Thứ tư 16/04/2025 19:32

Xuất khẩu gỗ, sản phẩm gỗ 2 tháng gặp nhiều thuận lợi

Hai tháng đầu năm 2025, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 2,45 tỷ USD, tăng 9,4% so với cùng kỳ.

Theo số liệu thống kê của Cục Hải quan, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong tháng 2/2025 đạt, 3 tỷ USD, giảm 27,7% so với tháng 1/2025, nhưng tăng 33,9% so với tháng 2/2024; trong đó, trị giá xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 665,7 triệu USD, giảm 32,2% so với tháng 1/2025, nhưng tăng 38,9% so với tháng 2/2024. Tính chung 2 tháng đầu năm 2025, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 2,45 tỷ USD, tăng 9,4% so với cùng kỳ năm 2024; trong đó, trị giá xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 1,65 tỷ USD, tăng 9,1% so với cùng kỳ năm 2024.

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong 2 tháng đầu năm 2025 gặp nhiều thuận lợi, trị giá xuất khẩu tới các thị trường chính đều ghi nhận mức tăng trưởng tích cực. Dẫn đầu về trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ là thị trường Hoa Kỳ đạt 1,3 tỷ USD, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm 2024. Hoa Kỳ là thị trường tiêu thụ gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam, với trị giá chiếm 53,1% tổng trị giá xuất khẩu. Tiếp theo là xuất khẩu tới thị trường Nhật Bản đạt 323,4 triệu USD, tăng 21%, chiếm 13,2%; Trung Quốc đạt 259,9 triệu USD, giảm 15,2%, chiếm 10,6%; Hàn Quốc đạt 119,5 triệu USD, tăng 6,3%, chiếm 4,9%, Canada đạt 43,7 triệu USD, tăng 21,6%, chiếm 1,8%...

Hai tháng đầu năm 2025, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 2,45 tỷ USD, tăng 9,4% so với cùng kỳ. Ảnh minh họa

Mặc dù trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt kết quả tốt trong 2 tháng đầu năm 2025, nhưng trong thời gian tới ngành hàng này vẫn còn đối diện với nhiều khó khăn, khi các thị trường xuất khẩu chính ngày càng yêu cầu chặt chẽ việc kiểm soát nguồn gốc của gỗ, cụ thể: Bảo đảm hợp pháp, không làm mất rừng, sản xuất xanh, giảm phát thải khí nhà kính, giá gỗ nguyên liệu nhập khẩu tăng do nguồn cung bị hạn chế.

Ngoài ra, cạnh tranh gay gắt từ các nước cung cấp lớn khác, trong đó Trung Quốc, Malaysia, Indonesia cũng là những nước xuất khẩu gỗ lớn, có lợi thế về công nghệ và chi phí. Do đó, để ngành gỗ phát triển bền vững, bên cạnh việc đáp ứng các quy định, tiêu chuẩn về xuất xứ, môi trường, các doanh nghiệp Việt Nam cần đầu tư vào công nghệ chế biến, nâng cao chất lượng sản phẩm để duy trì lợi thế cạnh tranh và mở rộng xuất khẩu sang các thị trường mới.

Tình hình xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam qua các tháng năm 2024 - 2025 (ĐVT: triệu USD)

Nguồn: Cục Hải quan Việt Nam

Tháng 1/2025, Cannada vẫn tiếp tục xu hướng giảm nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ từ thị trường Trung Quốc và Hoa Kỳ, nhưng tăng đáng kể nhập khẩu từ thị trường Việt Nam, đạt 36,4 triệu USD, tăng 21,6% so với tháng 1/2024. Tỷ trọng nhập khẩu từ Việt Nam cũng mở rộng từ 15,6% (tháng 1/2024) lên 19,8% trong tháng 1/2025.

Nhật Khôi
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu gỗ

Tin cùng chuyên mục

Thêm 4 Nghị định thư xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Đơn hàng tốt, doanh nghiệp dệt may thu lãi lớn

Bộ Công Thương sẽ ký 4 thỏa thuận hợp tác với Trung Quốc

Thương mại Việt -Trung: Bộ Công Thương thúc đẩy hợp tác sâu tới nhiều địa phương

Bộ Công Thương thúc đẩy thương mại Việt Nam - Trung Quốc

Lý giải xuất nhập khẩu qua Lạng Sơn đạt 17,8 tỷ USD

Chặn gian lận xuất xứ, Bộ Công Thương đề nghị quản lý chặt nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu

Viet Nam International Sourcing 2025: Gỡ điểm nghẽn chuỗi cung ứng, tạo sức bật cho hàng Việt

Xuất khẩu cà phê: Gia tăng tỷ trọng chế biến sâu

Viet Nam International Sourcing 2025: Bắt tay quốc tế, tăng tốc xuất khẩu, hút khách du lịch

TS. Tô Hoài Nam: Xanh hóa là ‘chìa khóa’ giúp hàng Việt vượt rào thuế quan

Việt Nam sẵn sàng cùng ASEAN đối thoại với Hoa Kỳ về thuế quan

Chi tiết chỉ tiêu xuất khẩu từng mặt hàng nông thủy sản

EU ‘siết’ nhập khẩu thép và điện tử, thương vụ cảnh báo nóng

Chủ động thích ứng, xuất khẩu gỗ hướng đến 18 tỷ USD

Chính sách thuế quan tác động gì tới người tiêu dùng Mỹ?

Xuất khẩu sang EU: Đừng để thói quen làm mất thị trường

Nhìn lại những lần doanh nghiệp Việt vượt 'bão' thuế quan: Bộ Công Thương luôn sát cánh

Giá gạo xuất khẩu tăng, doanh nghiệp chưa vội chốt đơn hàng

Thức ăn cá tra cần một chiến lược công thương trước sóng thuế quan