Hai câu chuyện về thuế và góc nhìn đa chiều

Trong bối cảnh kinh tế còn nhiều thách thức, chính sách thuế cần phát huy vai trò vừa hỗ trợ doanh nghiệp, vừa kích cầu tiêu dùng nội địa, thúc đẩy tăng trưởng.
Nhiều nước đánh giá cao cuộc điện đàm của Tổng Bí thư Tô Lâm và cách tiếp cận chính sách thuế của Việt Nam Nhìn lại những lần doanh nghiệp Việt vượt 'bão' thuế quan: Bộ Công Thương luôn sát cánh Thủ tướng: Sẽ tiếp tục giảm thuế VAT, triển khai gói tín dụng 500.000 tỷ đồng

Sức “nóng” từ mỗi câu chuyện về thuế

Thuế là một công cụ phổ biến được các quốc gia sử dụng để điều hành kinh tế vĩ mô. Tại Việt Nam, thuế là nguồn thu lớn, chiếm khoảng 4/5 tổng thu ngân sách nhà nước. Cơ cấu thuế có những tác động lớn tới tăng trưởng kinh tế và mỗi sắc thuế có sự đóng góp khác nhau. Vì vậy, mỗi vấn đề liên quan đến thuế đều nhận được sự quan tâm lớn.

số tiền thuế giá trị gia tăng của doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ chưa được hoàn đến nay là 6.100 tỷ đồng
Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách. Ảnh minh họa

Trong những ngày qua, có hai câu chuyện về thuế được bàn thảo sôi nổi tại các phiên họp từ Ủy ban Thường vụ Quốc hội đến các diễn đàn, hội thảo của ban ngành: Thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt.

Trong đó, với thuế giá trị gia tăng (VAT), tại phiên họp mới đây của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ đã đề xuất giảm 2% đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% (còn 8%), trừ một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sau: Viễn thông, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, sản phẩm kim loại, sản phẩm khai khoáng (trừ than), sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (trừ xăng). Thời gian áp dụng từ ngày 1/7/2025 đến hết ngày 31/12/2026.

Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn, việc giảm thuế VAT sẽ góp phần giảm giá thành hàng hóa, dịch vụ, từ đó thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng kinh tế trong 6 tháng cuối năm 2025 và cả năm 2026.

Bên cạnh đó, góp phần giảm trực tiếp chi phí của người dân trong việc tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ. Đồng thời, giúp doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, giúp sản phẩm của doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh.

Chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương, đại biểu Trương Xuân Cừ - đoàn Hà Nội khẳng định, trong bối cảnh nền kinh tế trong nước đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức; kinh tế thế giới có nhiều biến động bất ổn, ảnh hưởng đến khả năng bảo đảm các mục tiêu xuất khẩu..., việc tiếp tục giảm thuế VAT có thể xem là một biện pháp hướng vào tiêu dùng nội địa nhằm thúc đẩy tăng trưởng, góp phần đạt được mục tiêu tăng trưởng 8% đã đề ra.

Nhưng nếu như câu chuyện giảm thuế VAT nhận được sự đồng tình cao từ các chuyên gia, đại biểu Quốc hội và doanh nghiệp thì câu chuyện về việc tăng thuế quá cao và đột ngột như các phương án trong dự thảo Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) còn đang gây nhiều băn khoăn, lo lắng. Đây là dự án Luật sẽ được Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 9.

Đại biểu Quốc hội Tạ Văn Hạ - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội - cho rằng, quyết định tăng thuế là một vấn đề quan trọng khi ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích cũng như sức khỏe người tiêu dùng, đặc biệt đối với các mặt hàng như thuốc lá, rượu bia và nước giải khát có đường. Vì vậy, câu chuyện này cần nhìn từ mọi góc độ, cần tìm kiếm phương pháp hài hòa với doanh nghiệp, tìm kiếm lộ trình, thời điểm phù hợp.

Tăng “sức khỏe” doanh nghiệp, nuôi dưỡng nguồn thu

Mục tiêu phấn đấu tăng trưởng năm 2025 đạt mức từ 8% trở lên đòi hỏi các bộ, ngành, địa phương phải triển khai nhiều giải pháp đồng bộ. Trong đó, nâng cao năng lực nội sinh của nền kinh tế thông qua việc hỗ trợ sản xuất, kinh doanh, giúp doanh nghiệp phục hồi và phát triển bền vững là yêu cầu cấp bách.

Chính sách thuế
Ảnh minh họa

Một lộ trình tăng thuế hợp lý về cả mức thuế và thời gian áp dụng sẽ giúp hài hòa các mục tiêu của sắc thuế tiêu thụ đặc biệt, đồng thời giúp “khoan sức doanh nghiệp”, hỗ trợ họ hồi phục và đóng góp cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế ở tốc độ cao trong thời gian tới.

Việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt có thể giúp tăng thu ngân sách trong ngắn hạn, nhưng giảm tổng hòa lợi ích đối với nền kinh tế về trung, dài hạn. “Tăng thuế càng nhanh, càng cao, tổng hòa lợi ích giảm càng nhiều” như nhận xét của chuyên gia kinh tế, Tiến sĩ Cấn Văn Lực.

Vì vậy, theo các chuyên gia, việc ổn định chính sách thuế trong nước, xem xét giãn lộ trình và giảm mức tăng thuế là một giải pháp hợp thời thế.

Rõ ràng, trong bối cảnh nền kinh tế đang phải đối mặt với nhiều thách thức, các chính sách về thuế cần tiếp tục phát huy tốt vai trò vừa hỗ trợ doanh nghiệp, vừa kích cầu tiêu dùng nội địa. Qua đó, thúc đẩy tăng trưởng, tránh gây sốc cho thị trường cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe doanh nghiệp.

Theo các chuyên gia, ưu tiên hiện nay là cần có những phương án tăng thuế “đỡ sốc” cho doanh nghiệp, hỗ trợ tăng trưởng GDP, giúp các doanh nghiệp vượt qua khó khăn, duy trì sản xuất, ổn định đời sống người lao động. Từ đó, các bên liên quan trong chuỗi cung ứng, phân phối… cũng sẽ được bảo toàn.

Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Liên minh doanh nghiệp Hoa Kỳ -APEC

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Liên minh doanh nghiệp Hoa Kỳ -APEC

Đặc sắc chương trình nghệ thuật

Đặc sắc chương trình nghệ thuật 'Quà tháng Năm dâng Người'

Tin Công Thương 14/5: Thương mại điện tử

Tin Công Thương 14/5: Thương mại điện tử 'tiếp sức' hàng Việt

Tin Công Thương 13/5: Đề xuất giảm 2% thuế VAT với xăng

Tin Công Thương 13/5: Đề xuất giảm 2% thuế VAT với xăng

Giọt hồng Công Thương 2025: Hiến máu cứu người, chung tay vì sự sống cộng đồng

Giọt hồng Công Thương 2025: Hiến máu cứu người, chung tay vì sự sống cộng đồng

Tin Công Thương 12/5: Hàng Việt bứt tốc nhờ làn sóng mở chuỗi bán lẻ hiện đại

Tin Công Thương 12/5: Hàng Việt bứt tốc nhờ làn sóng mở chuỗi bán lẻ hiện đại

Bộ Công Thương tổ chức chương trình hiến máu tình nguyện năm 2025

Bộ Công Thương tổ chức chương trình hiến máu tình nguyện năm 2025

Đề xuất kiểm soát khí thải phương tiện lưu hành: Người dân kỳ vọng gì?

Đề xuất kiểm soát khí thải phương tiện lưu hành: Người dân kỳ vọng gì?

Cần đột phá thể chế để phát triển kinh tế tư nhân

Cần đột phá thể chế để phát triển kinh tế tư nhân

Nghị quyết 68: Mở không gian mới cho doanh nghiệp tư nhân

Nghị quyết 68: Mở không gian mới cho doanh nghiệp tư nhân

Thúc đẩy hợp tác năng lượng Việt Nam - Azerbaijan

Thúc đẩy hợp tác năng lượng Việt Nam - Azerbaijan

Biến quỹ đất Vành đai 4 thành động lực phát triển mới

Biến quỹ đất Vành đai 4 thành động lực phát triển mới

Vấn nạn

Vấn nạn 'chặt chém' làm xấu xí bức tranh du lịch

Tổng Giám đốc ACB: Nghị quyết 68 chạm đúng

Tổng Giám đốc ACB: Nghị quyết 68 chạm đúng 'điểm nghẽn' của doanh nghiệp

Tin Công Thương 9/5: Phê duyệt khung giá nhập khẩu điện

Tin Công Thương 9/5: Phê duyệt khung giá nhập khẩu điện

Thanh niên Công Thương với sứ mệnh xung kích trong kỷ nguyên số

Thanh niên Công Thương với sứ mệnh xung kích trong kỷ nguyên số

'Hậu trường' xây dựng Nghị quyết 68 về kinh tế tư nhân

Cục trưởng Lưu Đình Phúc: Báo chí cần làm gì để sớm đưa nghị quyết 68 vào cuộc sống?

Cục trưởng Lưu Đình Phúc: Báo chí cần làm gì để sớm đưa nghị quyết 68 vào cuộc sống?

Chủ quán Lòng Chát trả giá cho thói

Chủ quán Lòng Chát trả giá cho thói 'bon mồm' trên mạng xã hội

Người tiêu dùng nói gì về

Người tiêu dùng nói gì về 'lòng xe điếu'