Thứ sáu 09/05/2025 20:56

Thể lệ Cuộc thi Sáng tác ca khúc về đề tài dân tộc thiểu số năm 2024

Cuộc thi Sáng tác ca khúc về đề tài dân tộc thiểu số năm 2024 nhằm nâng cao mức hưởng thụ văn hoá, nghệ thuật, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội.

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 1679/QĐ-BVHTTDL giao Vụ Văn hóa dân tộc chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Cuộc thi Sáng tác ca khúc về đề tài dân tộc thiểu số năm 2024.

Cuộc thi nhằm nâng cao mức hưởng thụ văn hoá, nghệ thuật, thúc đẩy phát triển kinh tế kinh tế, xã hội; tạo môi trường, điều kiện cho các tác giả, hạc sĩ tìm tòi, sáng tạo những tác phẩm mang đậm bản sắc văn hoá miền núi, dân tộc thiểu số; đáp ứng yêu cầu phát triển phong trào văn nghệ quần chúng, phát hiện bồi dưỡng tài năng nhất là người dân tộc thiểu số và nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của đồng bào dân tộc thiểu số trong giai đoạn hiện nay.

Cuộc thi nhằm nâng cao mức hưởng thụ văn hoá, nghệ thuật, thúc đẩy phát triển kinh tế kinh tế, xã hội. Ảnh: TTXVN

Theo Thông báo số 3953/TB-BVHTTDL, ngày 16/9/2024 về thể lệ Cuộc thi Sáng tác ca khúc về đề tài dân tộc thiểu số, nội dung tác phẩm dự thi tập trung vào các chủ đề ca ngợi Đảng, Bác Hồ, quê hương miền núi, truyền thống cách mạng của các dân tộc trong lịch sử dựng nước và giữ nước, danh nhân, anh hùng dân tộc; những thay đổi ở nông thôn miền núi trong xây dựng đời sống nông thôn mới, những điển hình tiên tiến trong lao động sản xuất, gương người tốt việc tốt; phê phán những thói hư tật xấu, xóa bỏ tập tục lạc hậu và các tệ nạn xã hội.

Nội dung của tác phẩm phản ánh được giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, ca ngợi tình đoàn kết, những thành tựu, đổi mới trong đời sống các dân tộc thiểu số, miền núi, khuyến khích những sáng tạo trên chất liệu và âm hưởng dân ca của các dân tộc thiểu số. Đưa các tác phẩm âm nhạc vang lên, có sức lan truyền sâu rộng trong đời sống của đồng bào miền núi, vùng dân tộc thiểu số.

Loại hình sáng tác: Mỗi tác phẩm (ca khúc) dự thi có đủ phần nhạc được thể hiện bằng bản ký âm và lời bằng Tiếng Việt được đánh máy vi tính hoặc viết tay rõ ràng trên khổ giấy A4, ghi rõ tác giả phần lời và phần nhạc (khuyến khích tác giả gửi kèm bản thu âm ca khúc định dạng file wav, mp3, đĩa CD đã thu âm ca khúc). Lời ca thể hiện bằng Tiếng Việt, trong sáng; khuyến khích tác phẩm viết về các làn điệu dân ca bằng tiếng dân tộc thiểu số.

Đối tượng tham gia: Là các tác giả chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp ở các lĩnh vực, ngành nghề trong cả nước, không giới hạn về độ tuổi, nghề nghiệp đều có thể gửi tác phẩm tham gia cuộc thi. Thành viên Ban Tổ chức, Ban Giám khảo và Tổ Thư ký không tham gia cuộc thi.

Yêu cầu tác phẩm dự thi: Phải là tác phẩm sáng tác mới, chưa gửi tham dự bất kỳ cuộc thi nào, chưa công bố hoặc biểu diễn trên sân khấu dưới bất kỳ hình thức nào; Lời ca trong sáng, dễ hiểu, phong phú về hình tượng nghệ thuật, không vi phạm thuần phong mỹ tục của dân tộc; Ban tổ chức sẽ không xét giải đối với các tác phẩm sao chép, mô phỏng ý tưởng và giai điệu lời ca của các tác giả khác trong và ngoài nước. Mỗi tác giả không gửi quá 3 tác phẩm dự thi.

Về cơ cấu giải thưởng: Giải thưởng bao gồm giấy chứng nhận của Ban Tổ chức, kèm theo tiền thưởng cho các tác giả đạt giải, tác phẩm được Ban Tổ chức sử dụng phục vụ các hoạt động tuyên truyền dưới mọi hình thức khi thấy phù hợp. Cụ thể: 2 Giải nhất (khu vực phía Bắc và phía Nam), 2 Giải nhì, 2 Giải ba, 6 Giải Khuyến khích, 5 Giải mở rộng.

Hạn cuối dự thi ngày 31/10/2024. Địa chỉ nhận tác phẩm: Vụ Văn hoá dân tộc, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, 51-53 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Điện thoại: (024) 3.9438231. Dự kiến, tổng kết và trao giải vào tháng 12/2024.
Bảo Thoa
Bài viết cùng chủ đề: Dân tộc thiểu số

Tin cùng chuyên mục

Hoà Bình: Thổ cẩm, cam rừng và những phiên chợ 'mở lối' xuống miền xuôi

Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Chợ miền núi Bắc Kạn: 'Khơi thông' dòng chảy hàng hoá

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Người cao tuổi Kon Tum góp sức dựng xây nông thôn mới