Thứ hai 25/11/2024 06:54

Xuất khẩu viên nén gỗ Việt Nam có thể đạt hơn 1 tỷ USD vào năm 2023

Tại Đại hội thành lập Chi hội viên nén gỗ Việt Nam tổ chức chiều 28/10, nhiều ý kiến cho rằng xuất khẩu viên nén gỗ có thể đạt hơn 1 tỷ USD vào năm 2023.

Phát biểu tại Đại hội thành lập Chi hội viên nén gỗ Việt Nam, ông Bùi Chính Nghĩa - Phó tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) - cho biết, trong thời gian qua, việc sản xuất, xuất khẩu viên nén gỗ không ngừng phát triển cả về quy mô, lẫn chất lượng.

‘Hiện cả nước có khoảng trên 80 doanh nghiệp tham gia sản xuất, xuất khẩu viên nén gỗ với giá trị xuất khẩu viên nén gỗ liên tục tăng từ 145 triệu USD vào năm 2017 lên hơn 500 triệu USD trong 10 tháng đầu năm 2022’, ông Nghĩa cho biết.

Đại hội thành lập chi hội viên nén gỗ Việt Nam

Theo ông Nghĩa, trong bối cảnh như vậy, việc thành lập Chi hội viên nén gỗ Việt Nam để đoàn kết, thống nhất các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu viên nén gỗ, giải quyết những khó khăn vướng mắc, đảm bảo cho ngành công nghiệp sản xuất viên nén gỗ phát triển bền vững, hiệu quả là hết sức cần thiết. ‘Tôi hi vọng sau Đại hội sẽ có một chi hội có tiếng nói, có vai trò quan trọng trong sự phát triển của hiệp hội nói riêng và ngành gỗ nói chung’ - ông Bùi Chính Nghĩa nhấn mạnh.

Tại đại hội, ông Vũ Duy Văn - Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh cũng cho biết, tỉnh Quảng Ninh có nhiều điều kiện thuận lợi để trở thành trung tâm trung chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu ra thị trường quốc tế, trong đó có sản phẩm chế biến từ gỗ, lâm sản.

Theo ông Văn, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của tỉnh Quảng Ninh tăng trưởng đều qua các năm. Tính đến tháng 10/2022, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của tỉnh ước đạt 210 triệu USD, tăng 9% so với cùng kỳ. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc.

“Tôi hi vọng việc Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam lựa chọn tổ chức đại hội thành lập Chi hội Viên nén gỗ Việt Nam sẽ là tiền đề cho việc đầu tư và phát triển các nhà máy chế biến lâm sản chuyên sâu, hiện đại trên cả nước nói chung, tỉnh Quảng Ninh nói riêng. Tỉnh Quảng Ninh luôn sẵn sàng và tạo mọi điều kiện tốt nhất để chào đón các nhà đầu tư đến với tỉnh Quảng Ninh đầu tư, kinh doanh và phát triển”, ông Văn nói.

viên nén gỗ

Chi hội Viên nén gỗ Việt Nam trực thuộc Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam vừa được thành lập theo Quyết định số 56/QĐ - HHG ngày 19/10/2022. Tại Đại hội, các đại biểu cùng nhau thảo luận và biểu quyết thông qua Dự thảo Điều lệ Chi hội viên nén gỗ Việt Nam; thảo luận và biểu quyết thông qua Phương hướng nhiệm vụ của Chi hội Viên nén gỗ Việt Nam nhiệm kỳ I (2022 - 2025). Bầu cử Ban chấp hành và Ban kiểm tra Chi hội nhiệm kỳ I; công bố kết quả bầu ban chấp hành và Ban kiểm tra nhiệm kỳ I (2022 – 2025); công bố kết quả bầu ban chấp hành và Ban kiểm tra nhiệm kỳ I (2022 – 2025); ra mắt Ban chấp hành và Ban Kiểm tra nhiệm kỳ I (2022 – 2025); biểu quyết các nội dung và thông qua Nghị quyết Đại hội; trao chứng nhận hội viên.

Tại đại hội, thông qua kết quả bỏ phiếu các doanh nghiệp viên nén gỗ đã bầu ông Nguyễn Thanh Phong, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Năng lượng sinh học Phú Tài, làm Chi hội trưởng Chi hội viên nén gỗ Việt Nam nhiệm kỳ I, 2022-2025.

Theo ông Nguyễn Thanh Phong - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Năng lượng sinh học Phú Tài (Chi hội trưởng Chi hội viên nén gỗ Việt Nam nhiệm kỳ I), năm 2021 lượng viên nén xuất khẩu từ Việt Nam đạt 3,5 triệu tấn với kim ngạch hơn 413 triệu USD. Trong 9 tháng đầu 2022 xuất khẩu mặt hàng này cán mốc đạt gần 3,5 triệu tấn đạt 542,32 triệu USD chiếm 4,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành, tăng 35% về lượng và 81% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021. Hiện Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu viên nén lớn thứ 2 trên thế giới.

Nguồn nguyên liệu sản xuất viên nén chủ yếu là các phụ phẩm của ngành gỗ như: cành, ngọn, gỗ nhỏ, bìa bắp từ gỗ rừng trồng và các đầu mẩu, gỗ thừa... từ các cơ sở chế biến. Việc gia tăng sản xuất mặt hàng này giúp tận dụng nguyên liệu thừa trong các công đoạn chế biến gỗ tạo ra, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường.

Thế nhưng bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ của mặt hàng viên nén thì cũng đang nảy sinh không ít khó khăn, vướng mắc, là thách thức vô cùng lớn về tính bền vững, ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của ngành.

Đó là giá nguyên liệu đầu vào, nguyên liệu có chứng chỉ, thuế xuất khẩu, cũng như việc cạnh tranh nguồn nguyên liệu giữa các doanh nghiệp trong ngành viên nén, giữa các ngành sử dụng chung gỗ rừng trồng trong nước.

Từ những vấn đề trên, ông Phong cho rằng việc thành lập một chi hội để tập hợp các nhà sản xuất, xuất khẩu mặt hàng viên nén làm nơi trao đổi, kết nối, hỗ trợ nhau trong sản xuất, xuất khẩu là một yêu cầu bức thiết giúp ngành viên nén phát triển.

ra mắt ban chấp hành Chi hội viên nén gỗ Việt Nam

Ông Đỗ Xuân Lập - Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam - nhận định, ngành viên nén đang phát triển rất mạnh, mang lại giá trị lớn trong chuỗi giá trị lâm nghiệp. Năm 2022, viên nén đứng thứ 4 về giá trị xuất khẩu trong 8 mặt hàng xuất khẩu gỗ và lâm sản, chỉ đứng sau đồ gỗ nội ngoại thất, gỗ nguyên liệu (bao gồm cả gỗ dán), dăm gỗ. Là sản phẩm nằm trong chuỗi rừng trồng, nên viên nén có ý nghĩa rất lớn trong nâng cao giá trị cho trồng rừng ở Việt Nam. Xuất khẩu viên nén gỗ Việt Nam có thể đạt hơn 1 tỷ USD vào năm 2023.

Đại hội nhiệm kỳ I của Chi hội với phương châm “Đoàn kết – Sáng tạo - Hội nhập – Phát triển”, toàn thể Hội viên của Chi hội cần tiếp tục thể hiện sự đoàn kết, niềm tin, sức mạnh nội lực của cộng đồng doanh nghiệp chế biến viên nén gỗ, tăng cường mở rộng hợp tác đầy trách nhiệm với các đối tác, bạn hàng trong nước và quốc tế để nắm bắt, vận dụng những cơ hội trong giai đoạn tới, góp phần thực hiện thành công những mục tiêu đã đặt ra cho thị trường Viên nén gỗ Việt Nam và tạo động lực cho Ban chấp hành khóa mới hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Hội viên giao phó.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu gỗ

Tin cùng chuyên mục

Rạng Đông - Ứng dụng năng lượng mặt trời trong sản xuất nông nghiệp

Dự báo cường độ bão số 7 sẽ suy yếu dần khi đi qua quần đảo Hoàng Sa

Hội nghị Nấm học toàn quốc tại Đà Nẵng: Kết nối nhà khoa học, tổ chức nghiên cứu và doanh nghiệp

Tập đoàn Hùng Nhơn ký hợp tác chiến lược với Tập đoàn Olmix (Pháp)

Lâm Đồng: Sẵn sàng cho quá trình chuyển đổi xanh, phát triển bền vững để thu hút nhà đầu tư

Phải chuẩn bị phương án ứng phó cao nhất với bão số 6

Phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp: Con đường phát triển bền vững trong các nền kinh tế APEC

Hà Nội: Hiệu quả cao từ chuyển đổi số trong các cơ sở sản xuất nông nghiệp

Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công lĩnh vực nông thôn mới đạt dưới 50%

Thừa Thiên Huế: Còn nhiều khó khăn trong phát triển sản phẩm làng nghề

Thái Bình: Mô hình OCOP thành công từ ngành chăn nuôi và thủy sản

Lợi nhuận mảng nông nghiệp của Hòa Phát quý 3/2024 tăng 80% so với cùng kỳ

Nhiều khó khăn đang ‘kìm hãm’ sự phát triển du lịch canh nông tại Lâm Đồng

Xây dựng hàng lang pháp lý về sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng

Chủ tịch tỉnh Gia Lai làm việc với chủ đầu tư dự án nông nghiệp gần 1.000 tỷ đồng

Bình Điền đồng hành cùng chương trình Tự hào nông dân Việt Nam

Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ IX: Nông dân mong muốn được tháo gỡ vốn, đất đai, thị trường

Chăn nuôi công nghệ cao giúp nông nghiệp Việt vươn ra thế giới

Tuyên Quang: Hiện thực hóa ước mơ an cư cho người nghèo

Sản xuất nông nghiệp Thủ đô: Hiệu quả cao nhờ ứng dụng công nghệ hiện đại