Đạo đức giá bao nhiêu?

Khi đạo đức bị thương mại hóa thành chiến lược truyền thông, xã hội không chỉ mất chuẩn mà còn học cách im lặng để sống sót...
Quảng cáo sai sự thật: Lỗ hổng trách nhiệm, vấn đề đạo đức Bộ Y tế nói gì về trách nhiệm vụ 600 loại sữa giả? Bê bối sữa giả: Hơn 500 tỷ trục lợi từ niềm tin người tiêu dùng

"Đạo đức giá bao nhiêu?" - câu hỏi tưởng chừng trừu tượng bỗng trở nên nhức nhối giữa những ngày mạng xã hội tràn ngập kẹo rau củ, sữa bột giả, clip quảng cáo sai sự thật và những lời xin lỗi được dàn dựng công phu. Khi mỗi viên kẹo được tung ra bằng một chiếc lưỡi gỗ đạo lý, mỗi hộp sữa giả được gửi đến giường bệnh nhân bằng một chiến dịch marketing đầy nước mắt, ta buộc phải đặt lại giá trị của hai chữ đạo đức - trong đời sống, kinh doanh và cả truyền thông.

Một viên kẹo Kera được tung hô như “một đĩa rau luộc”. Một hộp sữa trị tiểu đường, thận yếu, thai phụ… được trộn hóa chất giá rẻ, kiếm lợi nhuận bất chính hơn 500 tỷ đồng. Một hotgirl livestream gọi nước lợi khuẩn là “sữa mát cho trẻ 8 tháng”. Một trang thương mại điện tử của Mailystyle bán hàng nhập lậu, sản phẩm chưa qua kiểm định, rồi livestream rao giảng đạo đức kinh doanh. Tất cả những thứ đó đều được đẩy lên như một món quà của tình thương. Và khán giả - chính là người tiêu dùng - đã uống, đã mua, đã tin…

Vấn đề không chỉ là vi phạm Luật An toàn thực phẩm, Luật Quảng cáo, hay Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Vấn đề là sự đồng lõa ngày càng tinh vi giữa cái ác và cái thiện giả mạo. Khi những nhân vật được gọi là “người ảnh hưởng” cố tình phủ một lớp vỏ đạo đức lên sản phẩm sai trái, họ không chỉ lừa người tiêu dùng. Họ đang thao túng cả niềm tin xã hội. Bởi đạo đức - khi bị đưa lên làm content - không còn là giá trị sống, mà trở thành công cụ bán hàng.

Cũng không thể trách riêng họ. Bởi mỗi cú click, mỗi lượt like, mỗi lần chia sẻ đầy phẫn nộ rồi lại lãng quên của cộng đồng cũng đang góp phần định giá đạo đức. Hôm nay giận dữ. Mai xuề xòa. Mốt lại tha thứ bằng một trend mới. Trong vòng quay ấy, đạo đức không chết, nhưng bị quy đổi. Nó có giá. Và giá đó không do tòa tuyên, mà do thị trường quyết định.

Đạo đức giá bao nhiêu?
Kho sữa chứa sản phẩm giả vừa bị Bộ Công an phanh phui. Ảnh: VTV

Pháp luật hiện hành đã có quy định rất rõ: Nghiêm cấm dùng hình ảnh trẻ em để quảng cáo sai sự thật; yêu cầu sản phẩm phải công bố tiêu chuẩn, dán nhãn đúng, không đánh lừa người tiêu dùng… Nhưng bao nhiêu người bị xử lý đến nơi đến chốn? Bao nhiêu cá nhân bị cấm hành nghề sau khi vi phạm? Và bao nhiêu nền tảng - như TikTok, Facebook - bị truy trách nhiệm liên đới khi để quảng cáo độc hại lan tràn? Câu trả lời là gần như không có. Bởi vậy, cái sai được lập lại - không phải vì người ta không biết luật - mà vì luật chưa đủ răn đe và dư luận chưa đủ tỉnh táo.

Nguy hiểm hơn, chính một bộ phận truyền thông đang vô thức tiếp tay cho đạo đức giả khi chạy theo tương tác. Những gương mặt từng bị bóc trần vẫn tiếp tục xuất hiện trên mặt báo, talkshow, quảng bá thương hiệu. Khi truyền thông chính thống cũng bị chi phối bởi thuật toán “nóng - giật - lạ”, thì ai sẽ là người giữ chuẩn cho cộng đồng?

Đã đến lúc báo chí, luật pháp và cả người tiêu dùng phải ngồi lại. Phải định nghĩa lại đạo đức trong thời đại kỹ thuật số. Phải thiết lập lại một hàng rào - không phải để cấm đoán, mà để nhận diện thật - giả. Đạo đức không thể là món hàng khuyến mãi kèm sản phẩm. Cũng không thể là một chiếc mặt nạ được trưng trên kệ livestream.

Bởi khi đạo đức bị đem bán như một món hàng, xã hội đã bước sang một thời kỳ nguy hiểm: Nơi cái thiện chỉ còn là lớp trang điểm và cái ác biết nói lời tử tế hơn bất cứ ai.

Có thể nói, cái mất lớn nhất không phải là tiền bạc, mà là lòng tin. Mỗi lần đạo đức bị đem ra rao bán, lòng tin xã hội lại bị rút ruột thêm một chút. Và điều đáng sợ nhất là: Cái xấu giờ đây không cần phải giấu - chỉ cần nói lời đạo lý trước khi tung sản phẩm.
Lê Thạch
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: An toàn thực phẩm

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Kẹo Kera, 600 loại sữa giả và

Kẹo Kera, 600 loại sữa giả và 'bùa hộ mệnh' của gian thương

Vụ kẹo Kera, 600 loại sữa giả vừa được Bộ Công an triệt phá phơi bày hệ lụy của cơ chế "tự công bố sản phẩm” theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP.

Tin cùng chuyên mục

Bê bối sữa giả: Hơn 500 tỷ trục lợi từ niềm tin người tiêu dùng

Bê bối sữa giả: Hơn 500 tỷ trục lợi từ niềm tin người tiêu dùng

Sữa giả, hồ sơ giả, lời hứa giả nhưng hậu quả là thật. Hơn 500 tỷ đồng thu lời bất chính, đánh đổi bằng sức khỏe và niềm tin của hàng ngàn người tiêu dùng.
Thực phẩm bẩn tràn lan: Vai trò người tiêu dùng ở đâu?

Thực phẩm bẩn tràn lan: Vai trò người tiêu dùng ở đâu?

Thói quen mua sắm dễ dãi, thiếu truy xuất nguồn gốc... sẽ ảnh hưởng đến người tiêu dùng. Đã đến lúc nhìn lại trách nhiệm của mắt xích này trên thị trường.
Vụ việc MC Quyền Linh và

Vụ việc MC Quyền Linh và 'khoảng trống' trong văn hóa ứng xử

Chưa bàn tới câu hỏi đơn thuần "Quyền Linh có sai không?", nhìn từ góc độ khác, sự việc "lùm xùm" đang phơi bày một lỗ hổng trong ngành sản xuất truyền hình...
Sẽ có cây sen Việt Nam vững vàng trong kỷ nguyên số

Sẽ có cây sen Việt Nam vững vàng trong kỷ nguyên số

169 hạt sen Việt Nam sẽ cùng nữ phi hành gia Hoa Kỳ gốc Việt Amanda Nguyễn thực hiện hành trình vượt ra ngoài Trái Đất vào tối 14/4/2025 theo giờ Việt Nam.
Hãy để mỗi món quà là một dấu ấn Hà Nội

Hãy để mỗi món quà là một dấu ấn Hà Nội

Lễ hội quà tặng du lịch Hà Nội năm nay được kỳ vọng mang đến một cách kể chuyện di sản qua sản phẩm, và mỗi món quà là một dấu ấn Hà Nội.
Không thể xuyên tạc quan hệ tốt đẹp Việt – Trung: ‘Vừa là đồng chí vừa là anh em’

Không thể xuyên tạc quan hệ tốt đẹp Việt – Trung: ‘Vừa là đồng chí vừa là anh em’

Quan hệ truyền thống hữu nghị Việt Nam – Trung Quốc “vừa là đồng chí, vừa là anh em” qua 75 năm tiếp tục phát triển mạnh mẽ và là chân lý không thể xuyên tạc.
Từ kẹo Kera tới sữa giả 500 tỷ đồng: Tội ác không thể dung thứ!

Từ kẹo Kera tới sữa giả 500 tỷ đồng: Tội ác không thể dung thứ!

Vụ việc kẹo Kera, sữa giả 500 tỷ đồng là tội ác không thể dung thứ, cần xử lý nghiêm để làm gương, để bảo vệ cộng đồng và làm trong sạch thị trường thực phẩm.
Cây gạo ở Hà Nam bị chặt và lỗ hổng quản lý văn hoá

Cây gạo ở Hà Nam bị chặt và lỗ hổng quản lý văn hoá

Cây gạo ở Hà Nam không chỉ là một gốc cây bị chặt, mà là biểu tượng của ký ức cộng đồng bị tổn thương vì thiếu cơ chế gìn giữ và chia sẻ lợi ích.
Cần xác minh, xử lý nghiêm sự ngông cuồng, lệch chuẩn của Lê Việt Hùng

Cần xác minh, xử lý nghiêm sự ngông cuồng, lệch chuẩn của Lê Việt Hùng

Hành vi lệch chuẩn của Lê Việt Hùng gây tác động xấu đến nhận thức xã hội, cần được xem xét xử lý nghiêm để bảo vệ kỷ cương và uy tín công quyền.
Sốt đất Hà Nội quay lại: Hồi chuông cảnh báo từ ‘bóng ma’ 2008

Sốt đất Hà Nội quay lại: Hồi chuông cảnh báo từ ‘bóng ma’ 2008

Hà Nội đang trải qua cơn sốt đất khiến các nhà đầu tư đứng ngồi không yên. Thế nhưng, đây cũng là hồi chuông cảnh báo về "bóng ma" bong bóng bất động sản 2008.
Cậu bé cứu bạn: Lan tỏa cảm xúc đẹp trong cộng đồng

Cậu bé cứu bạn: Lan tỏa cảm xúc đẹp trong cộng đồng

Hình ảnh, câu chuyện về 'người hùng nhí' Nam Phong - chưa đầy 3 tuổi, nhanh trí, xử lý “vượt tuổi” để cứu bạn - đã lan tỏa những cảm xúc đẹp trong cộng đồng...
Đi bộ sang đường sai luật: Thói quen nhỏ, hiểm họa lớn

Đi bộ sang đường sai luật: Thói quen nhỏ, hiểm họa lớn

Không còn là hành vi nhỏ lẻ, đi bộ sai luật đang tạo nên thói quen xấu, tiềm ẩn nguy cơ cao cho cả người vi phạm và người tham gia giao thông khác.
Đề thi Văn từ sách giáo khoa: Thay đổi chóng  mặt, học sinh hoang mang

Đề thi Văn từ sách giáo khoa: Thay đổi chóng mặt, học sinh hoang mang

Bộ Giáo dục và Đào tạo nói không dùng sách giáo khoa làm ngữ liệu đề thi Văn, giờ lại bảo “có thể nhặt” từ đó, làm hàng triệu học sinh, giáo viên hoang mang.
AI trong xuất khẩu: Lời giải cho bài toán hội nhập số

AI trong xuất khẩu: Lời giải cho bài toán hội nhập số

Doanh nghiệp xuất khẩu Việt đang đứng trước cơ hội vàng để ứng dụng AI, mở ra nhiều tiềm năng vượt bậc trong thương mại quốc tế.
Nghệ sĩ với quảng cáo: Sức hút và rủi ro pháp lý

Nghệ sĩ với quảng cáo: Sức hút và rủi ro pháp lý

Từ cú ngã ngựa của Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục là lời cảnh báo cho cả showbiz Việt về sức hút công chúng và rủi ro pháp lý của nghệ sĩ với quảng cáo.
Bảo tàng đông kín dịp lễ: Lịch sử vẫn luôn có sức hút

Bảo tàng đông kín dịp lễ: Lịch sử vẫn luôn có sức hút

Hàng chục nghìn người dân xếp hàng vào tham quan bảo tàng Đà Nẵng là một minh chứng cho thấy lịch sử vẫn luôn có sức hút và không hề khô khan.
Chuyện huyện Tương Dương bị đòi nợ: Cần minh bạch, trách nhiệm và giám sát

Chuyện huyện Tương Dương bị đòi nợ: Cần minh bạch, trách nhiệm và giám sát

Cá nhân 'tung chiêu' đòi nợ trên mạng xã hội không hiếm, nhưng chủ một quán ăn đưa “chuyện nợ nần” của UBND huyện Tương Dương lên Facebook đã thu hút dư luận...
Cần lên án hành động cợt nhả, xem thường Quốc tang

Cần lên án hành động cợt nhả, xem thường Quốc tang

Việc cợt nhả, xem thường Quốc tang đồng chí Khamtay Siphandone cần bị lên án mạnh mẽ bởi đây là những "ung nhọt" trong suy nghĩ của một bộ phận giới trẻ.
Cứu hộ động đất Myanmar:

Cứu hộ động đất Myanmar: 'Không ai bị bỏ lại phía sau'

Ngay sau thảm họa động đất ở Myanmar, lực lượng cứu hộ Việt Nam ngay lập tức lên đường với tinh thần “không ai bị bỏ lại phía sau”.
Ai

Ai 'bảo kê niềm tin' cho Quang Linh Vlogs, Hằng Du Mục?

Từ truyền cảm hứng, Quang Linh và Hằng Du Mục trở thành bị can hình sự, cảnh tỉnh về trách nhiệm và đạo đức của KOLs trong kỷ nguyên số.
Mobile VerionPhiên bản di động