Từ kẹo Kera tới sữa giả 500 tỷ đồng: Tội ác không thể dung thứ!

Vụ việc kẹo Kera, sữa giả 500 tỷ đồng là tội ác không thể dung thứ, cần xử lý nghiêm để làm gương, để bảo vệ cộng đồng và làm trong sạch thị trường thực phẩm.
Nóng: Sau kẹo Kera, Bộ Công an bóc vụ sữa giả cực lớn Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa xác minh sản phẩm sữa của Thế giới sữa sau phản ánh của công dân Đà Nẵng: Bắt giữ đối tượng Lý Hạnh Nhân lừa đảo qua mạng, chiếm đoạt tiền của người mua sữa

Thực phẩm giả không gây nổ, không chảy máu, nhưng hậu quả thì lan xa. Nó đi qua cổ họng nhẹ nhàng, khoác áo yên lành, để lại nỗi bất lực trong những người từng tin vào một sản phẩm “dinh dưỡng”.

Hai vụ việc kẹo Kera và sữa giả 500 tỷ đồng không phải là những sự cố ngành thực phẩm. Đó là dấu hiệu báo động cho thấy một loại tội phạm mới đang vận hành như một mô hình thương mại có tổ chức. Những kẻ đứng sau không cần vũ lực, không cần súng đạn, nhưng vẫn gây tổn hại sâu sắc tới sức khoẻ, niềm tin hàng triệu người bằng giấy công bố, bao bì và lời giới thiệu có vẻ vô hại.

Từ kẹo Kera tới sữa giả 500 tỷ đồng: Tội ác không thể dung thứ!
Hai vụ kẹo Kera, sữa giả 500 tỷ là tội ác cần bị xử lý nghiêm để làm gương, để bảo vệ cộng đồng và làm trong sạch thị trường thực phẩm. Ảnh chụp màn hình.

Với kẹo Kera, sản phẩm được quảng bá là “giải pháp ăn rau hiện đại”, song mỗi viên chỉ chứa 0,016g chất xơ, thay vì 28% như công bố. Trong khi đó lại có tới 33% Sorbitol, một chất có tác dụng nhuận tràng mạnh, dễ gây rối loạn tiêu hóa, đặc biệt nguy hiểm với trẻ nhỏ nếu dùng sai cách. Dù vậy, kẹo Kera vẫn xuất hiện dày đặc trong các chiến dịch tiếp thị, được quảng bá như một lựa chọn lành mạnh, an toàn.

Còn vụ sữa giả xảy ra tại Công ty Cổ phần Dược quốc tế Rance Pharma và Công ty Cổ phần Dược dinh dưỡng Hacofood Group vừa bị Bộ Công an triệt phá, những hộp sữa được dán nhãn “cao cấp”, “dành cho bà bầu, trẻ sinh non, người tiểu đường” được phân phối rộng rãi khắp thị trường, như trong một video đơn vị sản xuất quảng cáo, lên tới 5.000.000 hộp mỗi năm.

Thế nhưng, kết quả kiểm nghiệm cho thấy không có tổ yến, không có đông trùng hạ thảo, không có macca như cam kết. Nhiều sản phẩm chỉ đạt dưới 70% chỉ tiêu công bố. Với người bệnh, phụ nữ mang thai và trẻ em, đây không còn là sai lệch kỹ thuật mà là sự lừa dối trắng trợn.

Những thông tin công bố ban đầu cho thấy, vụ việc không đơn thuần là gian dối sản phẩm. Đó là một kịch bản được thiết kế bài bản, từ khâu nguyên liệu, dán nhãn, công bố thành phần, kiểm nghiệm, cho đến truyền thông và phân phối; là tội ác có tổ chức làm suy giảm nòi giống, để lấp đầy những túi tham.

Theo Điều 193 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm có thể bị phạt tù tới mức cao nhất là chung thân, nếu gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe hoặc tính mạng con người. Hiện cơ quan điều tra đã khởi tố, làm rõ các cá nhân liên quan trong hai vụ việc nêu trên.

Nhưng câu hỏi lớn vẫn còn nguyên: Làm sao để không tiếp tục xuất hiện thêm những “Kera mới”, những “sữa giả” khác?

Không ai muốn một người mẹ phải lựa chọn giữa sức khỏe con mình và một lời giới thiệu quảng cáo. Không ai muốn mất niềm tin khi cầm trên tay một sản phẩm tưởng là dinh dưỡng, nhưng thực chất là sự bịa đặt công nghiệp.

Vì vậy, điều cần không chỉ là truy tố, là những bản án. Mà là thiết lập lại toàn bộ hệ thống kiểm soát và ràng buộc trách nhiệm. Đồng thời, cần siết chặt hậu kiểm; cần nâng cao chế tài với hành vi công bố sai lệch; cần quy định rõ trách nhiệm pháp lý đối với những người nổi tiếng tham gia tiếp thị sản phẩm không đúng sự thật.

Một hệ sinh thái sai lệch không thể bị đổ lên đầu một cá nhân. Những ai ký xác nhận, cấp giấy công bố, in tem nhãn, livestream quảng bá cũng cần được đặt vào vòng kiểm soát. Trách nhiệm pháp lý không nên dừng lại ở nhà sản xuất, mà phải mở rộng tới tất cả mắt xích góp phần đưa sản phẩm giả ra thị trường.

"Tội ác" ấy cần được gọi đúng tên. Cần bị xử lý nghiêm khắc, không phải để trấn áp một nhóm người, mà để thanh lọc một nền đạo đức đang rạn vỡ. Không chỉ vì những hộp sữa hay viên kẹo hôm nay, mà vì những đứa trẻ ngày mai. Vì một giống loài không thể tiếp tục sống nhờ vào ảo tưởng mang tên “dinh dưỡng”.

Hai vụ việc kẹo Kera và sữa giả 500 tỷ đồng không đơn thuần là gian lận thương mại, mà là tội ác có tổ chức nhằm đầu độc cộng đồng, phá hoại niềm tin, làm băng hoại đạo đức kinh doanh.
Hoàng Hải
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công an

Tin cùng chuyên mục

Nam sinh Văn Lang vô lễ: Nữ sinh Nhân Văn bật khóc nhường chỗ hai cựu chiến binh

Nam sinh Văn Lang vô lễ: Nữ sinh Nhân Văn bật khóc nhường chỗ hai cựu chiến binh

Kinh tế tư nhân Việt Nam có giá trị nhân văn cao cả

Kinh tế tư nhân Việt Nam có giá trị nhân văn cao cả

Bỏ qua vài kẻ vô ơn, đại lễ thổi bùng lẽ sống đẹp
‘tuyệt đối không điện ảnh’ của giới trẻ

Bỏ qua vài kẻ vô ơn, đại lễ thổi bùng lẽ sống đẹp ‘tuyệt đối không điện ảnh’ của giới trẻ

Những khu đô thị bỏ hoang và câu hỏi về thuế bất động sản

Những khu đô thị bỏ hoang và câu hỏi về thuế bất động sản

Từ ánh mắt học trò đến nhịp bước công nhân: Tự hào hai tiếng Việt Nam!

Từ ánh mắt học trò đến nhịp bước công nhân: Tự hào hai tiếng Việt Nam!

Hãy yêu nước bằng những việc làm nhỏ nhất như đừng xả rác khi dự đại lễ

Hãy yêu nước bằng những việc làm nhỏ nhất như đừng xả rác khi dự đại lễ

Ý nghĩa chính trị to lớn của các cuộc duyệt binh, diễu binh lịch sử

Ý nghĩa chính trị to lớn của các cuộc duyệt binh, diễu binh lịch sử

Từ tầm nhìn của Tổng Bí thư: Việt Nam - một dân tộc, một tương lai

Từ tầm nhìn của Tổng Bí thư: Việt Nam - một dân tộc, một tương lai

Người dùng gặp hoạ vì hàng giả

Người dùng gặp hoạ vì hàng giả 'núp bóng' thương hiệu ngoại

Trục lợi trên sức khỏe cộng đồng: Xử lý nghiêm, không khoan nhượng!

Trục lợi trên sức khỏe cộng đồng: Xử lý nghiêm, không khoan nhượng!

Cần hiểu đúng về

Cần hiểu đúng về 'chứng nhận FDA', tránh lợi dụng quảng cáo sai

Hai câu chuyện về thuế và góc nhìn đa chiều

Hai câu chuyện về thuế và góc nhìn đa chiều

Thanh Hoá: Lắng nghe lòng dân từ việc

Thanh Hoá: Lắng nghe lòng dân từ việc 'số hóa' tên phường, xã sau sáp nhập

Thấy gì khi giới trẻ háo hức trước giờ hợp luyện diễu binh lần 2?

Thấy gì khi giới trẻ háo hức trước giờ hợp luyện diễu binh lần 2?

Chuyển quyền để chuẩn hóa quản lý, nhưng không làm gãy mạch xuất khẩu

Chuyển quyền để chuẩn hóa quản lý, nhưng không làm gãy mạch xuất khẩu

Ớt, chanh leo, tổ yến và ‘giấc mơ lớn’ ở thị trường tỷ dân

Ớt, chanh leo, tổ yến và ‘giấc mơ lớn’ ở thị trường tỷ dân

Giữa ngày hội non sông, nghệ sĩ đừng buông lời vô cảm

Giữa ngày hội non sông, nghệ sĩ đừng buông lời vô cảm

Sữa giả tung hoành nhờ ‘chợ trời quảng cáo’ mạng xã hội

Sữa giả tung hoành nhờ ‘chợ trời quảng cáo’ mạng xã hội

Muốn làm nghề giữ trẻ, trước tiên cần phải giữ mình

Muốn làm nghề giữ trẻ, trước tiên cần phải giữ mình

Mai Ly giễu nhại chế tài, Chu Thanh Huyền cảnh cáo ‘sân si’ - pháp luật đang bị ‘bỡn cợt’?

Mai Ly giễu nhại chế tài, Chu Thanh Huyền cảnh cáo ‘sân si’ - pháp luật đang bị ‘bỡn cợt’?