Thứ bảy 26/04/2025 16:54

Thiếu kho dữ liệu sạch và công cụ phân tích, thị trường bất động sản sẽ mãi “lập lờ”

Các báo cáo, phân tích thị trường bất động sản bị công bố một cách tràn lan, thiếu quy chuẩn, tạo nên một “bức tranh méo mó” và không toàn diện.

Thị trường nhà đất mà cụ thể là thị trường Hà Nội đang đối mặt với tình trạng không ổn định khi giá căn hộ leo thang không kiểm soát, phản ánh sự hỗn loạn trong việc dự đoán xu hướng thị trường bất động sản. Các báo cáo, phân tích thị trường được công bố một cách tràn lan, “mạnh ai nấy làm”, không theo quy chuẩn, tạo nên một “bức tranh méo mó” và không toàn diện về thực trạng thị trường.

Thiếu kho dữ liệu sạch và công cụ phân tích, thị trường bất động sản sẽ mãi “lập lờ”. - Ảnh: Thế Duy

Những người dân đang tìm kiếm chốn an cư rất dễ bị cuốn vào làn sóng tâm lý FOMO (Fear Of Missing Out - hội chứng tâm lý sợ bị bỏ lỡ cơ hội) nếu tin tưởng mù quáng vào các báo cáo phân tích không có cơ sở.

Thực tế đã chứng minh, sau khi giá căn hộ bị đẩy lên cao, dù số lượng giao dịch không nhiều, nhưng một mức giá mới vẫn được hình thành, dẫn đến việc giá nhà ở xã hội và căn hộ giá rẻ tăng đáng kể trong vòng một thập kỷ. Và số ít người giao dịch trên không loại trừ khả năng chính họ là những người thuộc nhóm FOMO.

Sự khan hiếm nguồn cung do quá trình phê duyệt dự án kéo dài là một vấn đề thực sự, tuy nhiên, điều này không phản ánh chính xác những biến động giao dịch trên thực tế. Sự tăng giá gần đây của căn hộ không chỉ là kết quả của cung và cầu trên thị trường. Điều này nằm ở hiệu quả của chính sách phát triển nhà ở và an sinh xã hội, khi mà giá bất động sản không được kiểm soát một cách hiệu quả.

Để giải quyết vấn đề “đẩy giá”, cần có sự can thiệp quyết liệt từ Bộ Xây dựng. Việc thiết lập một hệ thống dữ liệu “động”, được cập nhật liên tục và công khai là một nhiệm vụ cấp bách của Bộ. Hệ thống này phải bao quát mọi phân khúc, từ giá rẻ đến cao cấp, để đảm bảo tính minh bạch và độ chính xác của dữ liệu thị trường.

Các báo cáo về thị trường bất động sản cần phải tuân thủ những tiêu chuẩn rõ ràng và dựa trên dữ liệu đáng tin cậy. Bộ Xây dựng cần thiết lập những quy định nghiêm ngặt cho việc công bố thông tin và xử lý nghiêm các hành vi báo cáo sai lệch nhằm thao túng thị trường.

Trong hoàn cảnh hiện nay, việc xây dựng và bảo trì một cơ sở dữ liệu thị trường bất động sản toàn diện và hiệu quả là chìa khóa để đảm bảo sự ổn định và phát triển khỏe mạnh của thị trường. Chỉ khi thông tin được công khai rõ ràng và dễ dàng truy cập, người mua nhà mới có thể đưa ra những quyết định thông minh, và chính sách nhà ở mới thực sự phát huy tác dụng, đáp ứng nhu cầu thực của người dân.

Hơn nữa, việc phát triển các công cụ phân tích và dự báo thị trường bất động sản cũng cần được đẩy mạnh. Việc áp dụng công nghệ thông tin và big data có thể giúp phân tích xu hướng, dự đoán giá cả và nhu cầu thị trường một cách chính xác hơn. Điều này không chỉ giúp người mua nhà hiểu rõ hơn về thị trường mà còn hỗ trợ các nhà lập chính sách trong việc ra quyết định đúng đắn.

Ngoài ra, việc nâng cao kiến thức và ý thức cho người tiêu dùng về thị trường bất động sản chắn chắn là điều cần thiết. Cần tổ chức các buổi học, hội thảo và tư vấn thường xuyên để cung cấp kiến thức cần thiết cho người dân, giúp họ tránh những rủi ro không cần thiết khi tham gia thị trường.

Cuối cùng, sự hợp tác giữa các cơ quan quản lý, tổ chức tài chính và doanh nghiệp bất động sản cần được tăng cường để tạo nên một môi trường đầu tư trong sáng và công bằng. Sự trong sáng này không chỉ giúp chống lại việc “đẩy giá” mà còn tạo điều kiện cho sự phát triển ổn định của thị trường bất động sản, đồng thời bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

Nếu làm được những điều trên chắc chắn thị trường bất động sản sẽ trở nên ổn định hơn, giá cả phản ánh chính xác giá trị thực của bất động sản và người dân có thể yên tâm hơn khi quyết định mua nhà. Nhưng câu trả lời cụ thể là làm như thế nào? Có làm được hay không? Thì cơ quan chức năng quản lý việc này nên trực tiếp trả lời!

Thế Duy
Bài viết cùng chủ đề: thị trường bất động sản

Tin cùng chuyên mục

Thấy gì khi giới trẻ háo hức trước giờ hợp luyện diễu binh lần 2?

Chuyển quyền để chuẩn hóa quản lý, nhưng không làm gãy mạch xuất khẩu

Ớt, chanh leo, tổ yến và ‘giấc mơ lớn’ ở thị trường tỷ dân

Giữa ngày hội non sông, nghệ sĩ đừng buông lời vô cảm

Sữa giả tung hoành nhờ ‘chợ trời quảng cáo’ mạng xã hội

Muốn làm nghề giữ trẻ, trước tiên cần phải giữ mình

Mai Ly giễu nhại chế tài, Chu Thanh Huyền cảnh cáo ‘sân si’ - pháp luật đang bị ‘bỡn cợt’?

Vụ sữa giả: Đừng gắn sai trách nhiệm của Bộ Công Thương

Chuyển đổi năng lượng: Cần thể chế, vốn và con người

Giáo dục đổi thay từ một quyết sách nhân văn

Loạt sao Việt quảng cáo sai sự thật: Có thể truy cứu trách nhiệm hình sự

Kẹo Kera, 600 loại sữa giả và 'bùa hộ mệnh' của gian thương

Đạo đức giá bao nhiêu?

Bê bối sữa giả: Hơn 500 tỷ trục lợi từ niềm tin người tiêu dùng

Thực phẩm bẩn tràn lan: Vai trò người tiêu dùng ở đâu?

Vụ việc MC Quyền Linh và 'khoảng trống' trong văn hóa ứng xử

Sẽ có cây sen Việt Nam vững vàng trong kỷ nguyên số

Hãy để mỗi món quà là một dấu ấn Hà Nội

Không thể xuyên tạc quan hệ tốt đẹp Việt – Trung: ‘Vừa là đồng chí vừa là anh em’

Từ kẹo Kera tới sữa giả 500 tỷ đồng: Tội ác không thể dung thứ!