Thứ bảy 26/04/2025 04:50
Hội nghị giao ban Xúc tiến thương mại với Hệ thống Thương vụ ở nước ngoài tháng 7/2024

Trao đổi, tìm giải pháp phát triển thị trường sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo

Hội nghị giao ban Xúc tiến thương mại với Hệ thống Thương vụ ở nước ngoài tháng 7 diễn ra sáng 29/7 do Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương tổ chức.

Chương trình Hội nghị giao ban Xúc tiến thương mại với Hệ thống Thương vụ ở nước ngoài tháng 07 năm 2024 với chủ đề “Xúc tiến thương mại phát triển thị trường sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo”.

Hội nghị có sự tham gia của đại diện lãnh đạo Bộ Công Thương, đại diện các Cục, Vụ, các Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài và các Hiệp hội, địa phương cùng tham dự theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Theo Cục Xúc tiến thương mại, công nghiệp chế biến, chế tạo luôn được đánh giá là một trong những ngành kinh tế chủ chốt, đóng vai trò là động lực dẫn dắt tăng trưởng của nền kinh tế, thúc đẩy thương mại, xuất khẩu, đặc biệt một số nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chủ lực như: Dệt may, da giày, cơ khí, điện tử, công nghiệp hỗ trợ,….

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tháng 6/2024

Tiếp nối đà phục hồi từ cuối năm 2023 và những tháng đầu năm 2024, sản xuất công nghiệp tiếp tục cho thấy sự khởi sắc và có đóng góp tích cực đối với kết quả tăng trưởng chung của cả nền kinh tế.

Giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp 6 tháng đầu năm 2024 ước tính tăng 7,54% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo khẳng định vai trò dẫn dắt với tốc độ tăng 8,67%, đóng góp 2,14 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế.

Trong 6 tháng cuối năm 2024, bối cảnh quốc tế và trong nước có những yếu tố thuận lợi nhưng phát triển sản xuất và thương mại 6 tháng cuối năm cũng đối diện với không ít khó khăn, thách thức. Căng thẳng địa chính trị, cạnh tranh nước lớn ngày càng gia tăng, sự phục hồi của các đối tác thương mại lớn còn chậm; rủi ro gián đoạn chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất toàn cầu, giá cước vận tải tăng cao tác động trực tiếp tới hoạt động xuất nhập khẩu và nền kinh tế có độ mở lớn của Việt Nam.

Hoạt động xuất nhập khẩu vẫn tiếp tục phụ thuộc vào một số thị trường, mặt hàng và khu vực FDI. Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực sang các thị trường lớn (EU, Mỹ) tiếp tục phải đối mặt với các áp lực về điều tra phòng vệ thương mại, các rào cản kỹ thuật liên quan đến môi trường, phát triển bền vững, chuyển đổi xanh.... Các doanh nghiệp công nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp xuất khẩu tiếp tục gặp khó trong việc mở rộng và đa dạng hóa thị trường do chi phí nguyên vật liệu đầu vào, chi phí tuân thủ cao (đặc biệt với các quy định, tiêu chuẩn mới).

Theo đó, Hội nghị sẽ tập trung vào các nội dung như: Thông tin về tình hình sản xuất, xuất khẩu của các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo (dệt may, da giầy, cơ khí, điện tử, công nghiệp hỗ trợ), kế hoạch phát triển thị trường và các nhu cầu hỗ trợ xúc tiến thương mại của địa phương, ngành hàng, doanh nghiệp; thông tin cập nhật về chính sách của các nước, khuyến nghị đối với hoạt động xúc tiến thương mại tại các thị trường xuất khẩu trọng điểm, tiềm năng của sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo.

Đồng thời, tại hội nghị, đại diện các Thương vụ Việt Nam, đại diện các Vụ, Cục thuộc Bộ sẽ cùng trao đổi, giải đáp những vấn đề nhằm tháo gỡ khó khăn,vướng mắc nhằm để hỗ trợ địa phương, ngành hàng, thúc đẩy xúc tiến thương mại, phát triển thị trường sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo trọng tâm và có hiệu quả.

Đỗ Nga - Phương Cúc
Bài viết cùng chủ đề: Xúc tiến thương mại quốc gia

Tin cùng chuyên mục

Cà phê, trà và trái cây Việt đón cơ hội từ Kazakhstan

'Cách mạng' logistics: AI, IoT, blockchain đang 'viết' lại chuỗi cung ứng

Tiềm năng rộng mở cho doanh nghiệp Việt tại thị trường Nga

Vận tải thủy - 'lực đẩy' âm thầm của logistics xanh

Infographic |Xuất khẩu hồ tiêu cả nước quý 1/2025 tăng trưởng mạnh

Ấn Độ áp thuế tự vệ tạm thời với thép cán phẳng hợp kim

Không còn 'hậu cần', logistics giờ là dịch vụ công nghệ cao

Hạ tầng - công nghệ - pháp lý: Ba trụ cột logistics bền vững

Triển lãm nguồn cung ứng toàn cầu thu hút 400 doanh nghiệp

Cơ hội nào để logistics phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0?

Nâng cao năng lực phát triển, quản lý chợ tại Gia Lai

Ông Trần Thanh Hải: Chuyển đổi số ngành dịch vụ logistics là không thể chậm trễ!

Số hóa dịch vụ logistics: Không để doanh nghiệp ‘lạc nhịp’ cuộc chơi 4.0

Việt Nam - Mexico: Đẩy mạnh hợp tác khai thác tiềm năng thương mại

Hội chợ nông sản - Bệ phóng để hợp tác xã bứt phá

Tiếp nhận cấp C/O, CNM và mã số REX từ VCCI: Bộ Công Thương không để doanh nghiệp gián đoạn hoạt động

Đà Nẵng: Xây dựng chính sách xúc tiến thương mại đột phá hơn

Thêm xung lực, thương mại Việt - Lào hướng mốc 10 tỷ USD

Từ 5/5/2025, VCCI chấm dứt cấp C/O, CNM và mã số REX

Bộ Công Thương triển khai nhiệm vụ mới về cấp C/O không ưu đãi từ ngày 5/5