Thứ sáu 18/04/2025 22:35

Huyện Bắc Yên – Sơn La: bộ mặt nông thôn thay đổi nhờ nguồn vốn chính sách giảm nghèo

Bộ mặt nông thôn huyện Bắc Yên – Sơn La có nhiều thay đổi nhờ nguồn vốn từ Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Huyện vùng cao Bắc Yên những năm gần đây có những con đường thuận lợi nối liền các xã, nối các bản; có hàng trăm công trình được đầu tư từ các nguồn vốn của nhà nước làm cho đời sống của đồng bào các dân tộc được nâng lên. Tư duy sản xuất được thay đổi từ tự cung tự cấp sang hướng sản xuất hàng hóa, ứng dụng khoa học kỹ thuật, tăng năng suất, chất lượng, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn, giảm tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo. Đây là kết quả của việc cụ thể hóa các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về chính sách dân tộc trong triển khai thực hiện các chương trình, đề án phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương.

Hỗ trợ xóa nhà tạm cho hộ nghèo. (Ảnh - Internet)

Năm 2023, xã cũng được đầu tư xây dựng 02 tuyến đường giao thông nông thôn. Tính đến nay, 2 tuyến đường giao thông nông thôn từ nguồn xây dựng nông thôn mới và phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã khởi công từ tháng 2, hoàn thành đưa vào sử dụng từ tháng 5/2023. Hai công trình này đã góp phần rất quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của xã và tạo điều kiện giao thương hàng hóa, nông sản thúc đẩy sản xuất, tăng thu nhập cho người dân, từng bước giảm nghèo bền vững trên địa bàn xã".

Hiện nay, 14/16 xã, thị trấn của huyện Bắc Yên có đường đến trung tâm được cứng hóa; 67,68% số bản có đường giao thông từ trung tâm xã đến bản được cứng hóa; 100% xã, thị trấn có trạm y tế xây dựng khang trang; 73,1% số trường, lớp học được xây dựng kiên cố; 56,8% số trường học đạt chuẩn quốc gia; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 49,5%; 86,93% số hộ được dùng điện sinh hoạt an toàn; 100% dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh; 100% số bản có nhà văn hóa; 90% đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Đến nay, toàn huyện có 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới; tỷ lệ hộ nghèo giảm 4,67%/năm.

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi triển khai từ năm 2022 đến nay đã hỗ trợ xóa nhà tạm cho 36 hộ nghèo; cấp 156 bồn, téc chứa nước sinh hoạt; hỗ trợ máy móc nông cụ phục vụ sản xuất, kinh doanh cho 306 hộ dân; sắp xếp ổn định 3 khu dân cư có nguy cơ sạt lở, bão lũ; xây dựng mới 49 công trình và duy tu 32 lượt công trình tại các xã vùng III và bản đặc biệt khó khăn thuộc xã vùng I. Ngoài ra, Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện triển khai 16 chương trình chính sách tín dụng, tạo điều kiện 9.531 lượt người vay vốn gần 448 tỷ đồng.

Giai đoạn 2024-2029, huyện tập trung thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách hỗ trợ cho người nghèo, cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số. Phấn đấu đến năm 2029, có 4 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 2 xã vùng III lên vùng II; 30% lao động dân tộc thiểu số qua đào tạo; trên 50% người dân tộc thiểu số sử dụng internet; tỷ lệ hộ nghèo giảm 4%/năm; 100% xã vùng dân tộc thiểu số đạt chuẩn an toàn về an ninh, trật tự xã hội.

Xuyến Chi
Bài viết cùng chủ đề: Dân tộc thiểu số

Tin cùng chuyên mục

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Chè Shan tuyết - ‘vàng xanh’ trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Mật ong Cao Bằng: ‘Gieo’ thương hiệu, ‘gặt’ đầu ra bền vững

Tập livestream bán hàng, phụ nữ Cơ Tu đưa thẳng hàng lên kệ siêu thị

Nông sản Đắk Lắk: Từ đất đỏ bazan vươn tầm thế giới

Hương hồi Bình Liêu: Từ chợ quê lên kệ hàng thành phố

Yên Bái ‘mở lối’ cho hàng hóa vùng cao vươn xa

Chè Shanam: Tinh hoa từ những búp chè cổ thụ Tà Xùa

Viện trưởng AIT: Du lịch phiên bản 2025 ‘Một chuyến đi – nghìn đơn hàng’

Longform | Sơn La: Cà phê Bích Thao và hành trình xây dựng thương hiệu

Cao Bằng: Nhiều giải pháp tiêu thụ nông sản cho bà con dân tộc

Thái Nguyên: Phát triển sản phẩm thế mạnh vùng dân tộc gắn với du lịch

Nâng tầm thương hiệu cà phê Việt trên đất đỏ Tây Nguyên

Trồng nấm đông trùng hạ thảo: Mô hình thoát nghèo của bà con vùng núi Lai Châu

Người dân xã đạt chuẩn nông thôn mới ở huyện miền núi Quảng Nam: Còn nhiều tâm tư

‘Vàng xanh’ trên đỉnh non ngàn

Đưa sản phẩm của bà con dân tộc thiểu số lên ‘sàn’

Chợ miền núi: Không chỉ là nơi tiêu thụ hàng hoá!

Kể câu chuyện văn hoá vùng miền nhờ thương mại điện tử