Chủ động thích ứng, xuất khẩu gỗ hướng đến 18 tỷ USD

Thu về gần 4 tỷ USD xuất khẩu trong quý I/2025, ngành gỗ và lâm sản chủ động thích ứng yêu cầu của thị trường, hướng đến phát triển bền vững.
Ngành gỗ Việt Nam trước thay đổi của thị trường xuất khẩu Xuất khẩu gỗ hướng đích 18 tỷ USD năm 2025 Đa dạng thị trường, mở rộng không gian cho xuất khẩu gỗ

Doanh nghiệp đã nhận đơn hàng đến hết quý III/2025

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tháng 3/2025 ước đạt 1,5 tỷ USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ quý đầu năm đạt 3,95 tỷ USD, tăng 11,6% so với cùng kỳ năm 2024.

Quý I/2025, giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ quý đầu năm đạt 3,95 tỷ USD, tăng 11,6% so với cùng kỳ năm 2024
Quý I/2025, giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 3,95 tỷ USD, tăng 11,6% so với cùng kỳ năm 2024. Ảnh minh họa

Hoa Kỳ là thị trường tiêu thụ gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam, chiếm thị phần 53,1%. Nhật Bản và Trung Quốc là hai thị trường lớn tiếp theo với thị phần tương ứng là 13,2% và 10,6%.

So với cùng kỳ năm trước, giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ 2 tháng đầu năm 2025 sang thị trường Hoa Kỳ tăng 9,5%, thị trường Nhật Bản tăng 21%, thị trường Trung Quốc giảm 15,2%. Trong nhóm 15 thị trường xuất khẩu lớn nhất, giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tăng mạnh nhất ở thị trường Ấn Độ với mức tăng 95,9% và giảm mạnh nhất ở thị trường Hà Lan với mức giảm 45,1%.

Năm 2025, tình hình chính trị và kinh tế thế giới được dự báo tiếp tục có nhiều biến động phức tạp ảnh hưởng đến thị trường hàng hóa trong và ngoài nước. Do đó, mặc dù đã đạt được một số kết quả tích cực bước đầu, nhưng so với mục tiêu xuất khẩu đặt ra cho cả năm nay đòi hỏi phải có những giải pháp đột phá và sự cố gắng nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp.

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Nguyễn Thanh Lam - Giám đốc điều hành Công ty CP Lâm Việt - cho hay, hiện, thị trường Hoa Kỳ đang chiếm 50% doanh thu của doanh nghiệp. Về chính sách thuế quan của chính quyền Tổng thống Donald Trump, doanh nghiệp rất tin tưởng và kỳ vọng vào sự đàm phán của Chính phủ.

“Tất cả mọi thứ vẫn đang bình thường, hiện thị trường Hoa Kỳ chiếm khoảng 50% tổng doanh thu. Chúng tôi cũng đã nhận đơn hàng đến hết tháng 9, trong đó, có khách hàng đến hết quý II, có khách hàng đến hết quý III/2025”, ông Nguyễn Thanh Lam thông tin.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng đã đàm phán với đối tác khách hàng và cùng thống nhất rủi ro sẽ cùng chia sẻ. Đồng thời, doanh nghiệp cũng đang hướng đến xuất khẩu trực tuyến, bớt khâu trung gian. Dự kiến, trong tháng 4 này, sẽ có 3 container hàng được xuất khẩu và thử bán trên sàn thương mại điện tử Amazon.

Cũng theo ông Nguyễn Thanh Lam, các doanh nghiệp ngành gỗ đã đẩy mạnh đa dạng hóa thị trường từ nhiều năm nay, trong đó, có các thị trường như Anh, EU, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc… và đang có xu hướng mở thị trường sang Trung Đông.

Chủ động thích ứng, hướng đến phát triển bền vững

Trong thời gian qua, ngành chế biến gỗ Việt Nam đã và đang khẳng định vị thế vững chắc trên bản đồ thương mại toàn cầu, không chỉ với kim ngạch xuất khẩu ấn tượng mà còn nhờ vào sự phát triển mạnh mẽ, bền vững. Từ một quốc gia chủ yếu xuất khẩu nguyên liệu thô, Việt Nam đã vươn lên trở thành một trong những trung tâm sản xuất và cung ứng đồ gỗ, nội thất hàng đầu thế giới.

Tuy nhiên, ngành gỗ đang phải đối mặt với những thách thức lớn như ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19, căng thẳng chính trị quốc,… đặt ra yêu cầu phải có chiến lược ứng phó kịp thời.

Để ngành gỗ Việt phát triển, ông Võ Quang Hà - Chủ tịch Công ty Cổ phần Tân Vĩnh Cửu (Tavico) - khuyến nghị, ngành gỗ phải trang bị tư duy mới để thích ứng với những khó khăn trước mắt. Đi song song "hai chân" cả thị trường trong nước và xuất khẩu, đồng thời định vị lại thị trường, sản phẩm, nguồn nguyên liệu là việc cần phải làm lúc này. Về phía cơ quan chức năng, cần phân tích lợi thế cạnh tranh của từng địa phương, xác định từng loại gỗ nguyên liệu cho từng loại sản phẩm.

Ngành lâm nghiệp và kiểm lâm đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm sản trong năm 2025 đạt 18 tỷ USD, hướng đến 25 tỷ USD vào năm 2030. Đặc biệt, ngành lâm nghiệp đặt mục tiêu đến năm 2030, phát triển gắn với tăng trưởng xanh, 100% diện tích rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững; 20% diện tích rừng tự nhiên được nâng cấp chất lượng.

Đối với chế biến, thương mại gỗ và lâm sản, tập trung ưu tiên sử dụng trang thiết bị hiện đại, tự động, chuyên môn hóa, tạo ra các sản phẩm giá trị gia tăng cao. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nâng cấp cơ sở vật chất... Đồng thời, ưu tiên phát triển trung tâm giao dịch gỗ, xây dựng 1 trung tâm giao dịch sản phẩm gỗ quôc tế, mở cửa thị trường.

Hiện nay, các nghị định, thông tư, quy định đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường) ban hành đầy đủ để phù hợp với các quy định của quốc tế đối với gỗ, sản phẩm gỗ và lâm sản ngoài gỗ phát triển gắn với tăng trưởng xanh, phát thải thấp, bảo vệ môi trường.

Bên cạnh đó, ngành gỗ Việt Nam đã và đang chuẩn hóa chất lượng đạt được các tiêu chuẩn quốc tế như Luật Lacy (Mỹ), Luật Chống khai thác gỗ bất hợp pháp (Australia), Luật Gỗ sạch (Nhật Bản), Luật Sử dụng gỗ bền vững (Hàn Quốc) và các quy định của Liên minh châu Âu về chống mất rừng. Những nỗ lực này sẽ giúp ngành gỗ và lâm sản không chỉ giúp ngành phát triển mà còn góp phần vào mục tiêu giảm phát thải, bảo vệ môi trường.

Hiện, các doanh nghiệp ngành gỗ chủ động để thích ứng trước các chính sách, cơ chế mà các nước nhập khẩu đưa ra như: Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM); quy định chống mất rừng và suy thoái rừng (EUDR).

Mặt khác, các doanh nghiệp cũng đẩy mạnh việc sử dụng nguyên liệu tái tạo và quản lý rừng bền vững nhằm đáp ứng xu hướng phát triển xanh đang đặt ra ngày càng cao từ thị trường xuất khẩu.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bộ Công Thương xây dựng hệ thống cảnh báo sớm vụ kiện phòng vệ thương mại

Bộ Công Thương xây dựng hệ thống cảnh báo sớm vụ kiện phòng vệ thương mại

Bộ Công Thương xây dựng và vận hành hệ thống cảnh báo sớm vụ kiện phòng vệ thương mại.
Đơn hàng tốt, doanh nghiệp dệt may thu lãi lớn

Đơn hàng tốt, doanh nghiệp dệt may thu lãi lớn

Quý I/2025, dệt may tiếp tục đứng trong nhóm ngành hàng đạt kim ngạch xuất khẩu 5 tỷ USD, một số doanh nghiệp đạt doanh thu tốt ngay quý đầu tiên của năm.
Bộ Công Thương sẽ ký 4 thỏa thuận hợp tác với Trung Quốc

Bộ Công Thương sẽ ký 4 thỏa thuận hợp tác với Trung Quốc

Nhân chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình tới Việt Nam, Bộ Công Thương ký thỏa thuận hợp tác với bộ, ngành, địa phương Trung Quốc.
Thương mại Việt -Trung: Bộ Công Thương thúc đẩy hợp tác sâu tới nhiều địa phương

Thương mại Việt -Trung: Bộ Công Thương thúc đẩy hợp tác sâu tới nhiều địa phương

Hợp tác kinh tế, thương mại là điểm sáng trong tổng thể quan hệ Việt Nam-Trung Quốc. Quan hệ hợp tác ngày càng thực chất và hiệu quả tới các cấp địa phương.
Bộ Công Thương thúc đẩy thương mại Việt Nam - Trung Quốc

Bộ Công Thương thúc đẩy thương mại Việt Nam - Trung Quốc

Từ đầu năm 2025 đến nay, Bộ Công Thương đã triển khai nhiều giải pháp xúc tiến nhằm thúc đẩy thương mại hai chiều Việt Nam - Trung Quốc.

Tin cùng chuyên mục

Thêm 4 Nghị định thư xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Thêm 4 Nghị định thư xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa ký các Nghị định thư về xuất khẩu ớt, chanh leo, tổ yến, cám gạo sang Trung Quốc.
Lý giải xuất nhập khẩu qua Lạng Sơn đạt 17,8 tỷ USD

Lý giải xuất nhập khẩu qua Lạng Sơn đạt 17,8 tỷ USD

Trong 3 tháng đầu năm 2025, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu các loại hình qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn đạt hơn 17,8 tỷ USD, tăng 24% so với cùng kỳ.
Chặn gian lận xuất xứ, Bộ Công Thương đề nghị quản lý chặt nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu

Chặn gian lận xuất xứ, Bộ Công Thương đề nghị quản lý chặt nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu

Để chặn gian lận xuất xứ, Bộ Công Thương đề nghị các hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp xuất khẩu tăng cường quản lý nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu.
Viet Nam International Sourcing 2025: Gỡ điểm nghẽn chuỗi cung ứng, tạo sức bật cho hàng Việt

Viet Nam International Sourcing 2025: Gỡ điểm nghẽn chuỗi cung ứng, tạo sức bật cho hàng Việt

Viet Nam International Sourcing 2025 được kỳ vọng thúc đẩy kết nối thương mại; là giải pháp giúp doanh nghiệp tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Xuất khẩu cà phê: Gia tăng tỷ trọng chế biến sâu

Xuất khẩu cà phê: Gia tăng tỷ trọng chế biến sâu

Khối lượng xuất khẩu cà phê chế biến sâu đã tăng từ mức 8,8% năm 2022 lên 9,6% năm 2024. Đây là một chỉ dấu tốt cho sự tăng trưởng xuất khẩu của ngành.
Viet Nam International Sourcing 2025: Bắt tay quốc tế, tăng tốc xuất khẩu, hút khách du lịch

Viet Nam International Sourcing 2025: Bắt tay quốc tế, tăng tốc xuất khẩu, hút khách du lịch

Viet Nam International Sourcing 2025 không chỉ tập trung kết nối doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu trong và ngoài nước mà là cầu nối để quảng bá du lịch Việt Nam
TS. Tô Hoài Nam: Xanh hóa là ‘chìa khóa’ giúp hàng Việt vượt rào thuế quan

TS. Tô Hoài Nam: Xanh hóa là ‘chìa khóa’ giúp hàng Việt vượt rào thuế quan

TS.Tô Hoài Nam cho rằng, doanh nghiệp cần xanh hóa sản phẩm, tận dụng FTA để đa dạng thị trường xuất khẩu, ứng phó với khó khăn hiện tại.
Việt Nam sẵn sàng cùng ASEAN đối thoại với Hoa Kỳ về thuế quan

Việt Nam sẵn sàng cùng ASEAN đối thoại với Hoa Kỳ về thuế quan

Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên cho biết, Việt Nam sẵn sàng cùng ASEAN để cùng nhau xử lý những khó khăn liên quan đến thuế quan của Hoa Kỳ.
Chi tiết chỉ tiêu xuất khẩu từng mặt hàng nông thủy sản

Chi tiết chỉ tiêu xuất khẩu từng mặt hàng nông thủy sản

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng toàn ngành 4% và kim ngạch xuất khẩu 65 tỷ USD, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đặt chỉ tiêu cho từng nhóm ngành hàng cụ thể.
EU ‘siết’ nhập khẩu thép và điện tử, thương vụ cảnh báo nóng

EU ‘siết’ nhập khẩu thép và điện tử, thương vụ cảnh báo nóng

EU đang siết nhập khẩu một số mặt hàng có xuất xứ từ Trung Quốc như thép, điện tử... Doanh nghiệp Việt Nam cùng xuất khẩu mặt hàng này cần lưu ý một số nguy cơ.
Chính sách thuế quan tác động gì tới người tiêu dùng Mỹ?

Chính sách thuế quan tác động gì tới người tiêu dùng Mỹ?

Chính sách thuế quan mới của Mỹ đang tạo ra những biến động đáng kể trong thị trường tiêu dùng Mỹ, ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả của nhiều mặt hàng.
Xuất khẩu sang EU: Đừng để thói quen làm mất thị trường

Xuất khẩu sang EU: Đừng để thói quen làm mất thị trường

Quy định của EU rất rõ ràng và hướng đến bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Tuy nhiên, đôi khi doanh nghiệp Việt ‘lơ đễnh’ có thể dẫn đến việc bị cấm nhập khẩu.
Nhìn lại những lần doanh nghiệp Việt vượt

Nhìn lại những lần doanh nghiệp Việt vượt 'bão' thuế quan: Bộ Công Thương luôn sát cánh

Dù nhiều lần bị điều tra, áp thuế song doanh nghiệp Việt luôn chủ động, linh hoạt các giải pháp bên cạnh sự hỗ trợ của Chính phủ, Bộ Công Thương để vượt bão.
Giá gạo xuất khẩu tăng, doanh nghiệp chưa vội chốt đơn hàng

Giá gạo xuất khẩu tăng, doanh nghiệp chưa vội chốt đơn hàng

Vụ Đông Xuân gần kết thúc, lượng lúa trong dân không còn nhiều, giá gạo xuất khẩu tăng trở lại, dù vậy, doanh nghiệp chưa vội chốt đơn.
Thức ăn cá tra cần một chiến lược công thương trước sóng thuế quan

Thức ăn cá tra cần một chiến lược công thương trước sóng thuế quan

Giá thức ăn chạm trần, thuế phòng vệ tăng cao, ngành cá tra đứng trước sóng gió kép – đã đến lúc cần một chiến lược công thương đủ tầm và đủ sâu.
TS Võ Trí Thành: Từ thách thức thuế quan đến cơ hội cải cách kinh tế

TS Võ Trí Thành: Từ thách thức thuế quan đến cơ hội cải cách kinh tế

“Trong nguy có cơ”, TS. Võ Trí Thành cho rằng, việc Hoa Kỳ áp thuế là cơ hội để tái cấu trúc nền kinh tế, là dịp để doanh nghiệp xuất khẩu nhìn lại chính mình.
Các lô hàng đang trên đường đến Mỹ bị áp thuế ra sao?

Các lô hàng đang trên đường đến Mỹ bị áp thuế ra sao?

Hàng hóa đang trên đường đến Mỹ sẽ không bị áp thuế đối ứng, theo thông báo mới từ Cơ quan Hải quan Mỹ, giúp doanh nghiệp xuất khẩu giảm lo ngại về chi phí.
Argentina tuyên bố thoả thuận thuế 0%, Campuchia đề nghị 5% với Mỹ

Argentina tuyên bố thoả thuận thuế 0%, Campuchia đề nghị 5% với Mỹ

Ngày 2/4/2025, Mỹ công bố chính sách thuế quan mới. Trong đó, Argentina bị áp mức thuế 10%, trong khi Campuchia phải đối mặt với mức thuế lên tới 49%.
Kiểm soát thương mại chiến lược: Đòn bẩy tái cân bằng xuất nhập khẩu

Kiểm soát thương mại chiến lược: Đòn bẩy tái cân bằng xuất nhập khẩu

Dự thảo Nghị định về thương mại chiến lược là một bước đi quan trọng nhằm định hình lại chính sách xuất nhập khẩu theo hướng chủ động, có định hướng...
Bộ trưởng Bộ Tài chính cập nhật kịch bản tăng trưởng mới

Bộ trưởng Bộ Tài chính cập nhật kịch bản tăng trưởng mới

Để đạt mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên thì 9 tháng cuối năm cần tăng khoảng 8,3%; tăng trưởng quý II là 8,2%, quý III và quý IV lần lượt là 8,3% và 8,4%.
Mobile VerionPhiên bản di động