Thừa Thiên Huế: Xoá nhà tạm, hỗ trợ sinh kế cho người dân là mục tiêu quan trọng

Đó là ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Thanh Bình tại buổi làm việc với huyện A Lưới.
Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh chuyển đổi số trong doanh nghiệp Thừa Thiên Huế: Hải quân Vùng 3 kịp thời cứu 4 ngư dân gặp nạn trên biển Thừa Thiên Huế: Khánh thành tượng nghệ thuật cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

Ngày 28/2, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Thanh Bình, cùng đại diện các sở, ban, ngành đã có buổi kiểm tra thực địa và làm việc với huyện A Lưới về tình hình triển khai thực hiện 2 Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025 và Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025.

Thừa Thiên Huế: Xoá nhà tạm, hỗ trợ sinh kế cho người dân là mục tiêu quan trọng
Đoàn công tác kiểm tra công trình thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia tại huyện A Lưới

Báo cáo tại buổi làm việc, lãnh đạo huyện A Lưới cho biết, đến thời điểm 20/02/2024, nguồn vốn đầu tư phát triển đã giải ngân 252.689/344.867 triệu đồng đạt 73% kế hoạch, trong đó giải ngân vốn năm 2022 cho phép kéo dài thực hiện năm 2023 là 113.131/141.126 triệu đồng đạt 80%; Vốn giao năm 2023 là 139.559/203.741 triệu đồng đạt 68%. Về vốn sự nghiệp, lũy kế giải ngân đến 20/02/2024: 100.115/223.962 triệu đồng đạt 45% vốn UBND tỉnh giao.

Ban Chỉ đạo giảm nghèo bền vững huyện đã chỉ đạo triển khai đồng bộ các chính sách, dự án giảm nghèo. Triển khai thực hiện các dự án về hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội; Dự án đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo; Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng; Dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững; Tiểu dự án hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng… Bên cạnh đó, đã triển khai thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi như giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; Quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư; Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị; Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi…

Thời gian qua, công tác giảm nghèo được Ban Thường vụ Huyện ủy, Ban Chỉ đạo giảm nghèo bền vững huyện triển khai thực hiện quyết liệt; đã lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, các cơ quan, ban ngành liên quan, các tổ chức chính trị - xã hội từ huyện đến cơ sở tăng cường trong công tác tuyên truyền, vận động triển khai thực hiện công tác giảm nghèo. Đồng thời, thực hiện tốt việc huy động, phân bổ, sử dụng hiệu quả nguồn lực từ các chương trình mục tiêu quốc gia, đảm bảo đúng nguyên tắc, công khai, minh bạch, tập trung theo thứ tự ưu tiên, tránh tình trạng đầu tư dàn trải; đẩy mạnh việc huy động các nguồn lực xã hội tham gia công tác giảm nghèo.

Bên cạnh đó, huyện A Lưới cũng có kiến nghị Trung ương xem xét bổ sung Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên là đối tượng thụ hưởng kinh phí thực hiện các nội dung về giáo dục nghề nghiệp thuộc 3 Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025.

Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Thanh Bình, đề nghị huyện A Lưới cần xây dựng kế hoạch cụ thể và chi tiết trong triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Các cơ quan, đơn vị cần có sự phối hợp, hướng dẫn trong việc thực hiện các dự án, tiểu dự án của các chương trình mục tiêu quốc gia. Qua đó, triển khai lồng ghép các dự án một cách bài bản và có tính toán cụ thể trong thực hiện.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình, lưu ý huyện A Lưới trong việc tập trung hoàn thiện hạ tầng, kỹ thuật để triển khai các dự án đã được phê duyệt phục vụ sản xuất, chỉ đạo triển khai để hình thành các mô hình sản xuất, tạo sinh kế cho người dân. Xây dựng được cảnh quan, môi trường để phục vụ phát triển du lịch trên địa bàn. Phối hợp với các sở, ban ngành để xây dựng đề án thoát khỏi huyện nghèo để trình các bộ, ngành, Trung ương và Chính phủ.

“Xác định giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là mục tiêu quan trọng; bám sát thực trạng, nhất là các tiêu chí, tiêu chuẩn để triển khai thực hiện một cách đồng bộ các chương trình mục tiêu quốc gia. Chú trọng đến đào tạo nghề - giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động, xóa nhà tạm và hỗ trợ sinh kế cho người dân”, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình nhấn mạnh.

Xuân Hoài
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thừa Thiên Huế

Tin cùng chuyên mục

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống

Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống

Những nghệ nhân nhí

Những nghệ nhân nhí 'giữ hồn' cho văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Xây dựng mô hình sản xuất giỏi tại huyện miền núi A Lưới

Xây dựng mô hình sản xuất giỏi tại huyện miền núi A Lưới

Kon Tum: Nét đẹp văn hóa đặc trưng trong trang phục truyền thống của người Gié - Triêng

Kon Tum: Nét đẹp văn hóa đặc trưng trong trang phục truyền thống của người Gié - Triêng

Thể lệ Cuộc thi Sáng tác ca khúc về đề tài dân tộc thiểu số năm 2024

Thể lệ Cuộc thi Sáng tác ca khúc về đề tài dân tộc thiểu số năm 2024

Gia Lai: Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, thách thức

Gia Lai: Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, thách thức

Độc lạ với

Độc lạ với 'báu vật' quần áo làm từ vỏ cây của người Xơ Đăng ở Kon Tum

Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm 2024: Thu hút đầu tư du lịch khu vực Nam Bộ, Nam Trung Bộ

Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm 2024: Thu hút đầu tư du lịch khu vực Nam Bộ, Nam Trung Bộ

Bố Trạch - Quảng Bình: Tính dụng chính sách “chủ công” hỗ trợ hộ nghèo

Bố Trạch - Quảng Bình: Tính dụng chính sách “chủ công” hỗ trợ hộ nghèo

Thừa Thiên Huế: Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số huyện A Lưới lần thứ IV

Thừa Thiên Huế: Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số huyện A Lưới lần thứ IV

Trình diễn “Nghệ thuật trang trí trên vải của người Lô Lô”

Trình diễn “Nghệ thuật trang trí trên vải của người Lô Lô”

Du khách sẽ được tham dự Tết Chôl Chnăm Thmây tại Làng Văn hoá các dân tộc

Du khách sẽ được tham dự Tết Chôl Chnăm Thmây tại Làng Văn hoá các dân tộc

Lễ hội Hết Chá răn dạy con người biết sống có tình, có nghĩa

Lễ hội Hết Chá răn dạy con người biết sống có tình, có nghĩa

Trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Cor gần gũi với thiên nhiên

Trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Cor gần gũi với thiên nhiên

Nét duyên trong trang phục phụ nữ dân tộc Lào vùng Tây Bắc

Nét duyên trong trang phục phụ nữ dân tộc Lào vùng Tây Bắc

Kế hoạch tổ chức Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4

Kế hoạch tổ chức Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4

Lễ hội Rija Nagar - Lan tỏa các giá trị văn hóa Chăm

Lễ hội Rija Nagar - Lan tỏa các giá trị văn hóa Chăm

Thổ cẩm, nét văn hóa đặc trưng của đồng bào S’tiêng

Thổ cẩm, nét văn hóa đặc trưng của đồng bào S’tiêng

Xem thêm