Bê bối sữa giả: Hơn 500 tỷ trục lợi từ niềm tin người tiêu dùng

Sữa giả, hồ sơ giả, lời hứa giả nhưng hậu quả là thật. Hơn 500 tỷ đồng thu lời bất chính, đánh đổi bằng sức khỏe và niềm tin của hàng ngàn người tiêu dùng.
Vụ sữa giả 500 tỷ đồng: Bộ Công Thương tiếp tục rà soát, tăng cường phối hợp xử lý triệt để Vụ sữa giả: Bộ Y tế truy hoạt động cấp phép, hậu kiểm Bộ Y tế nói gì về trách nhiệm vụ 600 loại sữa giả?

Hơn 500 tỷ đồng là con số mà đường dây sản xuất gần 600 loại sữa bột giả kiếm được, nhưng đổi lại là gì? Là sự an toàn sức khỏe của hàng nghìn người bị đe dọa bởi những sản phẩm không hề được kiểm nghiệm về dinh dưỡng!

Vụ việc vừa được Bộ Công an phanh phui, với 8 bị can bị khởi tố và bắt tạm giam về các tội danh "Sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm" và "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng", trong vụ án xảy ra tại Công ty cổ phần Dược quốc tế Rance Pharma, Công ty cổ phần Dược dinh dưỡng Hacofood Group.

Bê bối sữa giả: Hơn 500 tỷ đồng kiếm lời từ niềm tin người Việt
Hơn 500 tỷ đồng thu lời, đổi bằng sức khỏe và niềm tin của hàng ngàn người tiêu dùng (Ảnh: Vtv.vn)

Hai đối tượng cầm đầu là Hoàng Mạnh Hà và Vũ Mạnh Cường khai nhận đã tổ chức sản xuất, kinh doanh và phân phối gần 600 loại sữa bột giả từ năm 2021 đến nay, thu lợi bất chính lên tới gần 500 tỷ đồng.

Sai phạm từ khâu công bố chất lượng

Tại cơ quan điều tra, Hồ Sỹ Ý, cổ đông góp vốn Công ty Rance Pharma, Công ty Hacofood, người trực tiếp điều hành sản xuất thừa nhận tất cả thông tin và hàm lượng dinh dưỡng trong các sản phẩm giả đều "không được kiểm tra". Lời thừa nhận lạnh lùng của Hồ Sỹ Ý như một nhát dao cắt thẳng vào niềm tin của hàng triệu người dân. Đây không chỉ là sự gian dối mang tính hình thức, mà là một tội ác có tổ chức nhắm thẳng vào những người yếu thế nhất trong xã hội: Trẻ sinh non, người già, bệnh nhân tiểu đường, người suy thận, và cả phụ nữ mang thai.

Trong khi đó, sự tiếp tay của Đặng Trung Kiên, Phó Giám đốc Công ty Rance Pharma và Hacofood, càng làm rõ mức độ liên kết tội phạm chuyên nghiệp, khi y khai rằng sản phẩm chỉ được kiểm nghiệm vi sinh – tức là kiểm tra "cho có", miễn sao không chết người ngay lập tức, còn việc có dinh dưỡng thật hay không thì mặc kệ.

Công an cũng phát hiện các sản phẩm này công bố chứa chiết xuất tổ yến, đông trùng hạ thảo, bột mắc ca, bột óc chó nhưng thực chất không có những nguyên liệu này. Một số dưỡng chất chỉ đạt dưới 70% mức công bố, đủ để cấu thành tội danh sản xuất hàng giả.

Cần làm rõ hành vi tiếp tay quảng cáo sữa giả

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, TS. Luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng Văn phòng Luật sư Chính Pháp nhấn mạnh, một trong những thủ đoạn tinh vi của đường dây sản xuất gần 600 loại sữa giả chính là tận dụng sức ảnh hưởng của các nhân vật nổi tiếng trên mạng xã hội để “thổi phồng” công dụng sản phẩm. Những lời quảng cáo như rót mật vào tai, biến sữa bột thành “thần dược” có thể chữa bệnh, giúp trẻ cao lớn, người già khỏe mạnh… đã khiến hàng ngàn người tiêu dùng mù quáng tin theo.

Theo Luật sư Cường, việc điều tra vụ án không chỉ dừng ở các đối tượng sản xuất, buôn bán, mà còn cần mở rộng làm rõ vai trò của những cá nhân tham gia quảng bá, tiếp thị, đặc biệt là các KOL – người có ảnh hưởng – nếu họ biết đó là hàng giả mà vẫn tiếp tay vì lợi nhuận, hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với vai trò đồng phạm.

Ngoài ra, ngay cả trong trường hợp không chứng minh được yếu tố đồng phạm, người tham gia quảng cáo gian dối vẫn có thể bị xử phạt hành chính, thậm chí truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Luật sư Cường cảnh báo: Đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, liên quan đến nhiều cá nhân, tổ chức. Nó phơi bày những lỗ hổng lớn trong quản lý hoạt động tiếp thị sản phẩm y tế và dinh dưỡng. Đã đến lúc cần bổ sung, siết chặt các quy định pháp luật về quảng cáo, kiểm nghiệm đầu ra sản phẩm thực phẩm, thuốc, sữa... để bảo vệ sức khỏe nhân dân và quyền lợi người tiêu dùng.

Bê bối sữa giả: Hơn 500 tỷ đồng kiếm lời từ niềm tin của người tiêu dùng
TS. Luật sư Đặng Văn Cường – Trưởng Văn phòng Luật sư Chính Pháp

Xử lý nghiêm vi phạm

Sản xuất gần 600 loại sữa bột giả không chỉ là hành vi gian thương thông thường – đó là tội ác có tổ chức, có hệ thống, nhắm vào những nhóm đối tượng dễ tổn thương nhất như trẻ sơ sinh, người bệnh và phụ nữ mang thai. Hành vi này có thể bị xử lý tới mức án cao nhất là tù chung thân, theo quy định tại Điều 193 Bộ luật Hình sự. Đây là một loại tội phạm đặc biệt nguy hiểm, gây hậu quả khôn lường về sức khỏe và tính mạng cho người tiêu dùng. Không chỉ gây thiệt hại kinh tế, nó xâm phạm trực tiếp đến đạo lý xã hội và sự tử tế tối thiểu trong kinh doanh thực phẩm.

Theo luật, người sản xuất – buôn bán hàng giả là thực phẩm có thể bị phạt tù từ 2 - 5 năm, nhưng nếu thu lợi bất chính trên 1,5 tỷ đồng hoặc gây hậu quả tương đương, thì khung hình phạt sẽ là 15 - 20 năm tù, thậm chí tù chung thân. Ngoài ra, người phạm tội còn đối diện nguy cơ bị phạt tiền, cấm hành nghề, tịch thu tài sản hoặc đình chỉ hoạt động vĩnh viễn đối với pháp nhân.

Đặc biệt, với hành vi vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng, các bị can còn có thể đối diện mức án tới 20 năm tù, theo Điều 221 Bộ luật Hình sự. Đó là chưa kể đến trách nhiệm dân sự khi người tiêu dùng khởi kiện, yêu cầu bồi thường thiệt hại.

"Người tiêu dùng từng mua, sử dụng các loại sữa bột giả hoàn toàn có quyền trình báo với cơ quan điều tra, đồng thời yêu cầu được bảo vệ quyền lợi và bồi thường trong quá trình giải quyết vụ án", TS. Luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng Văn phòng Luật sư Chính Pháp thông tin.

“Quảng cáo sai sự thật không chỉ là hành vi gian dối, mà còn là hành vi tàn nhẫn với sức khỏe cộng đồng – nhất là khi đối tượng bị lừa là trẻ em, phụ nữ mang thai, người già và người bệnh”, Luật sư Cường nhấn mạnh.
Văn Hoàng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: sản xuất hàng giả

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Đại tá Nguyễn Khắc Nguyệt và ký ức của những năm tháng hào hùng

Đại tá Nguyễn Khắc Nguyệt và ký ức của những năm tháng hào hùng

Đại tá Nguyễn Khắc Nguyệt xúc động khi nhớ về giây phút thiêng liêng ngày 30/4/1975.
Chùm ảnh: Đại hội Đảng bộ Báo Công Thương lần thứ III, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Chùm ảnh: Đại hội Đảng bộ Báo Công Thương lần thứ III, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Chiều 25/4, tại Hà Nội, Báo Công Thương đã tổ chức Đại hội Đảng bộ lần thứ III, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Hai câu chuyện về thuế và góc nhìn đa chiều

Hai câu chuyện về thuế và góc nhìn đa chiều

Trong bối cảnh kinh tế còn nhiều thách thức, chính sách thuế cần phát huy vai trò vừa hỗ trợ doanh nghiệp, vừa kích cầu tiêu dùng nội địa, thúc đẩy tăng trưởng.
Đảng ủy Báo Công Thương: Người dẫn dắt tờ báo vượt lên chính mình

Đảng ủy Báo Công Thương: Người dẫn dắt tờ báo vượt lên chính mình

Đảng ủy Báo Công Thương nhiệm kỳ 2020-2025 đã lãnh đạo tờ báo bứt phá thành công chính nhờ những nghị quyết đột phá thẳng vào khâu yếu, mặt hạn chế
Việt Nam – Indonesia thúc đẩy hợp tác trong khuôn khổ Đối tác chiến lược toàn diện

Việt Nam – Indonesia thúc đẩy hợp tác trong khuôn khổ Đối tác chiến lược toàn diện

Trong buổi tiếp Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Indonesia, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân đề xuất nhiều giải pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác hai nước.

Tin cùng chuyên mục

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân tiếp, làm việc với Chủ tịch nhóm Nghị sỹ hữu nghị Algeria - Việt Nam

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân tiếp, làm việc với Chủ tịch nhóm Nghị sỹ hữu nghị Algeria - Việt Nam

Buổi làm việc giữa Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân và Chủ tịch Nhóm Nghị sỹ hữu nghị Algeria – Việt Nam đã mở ra nhiều tiềm năng phát triển quan hệ thương mại.
Phụ trương Báo Nhân Dân kỷ niệm ngày 30/4 thành món quà

Phụ trương Báo Nhân Dân kỷ niệm ngày 30/4 thành món quà 'hot'

Phát hành miễn phí đúng dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, phụ trương 30/4 của Báo Nhân Dân được đông đảo người dân đón nhận.
Tin Công Thương 24/4: Giá xuất khẩu gạo của Việt Nam cao hơn Thái Lan và Ấn Độ

Tin Công Thương 24/4: Giá xuất khẩu gạo của Việt Nam cao hơn Thái Lan và Ấn Độ

Ngày 24/4, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Bí thư Hầu A Lềnh kỳ vọng Báo Công Thương tiếp tục lan tỏa mô hình đổi mới của Hà Giang

Bí thư Hầu A Lềnh kỳ vọng Báo Công Thương tiếp tục lan tỏa mô hình đổi mới của Hà Giang

Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Hầu A Lềnh bày tỏ mong muốn Báo Công Thương tiếp tục đồng hành, thúc đẩy phát triển vùng cao, vùng biên, kinh tế biên mậu.
Sắp xếp Đà Nẵng, Quảng Nam: Đổi mới tư duy từ việc lắng nghe dân nói

Sắp xếp Đà Nẵng, Quảng Nam: Đổi mới tư duy từ việc lắng nghe dân nói

“Vừa chạy, vừa xếp hàng” sắp xếp xã, phường, TP. Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam luôn lắng nghe ý kiến của người dân - minh chứng sinh động của việc được lòng dân.
Phòng, chống lãng phí: Mệnh lệnh phát triển trong kỷ nguyên mới

Phòng, chống lãng phí: Mệnh lệnh phát triển trong kỷ nguyên mới

Phòng, chống lãng phí không còn là khẩu hiệu tuyên truyền, mà là mệnh lệnh phát triển mang tính sống còn để đưa đất nước vững vàng bước vào kỷ nguyên mới.
Thanh Hoá: Lắng nghe lòng dân từ việc

Thanh Hoá: Lắng nghe lòng dân từ việc 'số hóa' tên phường, xã sau sáp nhập

Tên gọi mới của xã, phường sau sáp nhập không nhất thiết phải 'số hóa', đánh số thứ tự 1, 2 3..., nên lắng nghe ý dân, ưu tiên yếu tố lịch sử - văn hóa.
Tin Công Thương 23/4: Tiếp tục kích cầu tiêu dùng nội địa

Tin Công Thương 23/4: Tiếp tục kích cầu tiêu dùng nội địa

Ngày 23/4, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Bộ Công Thương đảm bảo cung cấp điện an toàn trong dịp lễ 30/4-1/5

Bộ Công Thương đảm bảo cung cấp điện an toàn trong dịp lễ 30/4-1/5

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo các đơn vị ưu tiên đảm bảo đủ điện, an toàn, liên tục cho dịp lễ 30/4-1/5/2025.
Khi Tổng Bí thư gợi ý một chuyến đi cho cả triệu người

Khi Tổng Bí thư gợi ý một chuyến đi cho cả triệu người

Lịch sử luôn trao cho chúng ta những chìa khóa để mở cánh cửa, mở con đường đi tới, đó là điều đi ra từ tinh thần một đề xuất mới đây của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Hầu A Lềnh: Hiện thực hóa Nghị quyết 11 bằng hành động cụ thể

Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Hầu A Lềnh: Hiện thực hóa Nghị quyết 11 bằng hành động cụ thể

Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Hầu A Lềnh chia sẻ với Báo Công Thương về hiện thực hóa Nghị quyết 11 bằng hành động thực chất cho người dân.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Bảo đảm đủ điện trong mọi tình huống

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Bảo đảm đủ điện trong mọi tình huống

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên yêu cầu các tập đoàn và đơn vị liên quan bảo đảm đủ điện phục vụ sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân trong mọi tình huống.
Tin Công Thương 22/4: Ô tô giá rẻ ồ ạt về Việt Nam

Tin Công Thương 22/4: Ô tô giá rẻ ồ ạt về Việt Nam

Ngày 22/4, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì họp cung ứng điện dịp 30/4-1/5 và mùa khô 2025

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì họp cung ứng điện dịp 30/4-1/5 và mùa khô 2025

Chiều 22/4, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chủ trì buổi làm việc về tình hình cung ứng điện dịp 30/4-1/5 và các tháng mùa khô năm 2025.
PGS.TS Nguyễn Danh Tiên: Khát vọng hòa bình soi đường dân tộc

PGS.TS Nguyễn Danh Tiên: Khát vọng hòa bình soi đường dân tộc

“Khát vọng hòa bình không chỉ là mong ước, mà là cốt cách của người Việt từ bao đời”. Đó là khẳng định của PGS.TS Nguyễn Danh Tiên, nhà nghiên cứu lịch sử Đảng.
Thấy gì khi giới trẻ háo hức trước giờ hợp luyện diễu binh lần 2?

Thấy gì khi giới trẻ háo hức trước giờ hợp luyện diễu binh lần 2?

Tối nay, ngày 22/4, tại TP. Hồ Chí Minh sẽ diễn ra buổi hợp luyện diễu binh lần 2 để chuẩn bị cho Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Chuyển quyền để chuẩn hóa quản lý, nhưng không làm gãy mạch xuất khẩu

Chuyển quyền để chuẩn hóa quản lý, nhưng không làm gãy mạch xuất khẩu

Bộ Công Thương rút quyền cấp CO-REX từ VCCI, chuẩn hóa quản lý, giữ mạch xuất khẩu thông suốt nhờ cơ chế chuyển đổi mềm, hỗ trợ doanh nghiệp kịp thời.
Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ mời tham dự Triển lãm thực phẩm quốc tế World Food India 2025

Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ mời tham dự Triển lãm thực phẩm quốc tế World Food India 2025

Triển lãm thực phẩm quốc tế World Food India 2025 diễn ra từ 25-28/9 tại Trung tâm Hội nghị Bharat Mandapam, Pragati Maidan, New Delhi, Ấn Độ.
Áo xanh tình nguyện: Lặng thầm lan tỏa yêu thương

Áo xanh tình nguyện: Lặng thầm lan tỏa yêu thương

Từ 'Sức trẻ' đến 'Xung kích' – hành trình hơn 20 năm của những sinh viên báo chí chọn sống đẹp, dấn thân và lan tỏa yêu thương bằng màu áo xanh tình nguyện.
Chi tiết đơn vị hành chính cấp xã tỉnh Hưng Yên sau sắp xếp

Chi tiết đơn vị hành chính cấp xã tỉnh Hưng Yên sau sắp xếp

Tỉnh Hưng Yên dự kiến sẽ giảm 100 xã và phường sau sắp xếp đơn vị hành chính, tương đương 71,9% số lượng đơn vị hành chính cấp xã hiện hữu.
Mobile VerionPhiên bản di động