởi sắc.

Hạ tầng du lịch được quan tâm đầu tư khá đồng bộ. Đầu tư nâng cấp hệ thống giao thông; cơ sở vật chất phục vụ du lịch, dịch vụ; đưa điện lưới, kỹ thuật viễn thông đến tất cả các điểm du lịch; phát triển các loại hình dịch vụ lưu trú phù hợp, trong đó, khuyến khích phát triển các homestay, farmstay; chú trọng đầu tư tại các điểm du lịch như nhà tiếp đón, nhà trưng bày, nhà xe…

Bên cạnh đó, những sản vật nông sản, đặc sản, thủ công truyền thống từ các làng nghề dệt Zèng thổ cẩm, đan lát mây tre, làm chổi đót… ngày càng được du khách ưa chuộng. Chuối già lùn đạt tiêu chuẩn VietGAP và chất lượng OCOP 3 sao. Việc đẩy mạnh phát triển các sản phẩm chủ lực như chuối, hoa Tulip, hoa Ly, rau sạch, cá Tầm, sâm Bố Chính, bò vàng A Lưới …đã tạo ra nguồn thu nhập cho người dân.

Hiện nay, trên địa bàn huyện A Lưới có 24 điểm du lịch và 33 cơ sở lưu trú (9 nhà nghỉ, 24 homestay) công suất tối đa trên 880 khách/thời điểm, 6 Làng văn hóa du lịch cộng đồng và hệ thống các nhà hàng đáp ứng nhu cầu phục vụ khách du lịch... Các điểm du lịch sinh thái Pâr Le, A Nôr, A Lin, làng du lịch cộng đồng tại xã A Roàng, Hồng Hạ, Hồng Kim... ngày càng nhận được sự quan tâm của đông đảo của khách du lịch. Công tác hỗ trợ xúc tiến quảng bá du lịch A Lưới ngày càng phát triển, thu hút đông du khách đến tham quan.

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh phát triển du lịch huyện miền núi A Lưới
Trải nghiệm nét văn hoá đặc trưng của đồng bào dân tộc thiểu số miền núi A Lưới (H. Quang)

Trao đổi với Báo Công Thương, Chủ tịch UBND huyện A Lưới Nguyễn Mạnh Hùng -cho biết, trong những năm qua, huyện A Lưới đã có nhiều chính sách, giải pháp hỗ trợ phát triển văn hóa và du lịch nhằm nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn. Từ Nghị quyết của Huyện ủy, UBND huyện đã cụ thể hóa thành những chương trình, kế hoạch, đề án… để triển khai thực hiện. Bên cạnh đó, huyện A Lưới cũng đã chú trọng đến việc kết hợp chặt chẽ giữa văn hóa và du lịch, tạo được mối quan hệ hài hòa giữa bảo tồn và phát triển, giữa tăng trưởng kinh tế với các mục tiêu về văn hóa, môi trường cảnh quan, đảm bảo phát triển nhanh, bền vững.

Thời gian đến huyện A Lưới chú trọng phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch. Khuyến khích tạo điều kiện cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có vốn vào đầu tư xây dựng và phát triển các khu nghỉ dưỡng, khách sạn, nhà nghỉ, tại huyện. Xây dựng cơ sở lưu trú đạt chuẩn. Phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ tại các điểm du lịch cộng đồng. Tạo điều kiện hỗ trợ cho các doanh nghiệp thành lập công ty du lịch làm đầu mối để liên kết các tour, tuyến du lịch; quảng bá, thu hút khách du lịch đến với huyện. Đẩy mạnh việc bảo tồn, khai thác có hiệu quả các điểm di tích lịch sử, du lịch sinh thái; phát triển các sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn, có sức cạnh tranh để thu hút du khách, đa dạng hóa các loại hình du lịch…Phát triển, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch như: Lưu trú, ăn uống, mua sắm, trải nghiệm. Khai thác hiệu quả hoạt động của các nghề thủ công truyền thống, lễ hội truyền thống tại các điểm du lịch. Kết hợp hài hòa giữa bảo tồn văn hóa và phát triển du lịch”, Chủ tịch UBND huyện A Lưới Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh.

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh phát triển du lịch huyện miền núi A Lưới
Những điệu múa lửa trại của đồng bào dân tộc A Lưới (H. Quang)

Tuy được đầu tư, xây dựng hạ tầng du lịch, giao thông, các thiết chế văn hoá… nhưng du lịch huyện A Lưới vẫn chưa khai thác hết tiềm năng.

Giám đốc Sở Du lịch Nguyễn Văn Phúc cho biết, để du lịch A Lưới phát triển hơn nữa trong thời gian tới cần đẩy mạnh công tác kêu gọi đầu tư, huy động mọi nguồn lực phát triển du lịch theo hướng du lịch xanh và bền vững. Xúc tiến, kêu gọi đầu tư các doanh nghiệp đầu tư xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng của huyện A Lưới.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Thanh Bình cho biết, xu hướng du lịch hiện nay du khách mong đợi được trải nghiệm một cách chân thật và sâu sắc để hòa mình vào các không gian sinh thái tự nhiên và trải nghiệm các sản phẩm đặc sắc của địa phương… Do vậy, huyện A Lưới cần khai thác các dịch vụ du lịch sinh thái gắn với các hoạt động văn hóa truyền thống dân tộc của địa phương và khai thác các tài nguyên du lịch một cách sáng tạo, linh hoạt và bền vững; tạo không gian mở, để du khách trải nghiệm được các giá trị cộng đồng. Phát triển du lịch sinh thái và cộng đồng gắn với bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống dân tộc của địa phương. Bên cạnh đó, các cấp chính quyền địa phương với vai trò quản lý về mặt nhà nước cần đảm bảo các vấn đề an toàn – an ninh trong du lịch và phối hợp nhịp nhàng cùng các bên liên quan đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến sản phẩm du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng.

Nguyễn Tuấn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thừa Thiên Huế

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tuyên Quang: Đẩy mạnh kết nối cung- cầu hàng hóa nông sản với các địa phương

Tuyên Quang: Đẩy mạnh kết nối cung- cầu hàng hóa nông sản với các địa phương

Kết nối cung - cầu là ''chìa khóa'' để các doanh nghiệp, Hợp tác xã tại Tuyên Quang tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường, giảm bớt áp lực đầu ra cho hàng hóa.
Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Hội đồng Nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành nghị quyết về chính sách hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn…
Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Thời gian qua, việc bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống đã giúp Sơn La thu hút lượng lớn du khách.
Huyện Bắc Yên - Sơn La  dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Năm 2024, huyện Bắc Yên (tỉnh Sơn La) được phân bổ hơn 84,8 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Dự án “Nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số thông qua phát triển chuỗi măng sạch” được tỉnh Sơn La triển khai trên địa bàn 19 xã của 5 huyện.

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Lạng Sơn đang là một trong những điểm đến hấp dẫn của du khách, với nhiều lợi thế phát triển du lịch theo hướng khai thác tiềm năng văn hóa truyền thống.
Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Tại huyện Mộc Châu, Lễ hội Púng Hiéng được các dòng họ luân phiên tổ chức định kỳ 3-4 năm/lần, trong thời gian 4-6 ngày vào dịp Tết Nguyên đán.
Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Giai đoạn năm 2022-2025, huyện Mường La - tỉnh Sơn La có 1.542 hộ được phê duyệt đầu tư cấp điện với tổng mức đầu tư hơn 33,2 tỷ đồng.
Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Năm 2024, huyện Mộc Châu được phân bổ trên 66,4 tỷ đồng từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Việc liên kết giữa sản xuất, tiêu thụ cà phê đã và đang giúp sản phẩm cà phê của huyện Mai Sơn ngày càng được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng.
Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Giai đoạn 2019-2024, huyện Phù Yên (Sơn La) được giao hơn 118 tỷ đồng Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Nhờ nguồn vốn hỗ trợ từ Chương trình Mục tiêu quốc gia 1719, tỉnh Sơn La đã và đang cải thiện tốt đời sống của bà con vùng đồng bào dân tộc.
Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Du lịch đã và đang là một trong những điểm sáng kinh tế của tỉnh Sơn La, tạo ra sinh kế cho rất nhiều hộ dân nghèo, bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Cụm dân cư tự phát Suối Cạn tại xã Ia Sol (huyện Phú Thiện, Gia Lai) đã thoát cảnh sống biệt lập hơn 40 năm qua, sau khi được di dời sang nơi ở mới.
Nông sản Sơn La nâng cao giá trị, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc

Nông sản Sơn La nâng cao giá trị, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc

Bằng việc xây dựng mã số vùng trồng bài bản, tăng cường liên kết chuỗi, nông sản Sơn La đã và đang ngày càng nâng cao giá trị.
Huyện Bắc Yên – Sơn La: bộ mặt nông thôn thay đổi nhờ nguồn vốn chính sách giảm nghèo

Huyện Bắc Yên – Sơn La: bộ mặt nông thôn thay đổi nhờ nguồn vốn chính sách giảm nghèo

Bộ mặt nông thôn huyện Bắc Yên – Sơn La có nhiều thay đổi nhờ nguồn vốn từ Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Huyện Thuận Châu – Sơn La Chương trình 1719 giúp thay đổi đời sống người dân vùng dân tộc thiểu số

Huyện Thuận Châu – Sơn La Chương trình 1719 giúp thay đổi đời sống người dân vùng dân tộc thiểu số

Nhờ sử dụng hiệu quả nguồn vốn từ Chương trình 1719, đời sống của người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số huyện Thuận Châu có nhiều đổi thay.
Lâm Đồng: Những gương điển hình trong phát triển kinh tế giỏi vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Lâm Đồng: Những gương điển hình trong phát triển kinh tế giỏi vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Hơn 300 cá nhân đồng bào dân tộc thiểu số được xét khen thưởng vì có thành tích xuất sắc trong việc phát triển kinh tế - xã hội tại Lâm Đồng.
Sơn La: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Nhiều năm qua, việc phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã mang lại diện mạo mới cho du lịch Sơn La.
Sơn La tăng cường chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản

Sơn La tăng cường chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản

Các doanh nghiệp, HTX, hộ nông dân vùng đồng bào dân tộc tỉnh Sơn La đã ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất, kinh doanh, tăng cường tiêu thụ nông sản.
Sơn La dành nguồn lực lớn cho chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc

Sơn La dành nguồn lực lớn cho chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc

Trong quá trình chuyển đổi số, lĩnh vực công tác dân tộc được tỉnh Sơn La ưu tiên, với nhiều đề án riêng để thực hiện.
Thừa Thiên Huế: Nỗ lực đưa huyện miền núi A Lưới thoát nghèo

Thừa Thiên Huế: Nỗ lực đưa huyện miền núi A Lưới thoát nghèo

Xác định rõ nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể, sau 3 năm triển khai các chương trình A Lưới (Thừa Thiên Huế) đã thoát khỏi danh sách các huyện nghèo cả nước.
Thừa Thiên Huế: Công bố quyết định công nhận huyện A Lưới thoát nghèo

Thừa Thiên Huế: Công bố quyết định công nhận huyện A Lưới thoát nghèo

Ngày 6/9, tại huyện A Lưới, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện A Lưới thoát nghèo năm 2024.
Sâm Ngọc Linh Sơn La: Tạo sinh kế bền vững cho bà con đồng bào dân tộc

Sâm Ngọc Linh Sơn La: Tạo sinh kế bền vững cho bà con đồng bào dân tộc

Không chỉ tạo ra sản phẩm giá trị cao, tốt cho sức khoẻ, Công ty TNHH MTV Đầu tư xây dựng Thành Long còn tạo sinh kế ổn định cho bà con dân tộc Mông địa phương.
Lào Cai: Tích cực giúp người dân tiếp cận thông tin để giảm nghèo hiệu quả

Lào Cai: Tích cực giúp người dân tiếp cận thông tin để giảm nghèo hiệu quả

Thời gian qua, Lào Cai nỗ lực triển khai nhiều giải pháp để người dân được tiếp cận nguồn thông tin hữu ích, thay đổi nhận thức, chủ động vươn lên thoát nghèo.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động