Thứ hai 23/12/2024 22:43

Trung Quốc dẫn đầu về số lượng dự án đầu tư mới vào ngành gỗ năm 2023

28 dự án với vốn đầu tư 106,63 triệu USD, Trung Quốc chiếm 49,1% về số dự án và chiếm tới 35,5% về tổng vốn đầu tư nước ngoài vào ngành gỗ trong năm 2023.

Trung Quốc chiếm gần 50% số dự án FDI mới vào ngành gỗ

Báo cáo Hoạt động của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong ngành gỗ năm 2023 do nhóm nghiên cứu của Tổ chức Forest Trends và các Hiệp hội gỗ phối hợp thực hiện cho thấy, năm 2023, các dự án đầu tư FDI vào ngành gỗ tăng cả về số lượng và vốn đầu tư ở cả 3 hình thức đầu tư gồm đầu tư mới, điều chỉnh vốn, và góp vốn mua cổ phần.

Trung Quốc dẫn đầu về số lượng dự án đầu tư mới vào ngành gỗ năm 2023

Theo đó, với đầu tư mới, số dự án và số vốn mới tăng lần lượt trên 2 lần và 3,3 lần so với năm 2022. Năm 2020, ngành gỗ tiếp nhận 63 dự án mới với 372,68 triệu USD, giảm 36,4% về số dự án và 48,7% về vốn đầu tư so với năm 2019. Năm 2021, số lượng các dự án đầu tư mới vào ngành tiếp tục giảm chỉ nhận 35 dự án với số vốn 332,84 triệu USD giảm 44,4% về số dự án và 10,7% về vốn đầu tư. Năm 2022, số dự án đầu tư mới chỉ nhận được 28 dự án với số vốn 90,25 triệu USD, giảm 20% về số dự án và 72,9% về số vốn. Năm 2023, ngành gỗ nhận được 57 dự án đầu tư mới, với số vốn 300,06 triệu USD.

Năm 2023, có 12 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư các dự án mới vào ngành gỗ, tuy nhiên số vốn đầu tư chủ yếu tập trung ở các quốc gia/vùng lãnh thổ như Trung Quốc, Singapore, Nhật Bản, Hồng Kông (Trung Quốc) và Seychelles. Đặc biệt, trong năm 2023 Hà Lan là quốc gia mới góp mặt trong danh sách các quốc gia/vùng lãnh thổ có vốn đầu tư lớn.

Cụ thể, với 28 dự án đầu tư với vốn đầu tư 106,63 triệu USD, Trung Quốc chiếm 49,1% về số dự án và chiếm tới 35,5% về tổng vốn đầu tư nước ngoài vào ngành gỗ trong năm 2023. Singapore với 7 dự án mới với số vốn 35,28 triệu USD, chiếm gần 12,3% về số dự án và 11,8% về vốn đầu tư. Hồng Kông (Trung Quốc) với 5 dự án mới, số vốn đầu tư 23,21 triệu USD, chiếm 8,8% về số dự án và 7,7% về tổng vốn đầu tư.

Seychelles với 4 dự án mới; Nhật Bản với 4 dự án mới; Hoa Kỳ với 3 dự án; Hà Lan 1 dự án. Ngoài ra, năm 2023, Việt Nam còn nhận vốn đầu tư mới từ các quốc gia/vùng lãnh thổ như: Đài Loan (Trung Quốc); Quần đảo Marshall.

Về quy mô vốn đầu tư bình quân của mỗi dự án FDI mới trong 2023 đạt khoảng 5,26 triệu USD/dự án, tăng 1,6 lần so với trước đó.

Trong đó, Nhật Bản có quy mô vốn đầu tư trung bình của mỗi dự án lớn nhất, đạt trên 11,2 triệu USD/dự án. Đài Loan (Trung Quốc) xếp ở vị trí thứ hai với quy mô vốn trung bình đạt 8,25 triệu USD/ dự án. Seychelles đứng ở vị trí thứ 3 với vốn trung bình 5,5 triệu USD/dự án. Singapore xếp thứ tư về quy mô vốn đầu tư của mỗi dự án, đạt mức 5,04 triệu USD/dự án. Hồng Kông (Trung Quốc) vốn đầu tư trung bình đạt trên 4,64 triệu USD/1 dự án. Hà Lan 1 dự án với vốn đầu tư gần 31,99 triệu USD. Mặc dù Trung Quốc, quốc gia đứng đầu về số dự án đầu tư, nhưng vốn trung bình/1 dự án chỉ ở mức 3,81 triệu USD/ dự án.

Năm 2023, số các dự án góp vốn mua cổ phần đạt 36 lượt, với tổng vốn góp đạt 139,83 triệu USD, tăng 9,1% về số lượt và 27,1% về về số vốn góp so với cùng kỳ năm 2022.

Có 9 quốc gia và vùng lãnh thổ có các dự án góp vốn mua cổ phẩn trong ngành gỗ năm 2023, tập trung ở các nước/vùng lãnh thổ như Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Singapore và Hoa Kỳ. Đây cũng chính là các quốc gia/vùng lãnh thổ đứng đầu trong danh sách góp vốn mua cổ phần trong năm 2023. Năm 2022, mức góp vốn mua cổ phần trung bình là khoảng 3,33 triệu USD/lượt, tăng 7,3 lần so với mức vốn góp trung bình cho 1 dự án vào năm 2021 (0,45 triệu USD). Tới năm 2023, mức góp vốn trung bình mua cổ phần tăng lên 3,88 triệu USD/lượt tăng 1,2 lần so với năm trước.

Năm 2023, có 10 quốc gia/vùng lãnh thổ điều chỉnh vốn đầu tư vào các dự án ngành gỗ, với 35 lượt, đạt 57,24 triệu USD, tăng 16,7% về số lượt và 7,8% về số vốn so với năm 2022.

Doanh nghiệp FDI vẫn chiếm gần phân nửa tổng kim ngạch xuất khẩu

Năm 2023, Việt Nam có 4.508 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu trực tiếp với kim ngạch đạt trên 13,18 tỷ USD. Số lượng doanh nghiệp FDI tham gia xuất khẩu là 706, chiếm 17,4% trong tổng số doanh nghiệp xuất khẩu, giảm 0,8% so với số doanh nghiệp FDI tham gia xuất khẩu năm 2022. Giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI này đạt gần 6,25 tỷ USD, giảm 18,3% so với năm trước đó, chiếm 47,4% tổng giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của cả nước.

Trong năm 2023, các doanh nghiệp FDI có vốn đầu tư từ Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Quần đảo Virgin thuộc Anh, Singapore và Nhật Bản dẫn đầu về giá trị xuất khẩu. Tổng kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI thuộc 5 quốc gia/ vùng lãnh thổ trên đạt 4,75 triệu USD, chiếm 76% tổng kim ngạch xuất khẩu của khối FDI.

Khối doanh nghiệp FDI là một trong những động lực phát triển quan trọng của nền kinh tế với các yếu tố đầu vào quan trọng để phát triển như sức mạnh về vốn, trình độ quản lý, công nghệ và khả năng tiếp cận thị trường. Chính phủ cũng kỳ vọng rằng theo thời gian, các yếu tố đầu vào này sẽ được lan tỏa sang khối doanh nghiệp Việt Nam.

Đầu tư nước ngoài (FDI) đã trở thành một hợp phần quan trọng của ngành gỗ. Số lượng doanh nghiệp FDI tham gia ngành và kim ngạch xuất khẩu của khối này luôn có sự tăng trưởng ổn định trong những năm vừa qua.

Tuy nhiên, kết quả hoạt động của các doanh nghiệp FDI trong ngành gỗ hiện nay cho thấy một điều đáng suy ngẫm đối với ngành gỗ Việt. Theo đó, số lượng doanh nghiệp FDI tham gia xuất khẩu trực tiếp nhỏ nhưng kim ngạch xuất khẩu gỗ lại rất lớn. Điều này thể hiện tính vượt trội trong khâu xuất khẩu của khối này so với khối doanh nghiệp nội địa. Ưu thế này có thể đến từ nhiều yếu tố như quy mô sản xuất/đầu tư, trình độ quản lý, công nghệ, khả năng tiếp cận thị trường,…

Ông Trần Lê Huy – Phó Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định (FPA Bình Định) – nhận định, đến nay, kết nối giữa các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp Việt còn hạn chế. Chính phủ và các hiệp hội gỗ cần thúc đẩy việc hình thành môi trường thể chế và chính sách phù hợp, nhằm khuyến khích cho việc hình thành kết nối giữa khối doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp Việt. Kết nối này cũng nên bao gồm sự tham gia mạnh mẽ và thực tế hơn của khối doanh nghiệp FDI vào các thảo luận chính sách có liên quan tới sự phát triển của ngành. Việc thực hiện những điều này sẽ góp phần thúc đẩy ngành gỗ Việt Nam phát triển bền vững trong tương lai.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu gỗ

Tin cùng chuyên mục

Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất

Dự kiến năm 2025, trái chanh leo Việt Nam sẽ được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?

Điểm danh những nhóm sản phẩm xuất khẩu chịu tác động của Thoả thuận Xanh châu Âu

Bức tranh sáng cho hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025

Tổng cục Hải quan tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Xuất khẩu cà phê chế biến sâu: ‘Chìa khoá’ xây dựng bền vững thương hiệu

Năm 2024, xuất khẩu nông - lâm - thủy sản bứt phá ngoạn mục

Việt Nam nhập khẩu gần 1,98 triệu tấn đậu tương trong 11 tháng năm 2024

Dự báo nào cho xuất khẩu rau, quả năm 2025?

Xuất khẩu bền vững sang EU: Nâng cao giá trị sản phẩm để 'thoát kiếp' gia công