Thứ sáu 18/04/2025 08:35

Việt Nam thu hút gần 4,29 tỉ USD dòng vốn FDI

Tính đến ngày 20/2, theo Tổng cục Thống kê, tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam đạt gần 4,29 tỉ USD, tăng 38,6% so với cùng kỳ năm trước.

Đây tiếp tục là một trong những điểm sáng của bức tranh tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2024. Trong đó, chỉ số sản xuất công nghiệp 2 tháng đầu năm 2024 ước tăng 5,7% so với cùng năm 2023 giảm 2,9%.

Cả nước có 39.553 dự án còn hiệu lực với tổng vốn FDI đăng ký 473,1 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt gần 300 tỷ USD, bằng gần 63,4% tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực.

Kết thúc năm 2023, TP. HCM vẫn là địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút vốn FDI với 5,85 tỷ USD

Cụ thể, ngành chế biến, chế tạo tăng 5,9%. Một số ngành công nghiệp trọng điểm cấp II tăng cao như sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất tăng 27,7%. Sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế tăng 25,3%, sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 24,3%. Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế tăng 23,4%. Sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu tăng 23,2%. Sản xuất thiết bị điện tăng 22,1%. Dệt tăng 17,6%.

Vốn đầu tư tập trung nhiều vào các tỉnh, thành phố có nhiều lợi thế về cơ sở hạ tầng tốt, nguồn nhân lực ổn định, nỗ lực cải cách thủ tục hành chính và năng động trong công tác xúc tiến đầu tư,… như Thủ đô Hà Nội, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bắc Ninh, Đồng Nai, Bắc Giang, TP. HCM, TP. Hải Phòng, Hưng Yên. Riêng 10 địa phương này đã chiếm 74,3% số dự án mới và 81,7% số vốn đầu tư của cả nước.

Nhóm các nhà đầu tư truyền thống và đến từ châu Á vẫn là các đối tác lớn nhất trong 2 tháng đầu năm. Trong đó, Singapore, Hong Kong, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc đã chiếm tới 77% số dự án đầu tư mới và gần 85,5% tổng vốn đầu tư đăng ký của cả nước.

Hiện nay các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã rót vốn vào 19/21 ngành nghề. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng cao nhất với gần 285,4 tỷ USD, chiếm 60,3% tổng vốn đầu tư. Các ngành kinh doanh bất động sản với hơn 69,6 tỷ USD, chiếm 14,7% tổng vốn đầu tư. Sản xuất, phân phối điện với gần 40,7 tỷ USD, chiếm gần 8,6% tổng vốn đầu tư.

Hoạt động xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài trong 2 tháng đầu năm đóng vai trò quan trọng, là bệ đỡ giúp cả nước xuất siêu khoảng 4,63 tỷ USD. Khu vực này xuất siêu trên 8,9 tỷ USD kể cả dầu thô và xuất siêu trên 8,6 tỷ USD không kể dầu thô, bù đắp phần nhập siêu 4,29 tỷ USD của khu vực doanh nghiệp trong nước.

Đức Lâm
Bài viết cùng chủ đề: vốn FDI

Tin cùng chuyên mục

HCMC FOODEX 2025: Mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu

Trung Quốc ủng hộ Việt Nam mở thêm Văn phòng xúc tiến thương mại

Beauty Summit 2025: Cơ hội xúc tiến thương mại ngành làm đẹp

Phát triển chuỗi sản phẩm từ muối Tuyết Diêm, Phú Yên

Cơ hội nào cho doanh nghiệp Việt tại thị trường Trùng Khánh?

Xúc tiến thương mại, giao thương giữa Việt Nam - Trùng Khánh

Xúc tiến thương mại thực phẩm Việt Nam vào thị trường Singapore

Cá tép dầu sấy khô: Vươn tầm chinh phục thị trường lớn

SaigonTex - SaigonFabric 2025 mở ra cơ hội giao thương cho ngành dệt may

Sắp diễn ra Tuần lễ Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2025

Doanh nghiệp Việt Nam – Trung Quốc tìm kiếm cơ hội kết nối giao thương

Cơ hội nào cho Việt Nam trên ‘miền đất hứa’ Halal?

Bí quyết đưa mật ong Tam Đảo vươn tầm quốc tế

Giao ban xúc tiến thương mại: Chủ động thích ứng trước biến động

Chuyển đổi xanh và số hóa: Cơ hội vàng cho xuất khẩu

Thương vụ hiến kế doanh nghiệp Việt chinh phục thị trường Halal

Giao ban xúc tiến thương mại với thương vụ tháng 3/2025: Cơ hội từ thị trường Halal

Cơ hội vươn tầm quốc tế qua thương mại điện tử

Tiềm năng nào cho hợp tác doanh nghiệp Việt Nam - Belarus?

Việt Nam - Belarus thúc đẩy thương mại song phương