Chuyển quyền để chuẩn hóa quản lý, nhưng không làm gãy mạch xuất khẩu

Bộ Công Thương rút quyền cấp CO-REX từ VCCI, chuẩn hóa quản lý, giữ mạch xuất khẩu thông suốt nhờ cơ chế chuyển đổi mềm, hỗ trợ doanh nghiệp kịp thời.
Quản lý thị trường chỉ ra 3 khó khăn trong kiểm tra, xử lý thực phẩm vi phạm Kiểm tra mặt hàng sữa: Quản lý thị trường các địa phương nói gì? Quy trình cung cấp và quản lý viện trợ cho nước ngoài

Bản lĩnh hành động: Rút quyền để chuẩn hoá

Chiều nay 21/4, Bộ Công Thương ban hành quyết định thu hồi quyền cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) mẫu CNM và mã số REX từ VCCI. Hành động này nhằm kịp thời thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đồng thời phát đi một tín hiệu chính sách mạnh mẽ: Việt Nam luôn tích cực hoàn thiện cỗ máy thương mại, không chỉ để vận hành trơn tru hơn, mà còn để gia tăng năng lực cạnh tranh, uy tín quốc gia và khả năng ứng phó với những “bẫy tiêu chuẩn” mới của thương mại toàn cầu.

Đây cũng chính là việc làm cần thiết để Bộ Công Thương tăng cường thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực cấp CO, cả CO không ưu đãi theo tinh thần văn bản của Luật Tổ chức CP có hiệu lực từ 01/02/2025 (phân cấp/ ủy quyền cho cơ quan, tổ chức nhà nước), thực hiện đúng chỉ đạo của cấp trên và cơ quan chức năng.

Chuyển quyền để chuẩn hóa quản lý, nhưng không làm gãy mạch
Bộ Công Thương rút quyền cấp CO-REX từ VCCI, chuẩn hóa quản lý, giữ mạch xuất khẩu thông suốt nhờ cơ chế chuyển đổi mềm, hỗ trợ doanh nghiệp kịp thời. Ảnh minh họa

Quyết định số 1103/QĐ-BCT do Bộ Công Thương ban hành cần được hiểu như một cú hiệu chỉnh cơ chế vận hành hệ thống cấp xuất xứ. Trong thời gian qua, một số dấu hiệu về sự thiếu chuẩn hóa, thiếu hậu kiểm trong việc cấp CO mẫu CNM và mã REX đã tạo nên lỗ hổng chính sách, nhất là việc đáp ứng các đòi hỏi trong khuôn khổ các hiệp định thương mại tự do như EVFTA.

Xuất xứ là cửa ngõ của chuỗi giá trị và định danh quốc gia

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (CO) và mã số REX không đơn thuần là thủ tục hải quan. Trong hệ sinh thái thương mại toàn cầu, chúng là “hộ chiếu thương mại” và đảm bảo rằng sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam không chỉ được sản xuất tại Việt Nam, mà còn tuân thủ quy tắc xuất xứ trong các FTA.

Nếu thiếu chuẩn mực, hàng Việt Nam có thể bị đối tác đánh giá thấp, thậm chí bị đưa vào diện rà soát kỹ. Khi ấy, hàng Việt không chỉ mất ưu đãi thuế quan mà còn tổn hại danh tiếng quốc gia. Một lô hàng bị trả về có thể gây thiệt hại hàng chục ngàn USD nhưng niềm tin mất đi trên thị trường EU hay Nhật Bản là thứ không thể định giá bằng tiền.

Chính vì vậy, việc Bộ Công Thương thu hồi quyền cấp CO, REX từ một tổ chức không trực thuộc Nhà nước như VCCI để trao lại cho hệ thống quản lý thống nhất là một bước đi cần thiết.

Bởi vì, nếu so sánh giữa chủ trương mới này với cách làm hiện nay qua bảng thống kê dưới đây, sẽ thấy rõ những cần thiết và lợi ích mang lại.

Bảng so sánh: VCCI và Bộ Công Thương trong việc cấp CO-REX

Chuyển quyền để chuẩn hóa quản lý, nhưng không làm gãy mạch xuất khẩu
Chính sách linh hoạt: Không cứng nhắc, không để doanh nghiệp bị bỏ lại phía sau

Điều đáng nói không nằm ở việc “rút quyền”, mà ở cách Bộ Công Thương thực thi quyết định này. Không đóng sập cánh cửa với doanh nghiệp, Bộ đã chủ động thiết lập giai đoạn chuyển tiếp mềm. Doanh nghiệp đang sử dụng mã REX do VCCI cấp vẫn được hướng dẫn chuyển đổi sang hệ thống mới, tránh đứt gãy chuỗi cung ứng.

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Nguyễn Anh Sơn, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu cho biết: Cũng giống như lần trước việc chuyển đổi bộ máy theo mô hình mới, lần này Cục Xuất nhập khẩu chủ động có giải pháp giúp doanh nghiệp chuyển đổi và phối hợp bàn giao công việc quản lý phù hợp để doanh nghiệp không bị ảnh hưởng, đứt gẫy các đơn hàng xuất khẩu.

Ông Nguyễn Anh Sơn khẳng định: "Chúng tôi sẽ hướng dẫn doanh nghiệp chuyển đổi đầy đủ và không để đứt gãy thông suốt xuất nhập khẩu. Rất mong báo chí truyền thông nêu rõ tinh thần này để doanh nghiệp yên tâm thực hiện".

Thomas Friedman từng nói: "Thế giới phẳng, nhưng luật chơi thì gồ ghề hơn bao giờ hết". Quan điểm “thế giới phẳng” được thể hiện rõ trong tác phẩm cùng tên của tác giả Thomas Friedman - nhà báo của hãng New York Times và là nhà kinh tế nổi tiếng của Mỹ.

Cho đến nay, cuộc tranh luận về “thế giới phẳng” vẫn rất gay gắt khi nhiều chuyên gia và học giả cho rằng thế giới không hề phẳng bất chấp tiến bộ xã hội. Và dù thế nào thì Việt Nam luôn thể hiện là một quốc gia có trách nhiệm không chỉ đối với doanh nghiệp của đất nước mình mà còn cả với các luật chơi của quốc tế.

Bài học từ sự việc này cho thấy, quản lý là phải nghiêm, nhưng điều hành chính sách là phải có tầm nhìn và sự cảm thông. Doanh nghiệp cần minh bạch, nhưng Nhà nước cũng cần hành động có trách nhiệm. Nếu Việt Nam muốn trở thành trung tâm sản xuất, chuỗi cung ứng - logistics của khu vực, thì từng con dấu CO cũng phải chuẩn như chip bán dẫn.

Đại Bàng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bộ Công Thương tổ chức chương trình hiến máu tình nguyện năm 2025

Bộ Công Thương tổ chức chương trình hiến máu tình nguyện năm 2025

Bộ Công Thương duy trì phong trào hiến máu tình nguyện thường xuyên, thu hút sự tham gia tích cực của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động toàn ngành.
Đề xuất kiểm soát khí thải phương tiện lưu hành: Người dân kỳ vọng gì?

Đề xuất kiểm soát khí thải phương tiện lưu hành: Người dân kỳ vọng gì?

Bộ Nông nghiệp và Môi trường đang lấy ý kiến dự thảo Quyết định quy định về lộ trình áp dụng quy chuẩn khí thải ô tô lưu hành tại Việt Nam.
Cần đột phá thể chế để phát triển kinh tế tư nhân

Cần đột phá thể chế để phát triển kinh tế tư nhân

Để kinh tế tư nhân thực sự phát triển như "xương sống" của nền kinh tế độc lập, không chỉ tháo gỡ điểm nghẽn mà còn cần đến nhiều đột phá về thể chế.
Nghị quyết 68: Mở không gian mới cho doanh nghiệp tư nhân

Nghị quyết 68: Mở không gian mới cho doanh nghiệp tư nhân

Nghị quyết 68 xuất hiện như cú hích thể chế nhằm tháo gỡ triệt để các điểm nghẽn cũ, đồng thời mở ra không gian phát triển mới cho doanh nghiệp tư nhân.
Biến quỹ đất Vành đai 4 thành động lực phát triển mới

Biến quỹ đất Vành đai 4 thành động lực phát triển mới

Sử dụng hiệu quả quỹ đất dọc tuyến Vành đai 4 sẽ thắp lửa phát triển vùng Thủ đô, mở rộng không gian tăng trưởng cho toàn vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc.

Tin cùng chuyên mục

Tin Công Thương 12/5: Hàng Việt bứt tốc nhờ làn sóng mở chuỗi bán lẻ hiện đại

Tin Công Thương 12/5: Hàng Việt bứt tốc nhờ làn sóng mở chuỗi bán lẻ hiện đại

Ngày 12/5, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Thúc đẩy hợp tác năng lượng Việt Nam - Azerbaijan

Thúc đẩy hợp tác năng lượng Việt Nam - Azerbaijan

Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Azerbaijan của Tổng Bí thư Tô Lâm, Việt Nam và Azerbaijan ký Biên bản ghi nhớ thúc đẩy hợp tác năng lượng.
Vấn nạn

Vấn nạn 'chặt chém' làm xấu xí bức tranh du lịch

Vấn nạn “chặt chém” du khách, hành vi không chỉ gây bức xúc trong dư luận mà còn làm tổn hại sâu sắc đến uy tín của ngành du lịch nước nhà.
Tổng Giám đốc ACB: Nghị quyết 68 chạm đúng

Tổng Giám đốc ACB: Nghị quyết 68 chạm đúng 'điểm nghẽn' của doanh nghiệp

Tổng Giám đốc Ngân hàng ACB đánh giá Nghị quyết 68 đã chạm trúng những trăn trở của doanh nghiệp như chi phí, thủ tục, thị trường và chuyển đổi xanh.
Tin Công Thương 9/5: Phê duyệt khung giá nhập khẩu điện

Tin Công Thương 9/5: Phê duyệt khung giá nhập khẩu điện

Ngày 9/5, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Thanh niên Công Thương với sứ mệnh xung kích trong kỷ nguyên số

Thanh niên Công Thương với sứ mệnh xung kích trong kỷ nguyên số

Thanh niên ngành Công Thương được xác định là lực lượng nòng cốt trong chuyển đổi số, cần được trao cơ hội, bồi dưỡng năng lực số và phát huy vai trò đổi mới.

'Hậu trường' xây dựng Nghị quyết 68 về kinh tế tư nhân

Đại diện Bộ Tài chính cho biết, trong quá trình góp ý xây dựng Nghị quyết 68, đã có không ít băn khoăn rằng, các đề xuất mạnh mẽ sẽ khó được chấp thuận.
Cục trưởng Lưu Đình Phúc: Báo chí cần làm gì để sớm đưa nghị quyết 68 vào cuộc sống?

Cục trưởng Lưu Đình Phúc: Báo chí cần làm gì để sớm đưa nghị quyết 68 vào cuộc sống?

Theo Cục trưởng Cục Báo chí Lưu Đình Phúc, Nghị quyết 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân là cú huých cho báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp.
Chủ quán Lòng Chát trả giá cho thói

Chủ quán Lòng Chát trả giá cho thói 'bon mồm' trên mạng xã hội

Ngô Quyền Thế (Thế lòng se điếu), chủ quán Lòng Chát đang nhận những thứ rất 'chát' sau màn 'bon mồm' quảng cáo 'lố' về bộ lòng se điếu dài 40 mét gây sốc.
Người tiêu dùng nói gì về

Người tiêu dùng nói gì về 'lòng xe điếu'

Khi chủ nhân của clip lòng xe điếu thừa nhận “nói quá” và mục đích chính là để quảng cáo, người ta mới "ngã ngửa" bởi ngay cả quán lòng cũng quảng cáo lố...
Nghị quyết 68: Những điểm mới đột phá để kinh tế tư nhân vươn mình

Nghị quyết 68: Những điểm mới đột phá để kinh tế tư nhân vươn mình

Nghị quyết 68 đưa ra ba đột phá lớn: Xóa rào cản, bảo vệ pháp lý, khơi thông nguồn lực, tạo nền tảng để kinh tế tư nhân bứt phá mạnh mẽ.
Ngành hóa chất: Hướng tới vai trò ngành công nghiệp nền tảng

Ngành hóa chất: Hướng tới vai trò ngành công nghiệp nền tảng

Luật Hóa chất (sửa đổi) được trình tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV đóng vai trò quan trọng xây dựng một ngành công nghiệp mang tính nền tảng quốc gia.
Thanh niên ngành Công Thương: 74 năm phát triển và định hướng tương lai

Thanh niên ngành Công Thương: 74 năm phát triển và định hướng tương lai

Với tinh thần chủ động, lực lượng trẻ ngành Công Thương sẽ tiếp tục là đội ngũ đi đầu trong công cuộc hiện đại hóa, chuyển đổi số và hội nhập quốc tế...
Tin Công Thương 8/5: Chuẩn hóa chất lượng để giữ đà tăng trưởng xuất khẩu rau quả

Tin Công Thương 8/5: Chuẩn hóa chất lượng để giữ đà tăng trưởng xuất khẩu rau quả

Ngày 8/5, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Sắp diễn ra tọa đàm

Sắp diễn ra tọa đàm 'Thanh niên ngành Công Thương: 74 năm phát triển và định hướng tương lai'

Đoàn Thanh niên Bộ Công Thương sẽ tổ chức Tọa đàm với chủ đề: "Thanh niên ngành Công Thương: 74 năm phát triển và định hướng tương lai".
Tin Công Thương 7/5: Hoàn thiện quy định về xuất xứ hàng hóa

Tin Công Thương 7/5: Hoàn thiện quy định về xuất xứ hàng hóa

Ngày 7/5, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Nghị quyết 68-NQ/TW truyền cảm hứng cho doanh nghiệp, doanh nhân

Nghị quyết 68-NQ/TW truyền cảm hứng cho doanh nghiệp, doanh nhân

Với nhiều giải pháp mang tính đột phá, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tư nhân phát triển, Nghị quyết 68-NQ/TW đã truyền cảm hứng cho doanh nghiệp, doanh nhân.
Tinh thần Điện Biên Phủ trong kỷ nguyên mới của dân tộc

Tinh thần Điện Biên Phủ trong kỷ nguyên mới của dân tộc

Kỷ niệm 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2025) là dịp tôn vinh ý chí kiên cường, sức mạnh đoàn kết và trí tuệ sáng tạo của dân tộc Việt Nam.
Tin Công Thương 6/5: Gỡ nút thắt cho năng lượng tái tạo

Tin Công Thương 6/5: Gỡ nút thắt cho năng lượng tái tạo

Ngày 6/5, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Bàn giao Thanh tra Bộ Công Thương về Thanh tra Chính phủ

Bàn giao Thanh tra Bộ Công Thương về Thanh tra Chính phủ

Sáng 6/5, Thanh tra Chính phủ đã làm việc với Bộ Công Thương về công tác bàn giao, tiếp nhận Thanh tra Bộ Công Thương về Thanh tra Chính phủ.
Mobile VerionPhiên bản di động