Những nghệ nhân nhí 'giữ hồn' cho văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Những nghệ nhân nhí ở làng Đăk Mế (xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum) đang từng ngày 'giữ hồn' cho văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên không bị mai một.
Độc lạ với 'báu vật' quần áo làm từ vỏ cây của người Xơ Đăng ở Kon Tum Múa chiêu - nét văn hoá đặc sắc của người đồng bào Hà Lăng ở Kon Tum Kon Tum: Nét đẹp văn hóa đặc trưng trong trang phục truyền thống của người Gié - Triêng

Xóa tan những nghi ngại về sự mai một của văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, sự xuất hiện ngày càng nhiều của nghệ nhân “nhí” ở các buôn làng trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã khẳng định sức sống di sản từ ý thức kế thừa mạnh mẽ.

Những bạn nhỏ mê cồng chiêng

Nhằm góp phần tiếp tục giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Brâu, năm 2023, xã Pờ Y chỉ đạo vận động thành lập Đội cồng chiêng nhí làng Đăk Mế (xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi) để già làng người Brâu trao truyền kỹ năng diễn tấu cồng chiêng, múa xoang cho thế hệ con em trong làng.

Những nghệ nhân ‘nhí’ kế thừa bản sắc văn hoá Tây Nguyên

Đội cồng chiêng nhí làng Đăk Mế (xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi)

Từ đó, đều đặn vào các ngày thứ Bảy và Chủ nhật hàng tuần, 40 thành viên của Đội cồng chiêng nhí làng Đăk Mế tập trung về nhà văn hóa của làng Đăk Mế luyện tập. Mỗi buổi tập diễn ra khoảng 2 tiếng đồng hồ. Khi địa phương có lễ hội hoặc cơ quan, đơn vị nào mời biểu diễn, các thành viên của đội cồng chiêng nhí sắp xếp tăng thời gian tập luyện nhiều hơn để biểu diễn thuần thục và hay hơn các bài chiêng cho mọi người thưởng thức.

Anh Thao Tôra - cán bộ phụ trách văn hóa - xã hội xã Pờ Y, người được giao phụ trách Đội cồng chiêng nhí làng Đăk Mế - cho biết, thực hiện chủ trương giữ gìn, phát huy nét đặc sắc văn hóa cồng chiêng dân tộc Brâu, anh cùng già làng và trưởng thôn Đăk Mế tiến hành vận động các em nhỏ trong làng tham gia vào Đội cồng chiêng nhí làng Đăk Mế.

Theo anh Thao Tôra, để vận động các em tham gia và duy trì tập luyện thường xuyên không phải chuyện dễ dàng. Anh phải đến từng nhà, gặp gỡ cha mẹ của các em, tích cực tuyên truyền, làm thay đổi nhận thức của họ về việc giữ gìn văn hóa truyền thống của dân tộc mình nhằm tác động các em tham gia. Từ sự kiên trì, tận tâm của anh Thao Tôra và già làng, trưởng thôn, chỉ trong thời gian ngắn, Đội cồng chiêng nhí làng Đăk Mế được thành lập.

Những nghệ nhân ‘nhí’ kế thừa bản sắc văn hoá Tây Nguyên

Các cô gái nhỏ được uốn nắn, chỉ dạy để có những bước di chuyển nhẹ nhàng

Là một trong 40 thành viên đội cồng chiêng, xoang ở làng Đăk Mế, cuối tuần em Nguyễn Hoàng Diễm My (9 tuổi, người Brâu, học sinh Trường tiểu học Bế Văn Đàn) lại xúng xính trong bộ trang phục truyền thống nhập vào nhóm học múa xoang. Đôi tay Diễm My uyển chuyển nhẹ nhàng, chân nhún nhảy theo nhịp chiêng. Tiếng chiêng vang lên, khuôn mặt rạng ngời, cô bé thả hồn vào những giai điệu mộc mạc, du dương.

Chỉ hơn 1 năm tham gia vào đội cồng chiêng, xoang, Diễm My đã thay đổi rất nhiều, không còn rụt rè mà đã hòa đồng, cởi mở hơn với mọi người. Ngoài tiếp thu những vẻ đẹp của văn hóa truyền thống, cô bé đã có thêm nhiều bạn bè và hòa nhập vào không gian vui chơi, giải trí sau giờ học trên lớp.

Gìn giữ nét đẹp văn hóa

Là người trực tiếp tham gia truyền dạy các kỹ năng sử dụng cồng chiêng, nghệ nhân A Mưu vui mừng, hạnh phúc khi thấy nhiều học sinh yêu thích và đam mê cồng chiêng, múa xoang.

Theo nghệ nhân A Mưu, khi mới chỉ dẫn cho đội cồng chiêng nhí luyện tập, nghệ nhân A Mưu đã vô cùng vất vả để chỉ dạy, uốn nắn cho các em từng động tác, nhịp điệu, khả năng cảm âm, hòa tấu. Mặc dù vậy, nghệ nhân A Mưu vẫn kiên nhẫn chỉ bảo, sửa từng động tác, nhịp gõ cho các em nhỏ và động viên các em luyện tập, giải thích để các em hiểu về diễn tấu cồng chiêng, về động tác múa xoang.

Những nghệ nhân ‘nhí’ kế thừa bản sắc văn hoá Tây Nguyên

Nghệ nhân A Mưu tích cực truyền dạy đánh chiêng cho các thành viên trong đội

Với sự tận tâm chỉ dạy của nghệ nhân A Mưu và dần bị âm thanh cồng chiêng mê hoặc, các thành viên của đội cồng chiêng nhí tập luyện rất chăm chỉ, hăng hái. “Kỹ năng quan trọng đầu tiên là dạy các cháu cách cầm dùi gõ chiêng, cách cầm chiêng sao cho khoảng cách từ dây cầm tới chiêng phải phù hợp, rồi lực gõ sao cho vừa vặn... nhằm tạo ra những âm thanh trầm bổng, ngân vang. Khi các cháu đã nắm vững các kỹ năng cơ bản, mỗi động tác gõ vào chiêng sẽ tạo ra những âm thanh thấp cao, những “nốt nhạc” có độ chính xác cao”- nghệ nhân A Mưu chia sẻ.

Em Hà Anh Tuấn (11 tuổi, người Brâu, học sinh Trường THCS Pờ Y, xã Pờ Y) tham gia đội cồng chiêng của làng từ những ngày đầu thành lập. Khi mới tiếp cận, em khá bỡ ngỡ và chưa thật sự đam mê. Bởi so với tuổi của em, chiếc chiêng rất nặng, Anh Tuấn dùng dùi đánh vào chiêng chỉ tạo ra âm thanh, nhưng chưa rõ nhịp điệu.

"Sau một thời gian, Anh Tuấn bị những nhịp chiêng trầm bổng lôi cuốn. Từ một người chưa biết gì về cồng chiêng, em được các nghệ nhân quan tâm, chỉ dạy từ những động tác cơ bản nhất như việc cầm chiêng, gõ dùi, tạo ra nhịp điệu… em vui lắm. Giờ đây em đã có thể đánh được những bài chiêng đơn giản trong các lễ hội của làng, như: Mừng lúa mới, Ru con…" - Tuấn phấn khởi cho biết.

Những nghệ nhân ‘nhí’ kế thừa bản sắc văn hoá Tây Nguyên
Các em học sinh hăng say tập luyện

Đến nay, cứ mỗi dịp liên hoan, hội thi, hội diễn, Đội cồng chiêng nhí làng Đăk Mế lại đóng góp nhiều tiết mục đặc sắc, thuần thục không thua kém những đội cồng chiêng của người lớn.

Trong một năm qua, đội cồng chiêng nhí vinh dự được tham gia biểu diễn ở các sự kiện lớn của tỉnh và huyện Ngọc Hồi như: Lễ khánh thành nhà văn hóa hữu nghị Việt Nam - Lào - Campuchia; Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số huyện Ngọc Hồi lần thứ IV; Lễ hội đường phố huyện Ngọc Hồi; Ngày hội văn hóa - thể thao các dân tộc huyện Ngọc Hồi.

Những nghệ nhân ‘nhí’ kế thừa bản sắc văn hoá Tây Nguyên

Cứ mỗi dịp liên hoan, hội thi, hội diễn, Đội cồng chiêng nhí làng Đăk Mế lại đóng góp nhiều tiết mục đặc sắc

Bà Võ Thị Thu Hà - Phó Chủ tịch UBND xã Pờ Y - khẳng định, người Brâu ở làng Đăk Mế rất say mê với văn hóa cồng chiêng, họ rất quý trọng và ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa. Đảng ủy, UBND xã Pờ Y đề ra chủ trương kêu gọi các già làng, nghệ nhân của địa phương tham gia chỉ dạy các em thiếu nhi và tích cực vận động các em tham gia đội cồng chiêng để có điều kiện truyền dạy.

“Việc tập hợp các em vào đội cồng chiêng của địa phương là để vừa rèn luyện, phát huy năng khiếu, vừa tạo một sân chơi lành mạnh. Khi các em tham gia vào hoạt động này sẽ có ý thức giữ gìn, siêng năng luyện tập và yêu thích biểu diễn cồng chiêng. Đây sẽ là những nhân tố tích cực góp phần giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa của địa phương” - bà Hà chia sẻ.

Bài và ảnh: Hiền Mai
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tây Nguyên

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Từ áp dụng công nghệ vào sản xuất đến việc mở rộng kênh tiêu thụ sản phẩm, phụ nữ nông thôn dần khẳng định vai trò quan trọng của cuộc cách mạng chuyển đổi số.
Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Ở nông thôn, những tủ sách nhỏ đang mở ra thế giới diệu kỳ cho trẻ em, văn hóa đọc dần bén rễ, nuôi dưỡng ước mơ và gieo mầm tri thức từ trang sách đầu đời.
Người cao tuổi Kon Tum góp sức dựng xây nông thôn mới

Người cao tuổi Kon Tum góp sức dựng xây nông thôn mới

Xây dựng nông thôn mới vùng đồng bào thiểu số không thể thiếu vai trò của người cao tuổi - người hiểu đất, quý làng, canh cánh với chuyện phát triển kinh tế.
Gia Lai tăng giá trị cho cà phê đặc sản

Gia Lai tăng giá trị cho cà phê đặc sản

Gia Lai đang nỗ lực nâng giá trị cho sản phẩm cà phê đặc sản, từ đó giúp bà con dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững.
Gia Lai phát triển chợ vùng sâu, mở lối sinh kế bền vững

Gia Lai phát triển chợ vùng sâu, mở lối sinh kế bền vững

Với kết quả từ Chương trình mục tiêu quốc gia, các chợ vùng sâu Gia Lai không chỉ khơi thông dòng chảy hàng hóa mà còn mở lối sinh kế bền vững cho người dân.

Tin cùng chuyên mục

Từ chợ bản đến chuỗi siêu thị: Hành trình vươn xa của sản phẩm vùng dân tộc Bắc Giang

Từ chợ bản đến chuỗi siêu thị: Hành trình vươn xa của sản phẩm vùng dân tộc Bắc Giang

Từ việc đầu tư mạng lưới chợ dân sinh đến hỗ trợ quảng bá sản phẩm địa phương, Bắc Giang đang từng bước tạo đòn bẩy cho sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Hàng hóa của bà con đồng bào dân tộc ‘đắt khách’ tại Hội chợ VITM Hà Nội

Hàng hóa của bà con đồng bào dân tộc ‘đắt khách’ tại Hội chợ VITM Hà Nội

Nhiều sản phẩm, hàng hoá vùng dân tộc như trà shan tuyết, bánh chưng gù Hà Giang, cà phê Đắk Lắk, thổ cẩm Cao Bằng… 'đắt khách' tại Hội chợ VITM Hà Nội 2025.
Đào tiên Ngân Sơn: Trái ngọt đổi thay vùng đất khó

Đào tiên Ngân Sơn: Trái ngọt đổi thay vùng đất khó

Từng là một trong những huyện nghèo nhất cả nước, huyện Ngân Sơn (tỉnh Bắc Kạn) nay đang đổi thay từng ngày nhờ một loại cây trồng - cây đào tiên.
Nhiều phần quà ý nghĩa đến với bà con đồng bào thiểu số tỉnh Thanh Hóa

Nhiều phần quà ý nghĩa đến với bà con đồng bào thiểu số tỉnh Thanh Hóa

Nhiều suất quà ý nghĩa đã được Đoàn Thanh niên NSMO, Chi đoàn Vụ Pháp chế, Đoàn Thanh niên Bộ Công Thương, Bitexco trao tận tay người dân huyện Bá Thước.
Chân dung cô gái 9X giúp bà con vùng cao đổi đời

Chân dung cô gái 9X giúp bà con vùng cao đổi đời

"Mai Tây Bắc" - cô gái 9X dùng mạng xã hội làm cầu nối, đưa nông sản vùng cao đến với thị trường rộng lớn, mở ra cơ hội đổi đời cho đồng bào dân tộc.
Lễ hội Chrôi Rum Chếk tỉnh Sóc Trăng diễn ra khi nào?

Lễ hội Chrôi Rum Chếk tỉnh Sóc Trăng diễn ra khi nào?

Lễ hội Chrôi Rum Chếk của đồng bào Khmer thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng vừa trở thành di sản văn hoá phi vật thể sắp diễn ra với nhiều hoạt động đặc sắc.
Nông sản Mộc Châu đắt khách nhờ sức hút du lịch

Nông sản Mộc Châu đắt khách nhờ sức hút du lịch

Du lịch khởi sắc đang mở thêm cánh cửa tiêu thụ đối với hàng hoá, nông sản Mộc Châu, cũng như tạo động lực cho kinh tế địa phương phát triển.
Chung tay tiêu thụ sản phẩm của bà con vùng dân tộc

Chung tay tiêu thụ sản phẩm của bà con vùng dân tộc

Tiêu thụ sản phẩm cho bà con vùng dân tộc thiểu số và miền núi là một trong những hoạt động trọng tâm được Bộ Công Thương và các doanh nghiệp thực hiện.
Người Jrai ‘thắp lửa’ du lịch cộng đồng ở Gia Lai

Người Jrai ‘thắp lửa’ du lịch cộng đồng ở Gia Lai

Đồng bào Jrai ở tỉnh Gia Lai đã phát huy vốn văn hóa bản địa, xây dựng nơi mình sống thành điểm du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn các giá trị truyền thống.

'Tiếp sức' cho thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột

Thông qua Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025, Đắk Lắk tiếp tục quảng bá, thương mại hoá sản phẩm đặc trưng của đồng bào các dân tộc trong tỉnh.
Sơn La: nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Sơn La: nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Những năm vừa qua, tỉnh Sơn La đã triển khai nhiều giải pháp để đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Hà Nội: Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025 có gì đặc sắc?

Hà Nội: Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025 có gì đặc sắc?

Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025 tại Làng Văn hóa, Du lịch các dân tộc Việt Nam, với chuỗi hoạt động hấp dẫn diễn ra từ nay đến 1/1/2025.
Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Sáng 15/11, UBND TP Đà Nẵng tổ chức Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024.
Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Lạng Sơn đang là một trong những điểm đến hấp dẫn của du khách, với nhiều lợi thế phát triển du lịch theo hướng khai thác tiềm năng văn hóa truyền thống.
Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Tại huyện Mộc Châu, Lễ hội Púng Hiéng được các dòng họ luân phiên tổ chức định kỳ 3-4 năm/lần, trong thời gian 4-6 ngày vào dịp Tết Nguyên đán.
Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Nghề đan lát là nét đẹp truyền thống của người Hà Lăng ở Kon Tum, từ nguyên liệu vô cùng đơn giản, qua bàn tay khéo léo đã biến thành những sản phẩm để đời.
Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống là dịp tôn vinh những bàn tay tài hoa của các nghệ nhân Bahnar ở Gia Lai còn lưu giữ những nét đẹp văn hóa dân tộc.
Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Nghệ nhân A Sứp luôn miệt mài gìn giữ các giá trị văn hóa Tây Nguyên, với ông, được truyền dạy giúp thế hệ trẻ hiểu về cồng chiêng là một niềm hạnh phúc.
Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống

Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống

Không chỉ ghi dấu ấn từ cồng chiêng, người Xơ Đăng ở Kon Tum còn được biết đến với nghề đan lát lâu đời, góp phần làm nên sự phong phú về văn hóa truyền thống.
Xây dựng mô hình sản xuất giỏi tại huyện miền núi A Lưới

Xây dựng mô hình sản xuất giỏi tại huyện miền núi A Lưới

Nhờ tiên phong chuyển đổi cây trồng, nhiều hộ nông dân tại huyện miền núi A Lưới, Thừa Thiên Huế có thu nhập ổn định, xuất hiện nhiều mô hình sản xuất giỏi.
Mobile VerionPhiên bản di động