Trải nghiệm thú vị cùng trang phục dân tộc tại bản Cát Cát

Thuê, mặc thử, chech-in cùng những bộ trang phục dân tộc là trải nghiệm vô cùng thú vị của mỗi du khách khi đến với bản Cát Cát thị xã Sa Pa.
Lấy hình ảnh, trang phục dân tộc để mua vui: Cần phải xử lý mạnh tay Khám phá nét đặc sắc của trang phục truyền thống dân tộc Khơ Mú

Nở rộ dịch vụ cho thuê trang phục dân tộc

Là một bản làng nhỏ mộc mạc, cuốn hút với những nếp nhà gỗ đơn sơ, cùng những tấm thổ cẩm rực rỡ sắc màu, thác nước tung bọt trắng xóa, bản Cát Cát, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai trở thành địa điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách.

Trải nghiệm thú vị cùng trang phục dân tộc tại bản Cát Cát
Trải nghiệm thú vị cùng trang phục dân tộc tại bản Cát Cát
Trải nghiệm thú vị cùng trang phục dân tộc tại bản Cát Cát
Cửa hàng cho thuê trang phục dân tộc tại bản Cát Cát mọc lên rất nhiều

Nhiều du khách đến với bản du lịch Cát Cát thường có nhu cầu được khoác lên mình những bộ trang phục dân tộc để trải nghiệm văn hóa của đồng bào. Nhờ đó những năm gần đây loại hình kinh doanh cho thuê trang phục dân tộc tại bản Cát Cát mọc lên rất nhiều. Trên con đường vào bản khoảng gần 100m mà có tới hàng chục cửa hàng cho thuê trang phục dân tộc lớn nhỏ. Vào cửa hàng, du khách thỏa mái lựa chọn trang phục của hàng chục dân tộc khác nhau.

Giá thuê các bộ trang phục dân tộc cũng có nhiều giá, bộ rẻ khoảng 40 - 50 nghìn đồng/bộ, trung bình khoảng 150 - 200 nghìn đồng/bộ. Tuy nhiên cũng có những bộ trang phục lên tới hàng triệu đồng/bộ.

Trải nghiệm thú vị cùng trang phục dân tộc tại bản Cát Cát
Trang phục dân tộc Mông chiếm đa số trong cửa hàng
Trải nghiệm thú vị cùng trang phục dân tộc tại bản Cát Cát
Tuy nhiên trang phục Tây Tạng và Mông Cổ cũng rất nhiều
Trải nghiệm thú vị cùng trang phục dân tộc tại bản Cát Cát
Vào ngày lễ, tết nhiều cửa hàng bị “cháy” trang phục Tây Tạng và Mông Cổ

Một chủ cửa hàng cho thuê trang phục dân tộc tại bản Cát Cát bật mí, trước đây tôi kinh doanh hàng ăn uống, nhận thấy nhu cầu thuê quần áo của khách du lịch phát triển, tôi chuyển hẳn sang dịch vụ cho thuê trang phục dân tộc. Trung bình một ngày cho thuê cũng được một vài chục bộ, những ngày lễ, tết nhiều khi lên tới trên dưới trăm bộ.

Trải nghiệm thú vị cùng trang phục dân tộc tại bản Cát Cát
Du khách thả dáng cùng bộ trang phục dân tộc Mông

Chị Tuyết Mai vừa từ Hà Nội lên chia sẻ: Đây là lần thứ 2 tôi đến du lịch bản Cát Cát. Bản Cát rất đẹp và nhiều nơi để chụp hình chech-in. Hôm nay tôi đi cùng nhóm bạn bè cùng nhau thuê trang phục đồng bào Mông để chụp hình. Việc khoác lên mình bộ trang phục dân tộc Mông chính là cơ hội để chùng tôi hóa thân thành những người bản địa cũng như ghi lại những bộ hình đẹp nhất tại bản Cát Cát.

Xuất hiện nhiều trang phục Tây Tạng và Mông Cổ

Bên cạnh việc khoác lên mình bộ trang phục dân tộc Mông, Dao, Tày, Thái… còn rất nhiều khách du lịch thuê trang phục của người Tây Tạng hay Mông Cổ để mặc. Nhiều du khách còn cầu kỳ đầu tư thêm các phụ kiện như mũ lông, giày vải, cung tên, trượng may mắn, vòng xương... và cưỡi ngựa để chụp hình cho sinh động. Do nhu cầu thuê trang phục Tây Tạng, Mông Cổ ngày càng lớn nên hầu như cửa hàng nào của bản Cát Cát cũng có từ chục bộ đến vài chục bộ. Vào những ngày cuối tuần, lễ tết, nhiều cửa hàng bị “cháy” hàng do không đủ số lượng trang phục Tây Tạng, Mông Cổ cho thuê.

Trải nghiệm thú vị cùng trang phục dân tộc tại bản Cát Cát
Du khách chụp hình chech-in tại thác Tiên Sa cùng trang phục dân tộc
Trải nghiệm thú vị cùng trang phục dân tộc tại bản Cát Cát
Du khách chụp hình với trang phục Mông Cổ, kèm phụ kiện
Trải nghiệm thú vị cùng trang phục dân tộc tại bản Cát Cát
Bộ trang phục Tây Tạng chụp với khung cảnh này liệu có phù hợp?

Trào lưu chụp ảnh cùng trang phục Tây Tạng, Mông Cổ cùng những bộ ảnh xuất hiện ngày càng nhiều tại khung cảnh bản Cát Cát, khiến nhiều người thích thú. Việc ngày càng có nhiều du khách đến với bản Cát Cát trải nghiệm, chụp hình góp phần tạo thêm loại hình dịch vụ mới và thu nhập cho đồng bào nơi đây. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn không ít ý kiến bày tỏ băn khoăn, nhiều ý kiến bày tỏ không đồng tình với việc mặc đồ Tây Tạng, Mông Cổ với thắng cảnh tại bản Cát Cát theo trào lưu làm đánh mất bản sắc dân tộc?

Trải nghiệm thú vị cùng trang phục dân tộc tại bản Cát Cát
Du khách hóa thân thành những người dân bản địa

Thiết nghĩ, mỗi vùng đất mỗi dân tộc đều có những nét văn hóa bản địa đặc sắc mà thể hiện rõ nhất chính là qua những bộ trang phục dân tộc truyền thống. Việc chụp ảnh với những bộ trang phục dân tộc đặc trưng chính là cơ hội để chúng ta hóa thân thành những người dân bản địa, góp phần gìn giữ và bảo tồn bản sắc riêng vùng miền, dân tộc.

Phạm Tiệp
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: trang phục dân tộc

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Từ lợi thế có nhiều cảnh quan thiên nhiên tráng lệ, đa dạng văn hoá của đồng bào dân tộc thiểu số, Cao Bằng đang biến du lịch thành lực đẩy phát triển kinh tế.
Chợ miền núi Bắc Kạn:

Chợ miền núi Bắc Kạn: 'Khơi thông' dòng chảy hàng hoá

Không chỉ là nơi mua bán, chợ miền núi ở Bắc Kạn là không gian văn hóa cộng đồng, nhưng việc thiếu vốn và khó hút đầu tư đang khiến nhiều chợ xuống cấp.
Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Logistics nông sản tại khu vực miền núi là mắt xích then chốt nhưng cũng là "nút thắt cổ chai" trên hành trình đưa nông sản Việt vươn ra thị trường rộng lớn.
Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Những sản phẩm đặc trưng như miến đao, quế hữu cơ, mật ong bạc hà, sâm khoai... được bà con dân tộc thiểu số đưa lên “chợ mạng” thu về hàng tỷ đồng mỗi năm.
Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Tỉnh Đắk Lắk đang chủ động mở rộng đầu ra cho sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, tạo nền tảng vững chắc cho phát triển kinh tế bền vững.

Tin cùng chuyên mục

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Các địa phương trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã không ngừng nỗ lực thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc, từng bước đưa diện mạo nông thôn chuyển mình.
Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Giờ đây những món ăn đặc trưng của vùng nông thôn không chỉ gói gọn trong bếp lửa gia đình mà còn lan tỏa mạnh mẽ đến mọi miền nhờ ứng dụng công nghệ số.
Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Làng Canh Tiến, xã Canh Liên - xã "vùng lõm" cuối cùng đã được cấp điện, đánh dấu mốc 100% hộ dân toàn tỉnh Bình Định được sử dụng điện lưới quốc gia.
Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2025 không chỉ là dịp hội tụ văn hóa, mà còn là cơ hội quảng bá, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm đặc sản của đồng bào dân tộc thiểu số.
Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Nông sản sạch không chỉ nâng cao thu nhập mà còn thay đổi tư duy cũ, mở lối đi bền vững cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi.
Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Từ áp dụng công nghệ vào sản xuất đến việc mở rộng kênh tiêu thụ sản phẩm, phụ nữ nông thôn dần khẳng định vai trò quan trọng của cuộc cách mạng chuyển đổi số.
Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Chính sách hỗ trợ thiết thực cùng quyết tâm của bà con dân tộc thiểu số ở miền núi đã và đang tạo nên những thương hiệu sản phẩm ngày một mạnh.
Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Tại HTX Chè Thịnh An không chỉ làm chè mà còn làm văn hóa. Không chỉ bán sản phẩm, mà xây dựng cả câu chuyện về vùng đất chè nổi tiếng của Việt Nam.
Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Bằng nhiều giải pháp xúc tiến thương mại, tỉnh Thái Nguyên đang từng bước tháo gỡ nút thắt “đầu ra” cho sản phẩm của đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Ở nông thôn, những tủ sách nhỏ đang mở ra thế giới diệu kỳ cho trẻ em, văn hóa đọc dần bén rễ, nuôi dưỡng ước mơ và gieo mầm tri thức từ trang sách đầu đời.
Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê

Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê

Lễ cúng về nhà mới của người Hrê là phong tục lâu đời, nhằm tạ ơn thần linh, cầu mong ngôi nhà được chở che, gia chủ bình an, khỏe mạnh, cuộc sống no đủ.
Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Từ chợ truyền thống đến thương mại hiện đại, Bình Định đang dồn lực tìm đầu ra ổn định cho các sản phẩm đặc trưng vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Người cao tuổi Kon Tum góp sức dựng xây nông thôn mới

Người cao tuổi Kon Tum góp sức dựng xây nông thôn mới

Xây dựng nông thôn mới vùng đồng bào thiểu số không thể thiếu vai trò của người cao tuổi - người hiểu đất, quý làng, canh cánh với chuyện phát triển kinh tế.
Gia Lai tăng giá trị cho cà phê đặc sản

Gia Lai tăng giá trị cho cà phê đặc sản

Gia Lai đang nỗ lực nâng giá trị cho sản phẩm cà phê đặc sản, từ đó giúp bà con dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững.
Gia Lai phát triển chợ vùng sâu, mở lối sinh kế bền vững

Gia Lai phát triển chợ vùng sâu, mở lối sinh kế bền vững

Với kết quả từ Chương trình mục tiêu quốc gia, các chợ vùng sâu Gia Lai không chỉ khơi thông dòng chảy hàng hóa mà còn mở lối sinh kế bền vững cho người dân.
Từ chợ bản đến chuỗi siêu thị: Hành trình vươn xa của sản phẩm vùng dân tộc Bắc Giang

Từ chợ bản đến chuỗi siêu thị: Hành trình vươn xa của sản phẩm vùng dân tộc Bắc Giang

Từ việc đầu tư mạng lưới chợ dân sinh đến hỗ trợ quảng bá sản phẩm địa phương, Bắc Giang đang từng bước tạo đòn bẩy cho sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Dược liệu Quảng Nam: Từ sinh kế vùng cao đến trung tâm công nghiệp dược liệu quốc gia

Dược liệu Quảng Nam: Từ sinh kế vùng cao đến trung tâm công nghiệp dược liệu quốc gia

Dược liệu Quảng Nam đần trở thành sinh kế thoát nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số, mở ra cơ hội phát triển công nghiệp chế biến dược liệu quy mô lớn.
VCAMart:

VCAMart: 'Cú hích' cho nông sản vùng dân tộc thiểu số

Từ bản làng tới bàn ăn thành thị, VCAMart đang mở đường cho nông sản đồng bào dân tộc thiểu số miền núi “bắt sóng” số hóa, gia nhập sân chơi thương mại điện tử.
‘Bắc cầu’ thị trường cho nông sản vùng cao: Khơi thông từ chính sách tới hành động

‘Bắc cầu’ thị trường cho nông sản vùng cao: Khơi thông từ chính sách tới hành động

Thời gian qua, Bộ Công Thương đã triển khai nhiều giải pháp từ chính sách đến hành động nhằm tạo dựng thị trường cho nông sản vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Long nhãn Sơn La -

Long nhãn Sơn La - 'vàng ngọt' của núi rừng Tây Bắc

Cùng với trái nhãn đã làm nên thương hiệu, sản phẩm long nhãn Sơn La cũng là một sản phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng, làm đa dạng sản phẩm địa phương.
Mobile VerionPhiên bản di động