Thứ hai 05/05/2025 15:05

Trải nghiệm thú vị cùng trang phục dân tộc tại bản Cát Cát

Thuê, mặc thử, chech-in cùng những bộ trang phục dân tộc là trải nghiệm vô cùng thú vị của mỗi du khách khi đến với bản Cát Cát thị xã Sa Pa.

Nở rộ dịch vụ cho thuê trang phục dân tộc

Là một bản làng nhỏ mộc mạc, cuốn hút với những nếp nhà gỗ đơn sơ, cùng những tấm thổ cẩm rực rỡ sắc màu, thác nước tung bọt trắng xóa, bản Cát Cát, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai trở thành địa điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách.

Trải nghiệm thú vị cùng trang phục dân tộc tại bản Cát Cát
Cửa hàng cho thuê trang phục dân tộc tại bản Cát Cát mọc lên rất nhiều

Nhiều du khách đến với bản du lịch Cát Cát thường có nhu cầu được khoác lên mình những bộ trang phục dân tộc để trải nghiệm văn hóa của đồng bào. Nhờ đó những năm gần đây loại hình kinh doanh cho thuê trang phục dân tộc tại bản Cát Cát mọc lên rất nhiều. Trên con đường vào bản khoảng gần 100m mà có tới hàng chục cửa hàng cho thuê trang phục dân tộc lớn nhỏ. Vào cửa hàng, du khách thỏa mái lựa chọn trang phục của hàng chục dân tộc khác nhau.

Giá thuê các bộ trang phục dân tộc cũng có nhiều giá, bộ rẻ khoảng 40 - 50 nghìn đồng/bộ, trung bình khoảng 150 - 200 nghìn đồng/bộ. Tuy nhiên cũng có những bộ trang phục lên tới hàng triệu đồng/bộ.

Trang phục dân tộc Mông chiếm đa số trong cửa hàng
Tuy nhiên trang phục Tây Tạng và Mông Cổ cũng rất nhiều
Vào ngày lễ, tết nhiều cửa hàng bị “cháy” trang phục Tây Tạng và Mông Cổ

Một chủ cửa hàng cho thuê trang phục dân tộc tại bản Cát Cát bật mí, trước đây tôi kinh doanh hàng ăn uống, nhận thấy nhu cầu thuê quần áo của khách du lịch phát triển, tôi chuyển hẳn sang dịch vụ cho thuê trang phục dân tộc. Trung bình một ngày cho thuê cũng được một vài chục bộ, những ngày lễ, tết nhiều khi lên tới trên dưới trăm bộ.

Du khách thả dáng cùng bộ trang phục dân tộc Mông

Chị Tuyết Mai vừa từ Hà Nội lên chia sẻ: Đây là lần thứ 2 tôi đến du lịch bản Cát Cát. Bản Cát rất đẹp và nhiều nơi để chụp hình chech-in. Hôm nay tôi đi cùng nhóm bạn bè cùng nhau thuê trang phục đồng bào Mông để chụp hình. Việc khoác lên mình bộ trang phục dân tộc Mông chính là cơ hội để chùng tôi hóa thân thành những người bản địa cũng như ghi lại những bộ hình đẹp nhất tại bản Cát Cát.

Xuất hiện nhiều trang phục Tây Tạng và Mông Cổ

Bên cạnh việc khoác lên mình bộ trang phục dân tộc Mông, Dao, Tày, Thái… còn rất nhiều khách du lịch thuê trang phục của người Tây Tạng hay Mông Cổ để mặc. Nhiều du khách còn cầu kỳ đầu tư thêm các phụ kiện như mũ lông, giày vải, cung tên, trượng may mắn, vòng xương... và cưỡi ngựa để chụp hình cho sinh động. Do nhu cầu thuê trang phục Tây Tạng, Mông Cổ ngày càng lớn nên hầu như cửa hàng nào của bản Cát Cát cũng có từ chục bộ đến vài chục bộ. Vào những ngày cuối tuần, lễ tết, nhiều cửa hàng bị “cháy” hàng do không đủ số lượng trang phục Tây Tạng, Mông Cổ cho thuê.

Du khách chụp hình chech-in tại thác Tiên Sa cùng trang phục dân tộc
Du khách chụp hình với trang phục Mông Cổ, kèm phụ kiện
Bộ trang phục Tây Tạng chụp với khung cảnh này liệu có phù hợp?

Trào lưu chụp ảnh cùng trang phục Tây Tạng, Mông Cổ cùng những bộ ảnh xuất hiện ngày càng nhiều tại khung cảnh bản Cát Cát, khiến nhiều người thích thú. Việc ngày càng có nhiều du khách đến với bản Cát Cát trải nghiệm, chụp hình góp phần tạo thêm loại hình dịch vụ mới và thu nhập cho đồng bào nơi đây. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn không ít ý kiến bày tỏ băn khoăn, nhiều ý kiến bày tỏ không đồng tình với việc mặc đồ Tây Tạng, Mông Cổ với thắng cảnh tại bản Cát Cát theo trào lưu làm đánh mất bản sắc dân tộc?

Du khách hóa thân thành những người dân bản địa

Thiết nghĩ, mỗi vùng đất mỗi dân tộc đều có những nét văn hóa bản địa đặc sắc mà thể hiện rõ nhất chính là qua những bộ trang phục dân tộc truyền thống. Việc chụp ảnh với những bộ trang phục dân tộc đặc trưng chính là cơ hội để chúng ta hóa thân thành những người dân bản địa, góp phần gìn giữ và bảo tồn bản sắc riêng vùng miền, dân tộc.

Phạm Tiệp
Bài viết cùng chủ đề: trang phục dân tộc

Tin cùng chuyên mục

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Người cao tuổi Kon Tum góp sức dựng xây nông thôn mới

Gia Lai tăng giá trị cho cà phê đặc sản

Gia Lai phát triển chợ vùng sâu, mở lối sinh kế bền vững

Từ chợ bản đến chuỗi siêu thị: Hành trình vươn xa của sản phẩm vùng dân tộc Bắc Giang

Dược liệu Quảng Nam: Từ sinh kế vùng cao đến trung tâm công nghiệp dược liệu quốc gia

VCAMart: 'Cú hích' cho nông sản vùng dân tộc thiểu số

‘Bắc cầu’ thị trường cho nông sản vùng cao: Khơi thông từ chính sách tới hành động