TP. Hồ Chí Minh: Phát triển Chương trình OCOP gắn với du lịch nông thôn

Phát triển chương trình OCOP gắn với du lịch nông thôn được coi là một hướng đi mới trong phát triển kinh tế nông thôn tại TP. Hồ Chí Minh.
Hải Phòng: Triển khai hiệu quả chương trình 'Mỗi xã một sản phẩm' Du lịch nông thôn chính là không gian để phát triển sản phẩm OCOP

TP. Hồ Chí Minh có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch nông thôn gắn với sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp công nghệ cao. Trong đó, các vùng ngoại thành của Thành phố với nhiều tiềm năng hình thành và phát triển các mô hình và sản phẩm du lịch gắn với nông nghiệp.

Du khách tham quan tại Cần Giờ
Du khách tham quan tại Cần Giờ

Tại huyện Củ Chi với cơ cấu kinh tế là công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp nông nghiệp, thương mại - dịch vụ. Cùng với những ngành nghề truyền thống luôn được bảo tồn và phát triển như: mây tre lá, thêm vào đó những cánh đồng lúa bạt ngàn, những nhà vườn xanh đẹp, con người thân thiện và hiếu khách. Điều quan trọng hơn hết là nguồn nước quanh năm không thiếu và là nơi cấp nước cho thành phố, vào mùa mưa không bị ngập nước, nguồn nước luôn trong sạch và tươi mát. Do điều kiện tự nhiên thích hợp cho sản xuất nông nghiệp, huyện Củ Chi dành khoảng 24.385 ha cho sản xuất nông nghiệp chủ yếu phát triển vườn cây ăn trái kết hợp với du lịch sinh thái.

TP. Hồ Chí Minh: Phát triển Chương trình OCOP gắn với du lịch nông thôn

Còn tại huyện Cần Giờ, đây là vùng đất rất có tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái và cũng là huyện duy nhất của TP. Hồ Chí Minh có rừng ngập mặn. Với thế mạnh đó, huyện cần Giờ đã xác định rõ mục tiêu phát triển du lịch, bao gồm: tập trung khai thác có hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch sinh thái trở thành ngành kinh tế quan trọng có tính đột phá của huyện; phát triển du lịch theo hướng bền vững, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường, giữ gìn sinh thái; nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ du lịch, tạo dựng các sản phẩm du lịch đặc sắc có tính canh tranh cao.

Ngoài ra, tại các quận, huyện khác của TP. Hồ Chí Minh như: Nhà Bè, Bình Chánh, Hóc Môn, quận 12, thành phố Thủ Đức... đã hình thành những điểm đến du lich nông nghiệp, sinh thái mới dựa trên nguồn tài nguyên thiên nhiên và văn hóa khá phong phú,…

TP. Hồ Chí Minh với dân hơn 9 triệu người sinh sống. Lượt khách quốc tế đến TP. Hồ Chí Minh (khi chưa diễn ra dịch Covid-19) bình quân đạt 7 - 8 triệu lượt khách, lượt khách nội địa khoảng 29-32 triệu lượt người, cho thấy phát triển sản phẩm OCOP tại Thành phố rất có tiềm năng để kết hợp du lịch, đặc biệt là loại hình du lịch trải nghiệm sản xuất nông nghiệp.

Trong khuôn khổ Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, phát triển dịch vụ du lịch nông thôn được coi là một hướng đi mới trong phát triển kinh tế nông thôn. Trong đó, phát triển du lịch cộng đồng gắn với triển khai Chương trình 'mỗi xã một sản phẩm' (Chương trình OCOP) đã bước đầu phát huy hiệu quả và thế mạnh tại TP. Hồ CHí Minh.

Định hướng phát triển du lịch gắn với khai thác giá trị văn hóa truyền thống, sản vật địa phương, phát huy sức mạnh cộng đồng, đã góp phần nâng cao tính hấp dẫn và đa dạng của điểm đến và sản phẩm du lịch tại địa phương.

Với mục tiêu phát triển, quảng bá, giới thiệu và xúc tiến thương mại những sản phẩm OCOP của TP. Hồ Chí Minh đến với cộng đồng, khách du lịch trong nước và quốc tế, UBND Thành phố đã ban hành Kế hoạch số 913/KH-UBND ngày 25/3/2022 về tổ chức Chương trình thu hút khách du lịch đến TP. Hồ Chí Minh, trong đó nâng cao chất lượng của các sản phẩm du lịch Thành phố gắn với từng địa danh như: Bình Chánh những điều chưa kể; Ngày bình yên trên vùng đất thép; Hóc Môn trên bến dưới thuyền; Thành phố xanh bên bờ sông Sài Gòn, …

Đặc biệt là thúc đẩy xây dựng các sự kiện giới thiệu, kết nối và phân phối sản phẩm OCOP đến du khách trong và ngoài nước thông qua các điểm du lịch, các nhà hàng, khách sạn trong hệ thống do Sở Du lịch quản lý…

Nhằm phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch nông thôn, đẩy mạnh quá trình thực hiện nông thôn mới, trong thời gian tới, TP. Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền để mọi người dân, các tổ chức kinh tế xã hội thấy được lợi ích, giá trị kinh tế khi tham gia và thực hiện Chương trình OCOP gắn với hoạt động du lịch.

5 huyện và 56 xã xây dựng nông thôn mới của Thành phố chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng đến các điểm du lịch, chú trọng gắn kết tuyến/tour du lịch hiện có với các địa điểm sản xuất kinh doanh sản phẩm OCOP của địa phương; Phát động phong trào khởi nghiệp du lịch nông thôn gắn với phát triển sản phẩm OCOP.

Xây dựng các mô hình du lịch trải nghiệm tại nông thôn để người dân địa phương có thể học tập và nhân rộng. Thực hiện quảng bá, giới sản phẩm đặc biệt các sản phẩm đã được xếp hạng đạt chuẩn OCOP gắn với du lịch, đặc biệt quảng bá tại các sự kiện du lịch lớn của thành phố, quảng bá giới thiệu sản phẩm OCOP tại hệ thống nhà hàng, khách sạn của Thành phố.

Việc khai thác các giá trị văn hóa truyền thống, sinh thái nông nghiệp ở khu vực nông thôn, trở thành các sản phẩm du lịch phục vụ du khách trong và ngoài nước trở thành điểm nhấn để thu hút khách, đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững. Bên cạnh đó, đem lại lợi ích nhiều mặt về kinh tế, xã hội cho khu vực nông thôn như góp phần đa dạng hóa ngành nghề nông thôn, tạo việc làm, thu nhập cho người dân bên cạnh các hoạt động sản xuất nông nghiệp truyền thống, đồng thời còn bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho cộng đồng địa phương, góp phần thực hiện mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới bền vững.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: sản phẩm OCOP

Tin cùng chuyên mục

Hội nghị quốc tế về chỉnh sửa gen trên cây trồng lớn nhất tại Việt Nam

Hội nghị quốc tế về chỉnh sửa gen trên cây trồng lớn nhất tại Việt Nam

Hoàn thiện các mảnh ghép, quyết gỡ ‘thẻ vàng’ IUU

Hoàn thiện các mảnh ghép, quyết gỡ ‘thẻ vàng’ IUU

4,4 triệu USD hỗ trợ sử dụng phân bón đúng

4,4 triệu USD hỗ trợ sử dụng phân bón đúng

Hải Dương: Cá chết nổi trắng sông, người dân mất cơ nghiệp hàng tỷ đồng

Hải Dương: Cá chết nổi trắng sông, người dân mất cơ nghiệp hàng tỷ đồng

Phê duyệt Đề án “Phát triển bền vững ngành ong đến năm 2030”

Phê duyệt Đề án “Phát triển bền vững ngành ong đến năm 2030”

Nâng cao hiệu quả công tác đào tạo lao động hợp tác xã

Nâng cao hiệu quả công tác đào tạo lao động hợp tác xã

Bàn cách khai thác giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng

Bàn cách khai thác giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng

Đã đến giai đoạn có thể gỡ bỏ

Đã đến giai đoạn có thể gỡ bỏ 'thẻ vàng' IUU

"Chắp cánh" thương hiệu sắn dây Hải Dương vươn ra toàn cầu

"Chắp cánh" thương hiệu sắn dây Hải Dương vươn ra toàn cầu

Dự báo vải Thanh Hà mất mùa, nông dân kỳ vọng được giá

Dự báo vải Thanh Hà mất mùa, nông dân kỳ vọng được giá

Điểm tên 6 tỉnh có diện tích rừng lớn nhất cả nước

Điểm tên 6 tỉnh có diện tích rừng lớn nhất cả nước

Tổ chức Tháng hành động vì Hợp tác xã năm 2024

Tổ chức Tháng hành động vì Hợp tác xã năm 2024

Đề nghị Đồng Nai chặn ngay tình trạng nhập lậu gia cầm

Đề nghị Đồng Nai chặn ngay tình trạng nhập lậu gia cầm

Sắp diễn ra Hội nghị phát triển bền vững nuôi biển - nhìn từ Quảng Ninh

Sắp diễn ra Hội nghị phát triển bền vững nuôi biển - nhìn từ Quảng Ninh

Về Thanh Hà xem nông dân thu hoạch mật ong hoa vải xuất khẩu sang Mỹ

Về Thanh Hà xem nông dân thu hoạch mật ong hoa vải xuất khẩu sang Mỹ

Chiến dịch Empower Youth4Food - Thay đổi nhận thức của giới trẻ Việt về nông nghiệp

Chiến dịch Empower Youth4Food - Thay đổi nhận thức của giới trẻ Việt về nông nghiệp

Trở thành tỷ phú nhờ trồng nho Hạ Đen

Trở thành tỷ phú nhờ trồng nho Hạ Đen

Bắc Giang có 234 trường hợp vi phạm đê điều

Bắc Giang có 234 trường hợp vi phạm đê điều

Hải Dương: Đổi đời, thành tỷ phú nhờ mô hình nuôi ốc nhồi thương phẩm

Hải Dương: Đổi đời, thành tỷ phú nhờ mô hình nuôi ốc nhồi thương phẩm

Doanh nghiệp Việt Nam - Cộng hòa Séc: Tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư trong nông nghiệp

Doanh nghiệp Việt Nam - Cộng hòa Séc: Tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư trong nông nghiệp

Xem thêm