Thứ sáu 04/04/2025 11:54

'Tiếp sức' cho thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột

Thông qua Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025, Đắk Lắk tiếp tục quảng bá, thương mại hoá sản phẩm đặc trưng của đồng bào các dân tộc trong tỉnh.

Buôn Ma Thuột sẽ trở thành điểm đến của cà phê thế giới

Với chủ đề “Buôn Ma Thuột - Điểm đến của cà phê thế giới”, Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 sẽ diễn ra từ ngày ngày 9 - 13/3, tại TP. Buôn Ma Thuột.

Lễ hội năm nay sẽ có 15 hoạt động chính và một số hoạt động hưởng ứng của các địa phương. Ngoài các hoạt động chính như: Khai mạc, bế mạc, lễ hội đường phố, hội nghị giao thương quốc tế kết nối... Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 còn có nhiều điểm nhấn mới.

Đắk Lắk là địa phương có diện tích cà phê lớn nhất Việt Nam. Ảnh: Thanh Hòa

Ông Lại Đức Đại - Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đắk Lắk - cho biết, lễ hội lần này còn có Hội chợ triển lãm chuyên ngành cà phê và sản phẩm OCOP; Cuộc thi pha chế cà phê và các hoạt động trải nghiệm cà phê; Hội thảo khoa học về phát triển ngành cà phê; Lễ hội đường phố; Hội thi nhà nông đua tài…; Lễ hội ánh sáng; Hành trình du lịch: Hội Voi Buôn Đôn, Hội Đua thuyền độc mộc huyện Lắk…

Đặc biệt, điểm nhấn thú vị của lễ hội là Cuộc thi rang cà phê đặc sản Việt Nam 2025. Đây là lần đầu tiên cuộc thi được tổ chức trong khuôn khổ lễ hội với quy mô lớn, theo các tiêu chuẩn quốc tế. Cuộc thi sẽ tạo tiền đề để cho người rang có thêm kinh nghiệm khi tham gia các cuộc thi rang cà phê quốc tế. Đồng thời, tạo động lực cho người rang không ngừng luyện tập, nâng cao kỹ năng và sáng tạo trong rang cà phê…

Theo ông Trịnh Đức Minh - Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột: Cuộc thi rang cà phê đặc sản Việt Nam 2025 là sự kiện mang tính chuyên biệt về cà phê, hoạt động cốt lõi để thu hút người yêu cà phê. Hoạt động này cũng nhằm tôn vinh nghề rang cà phê trong chuỗi giá trị ngành hàng.

Điểm đặc biệt của cuộc thi là những sự kiện đi kèm như Talk show về chủ đề “Buôn Ma Thuột – Điểm đến của cà phê thế giới”. Tại đây, công chúng yêu cà phê, nhà đầu tư, doanh nghiệp, nông dân, người làm du lịch, bạn trẻ yêu sáng tạo sẽ nói về ý tưởng, chiến lược để xây dựng Buôn Ma Thuột trở thành biểu tượng cà phê đặc sản, kết hợp không gian thưởng thức, văn hóa và du lịch...

Điểm nhấn của lễ hội là Cuộc thi rang cà phê đặc sản Việt Nam 2025

Ngoài ra, đến với lễ hội, du khách trong nước và quốc tế sẽ được thưởng thức cà phê miễn phí. Hiện đã có hơn 500 quán cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đăng ký phục vụ cà phê miễn phí du khách trong những ngày diễn ra lễ hội.

Tạo dấu ấn và quảng bá đặc sản địa phương

Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột được Thủ tướng Chính phủ công nhận là lễ hội cấp quốc gia, tổ chức định kỳ hai năm/lần vào tháng 3. Sau 20 năm, qua 8 lần tổ chức, Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột đã trở thành sự kiện nổi bật của ngành cà phê Việt Nam, có ảnh hưởng lớn, để lại ấn tượng tốt đẹp đối với người dân, du khách trong nước và quốc tế.

Lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk kỳ vọng, với 15 hoạt động chính trong năm 2025, lễ hội sẽ góp phần quảng bá thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột, xây dựng hình ảnh TP. Buôn Ma Thuột là “Thành phố cà phê của thế giới"; nâng cao vị thế ngành cà phê Việt Nam trên trường quốc tế và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và du lịch của tỉnh Đắk Lắk; quảng bá văn hóa truyền thống đặc trưng của đồng bào các dân tộc...

Đáng chú ý, với sự tham dự của đông đảo của các nhà quản lý, doanh nghiệp, cùng bạn bè trên thế giới tại nhiều hoạt động chuyên sâu của ngành hàng cà phê như: Hội chợ triển lãm chuyên ngành cà phê và sản phẩm OCOP với khoảng 400 gian hàng gồm các sản phẩm từ cà phê, sản phẩm phụ trợ ngành cà phê, máy móc, thiết bị phục vụ cho ngành cà phê và sản phẩm OCOP… Đây còn là dịp để trao đổi, hợp tác kinh doanh, góp phần đẩy mạnh việc quảng bá thương hiệu "Cà phê Buôn Ma Thuột", xúc tiến đầu tư, kết nối giao thương, phát triển du lịch, giới thiệu hình ảnh đặc sắc về văn hóa cà phê, về con người, tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, tạo dựng hình ảnh về một Đắk Lắk năng động, thân thiện, lịch sự, mến khách.

Tham gia chương trình Lễ hội đường phố sẽ có Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017, Top 5 Hoa hậu Hoàn vũ thế giới 2018 - H’Hen Niê

Nhằm tiếp tục tạo ấn tượng tốt đẹp đối với người dân, du khách trong nước và quốc tế, năm nay tham gia chương trình Lễ hội đường phố sẽ có Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017, Top 5 Hoa hậu Hoàn vũ thế giới 2018 - H’Hen Niê và Hoa hậu Đại sứ Du lịch Việt Nam 2024 - Đinh Thị Hoa cùng làm Đại sứ Truyền thông. Cùng với đó là đoàn nghệ nhân trong và ngoài tỉnh, nông dân của 15 huyện, thị xã, thành phố; đoàn nghệ thuật các nước, ban nhạc rock quốc tế; đoàn nghệ sĩ đường phố đến từ TP. Hồ Chí Minh; các đoàn xe hoa, đoàn xe mô tô…, truyền đi thông điệp về tình yêu cà phê và niềm tự hào về nông sản Việt Nam, khẳng định danh tiếng: Buôn Ma Thuột – Điểm đến của cà phê thế giới.

Buôn Ma Thuột được mệnh danh là “Thủ phủ cà phê của Việt Nam”, có diện tích và sản lượng cà phê lớn nhất cả nước, với diện tích khoảng 210.000 ha, sản lượng thu hoạch hàng năm đạt hơn 520.000 tấn, chiếm hơn 30% sản lượng toàn quốc. Sản phẩm cà phê luôn đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Lắk.
Tâm An
Bài viết cùng chủ đề: Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột

Tin cùng chuyên mục

Yên Bái ‘mở lối’ cho hàng hóa vùng cao vươn xa

Chè Shanam: Tinh hoa từ những búp chè cổ thụ Tà Xùa

Viện trưởng AIT: Du lịch phiên bản 2025 ‘Một chuyến đi – nghìn đơn hàng’

Khát vọng khởi nghiệp từ cà phê của phụ nữ Mường Ảng

Longform | Sơn La: Cà phê Bích Thao và hành trình xây dựng thương hiệu

Quảng Ninh nhiều khởi sắc vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Cao Bằng: Nhiều giải pháp tiêu thụ nông sản cho bà con dân tộc

Thái Nguyên: Phát triển sản phẩm thế mạnh vùng dân tộc gắn với du lịch

Nâng tầm thương hiệu cà phê Việt trên đất đỏ Tây Nguyên

Trồng nấm đông trùng hạ thảo: Mô hình thoát nghèo của bà con vùng núi Lai Châu

Người dân xã đạt chuẩn nông thôn mới ở huyện miền núi Quảng Nam: Còn nhiều tâm tư

Lễ hội Chrôi Rum Chếk tỉnh Sóc Trăng diễn ra khi nào?

Quảng Nam là trung tâm công nghiệp dược liệu trọng điểm

Quảng Trị lan tỏa thương hiệu cà phê Khe Sanh

‘Vàng xanh’ trên đỉnh non ngàn

Đưa sản phẩm của bà con dân tộc thiểu số lên ‘sàn’

Chợ miền núi: Không chỉ là nơi tiêu thụ hàng hoá!

Kể câu chuyện văn hoá vùng miền nhờ thương mại điện tử

Miến dong Cao Bằng khẳng định thương hiệu

Lạng Sơn: Mở rộng kênh tiêu thụ cho nông sản thế mạnh