Chủ nhật 24/11/2024 19:39

Thanh Hóa: Triển khai nhiều giải pháp nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa Mai Xuân Bình chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương về những nỗ lực nhằm nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số.

Xin ông cho biết những kết quả nổi bật trong công tác giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Thanh Hóa trong thời gian vừa qua ?

Vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh Thanh Hóa có 11 huyện miền núi và 06 huyện, thị xã có xã, thôn miền núi; là nơi sinh sống của 07 dân tộc chủ yếu: Kinh, Mường, Thái, Thổ, Mông, Dao và Khơ Mú, với dân số gần 1 triệu người. Trong đó, người dân tộc thiểu số hơn 700 nghìn người, chiếm gần 19% dân số cả tỉnh và hơn 70% dân số của khu vực miền núi; đây là vùng tiếp giáp với nước CHDCND Lào với chiều dài 213,6 km đường biên giới thuộc 05 huyện: Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn, Lang Chánh và Thường Xuân.

Ông Mai Xuân Bình, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa trao đổi với phóng viên Báo Công Thương về những nỗ lực của địa phương trong công tác giảm nghèo đồng bào dân tộc thiểu số.

Trong những năm qua các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp của tỉnh Thanh Hóa đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các chương trình, dự án, chính sách dân tộc được triển khai thực hiện có hiệu quả đã tạo sự chuyển biến quan trọng trong công tác giảm nghèo ở khu vực đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Theo đó, thu nhập bình quân đầu người khu vực miền núi năm 2022 đạt 34,6 triệu đồng; đầu tư công trình điện cho 20 thôn, bản chưa có điện lưới quốc gia; tỷ lệ trường, lớp học được xây dựng kiên cố đạt 100%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 55%; tỷ lệ trạm y tế xã được xây dựng kiên cố đạt 89,7%; tỷ lệ xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế đạt 96%; tỷ lệ trạm y tế có bác sĩ đạt 91,4%; tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 94,7%; tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số được xem truyền hình và nghe đài phát thanh đạt 100%; tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 19,9% xuống còn 15,19% (theo chuẩn nghèo giai đoạn 2022 - 2025); Tỷ lệ hộ nghèo DTTS giảm 7,33%. Có 01 huyện (huyện Như Xuân) thoát khỏi diện huyện nghèo theo Nghị quyết 30a của Chính phủ; có 79 xã (sau sáp nhập là 74 xã) ĐBKK vùng dân tộc thiểu số và miền núi gia đoạn 2016 - 2020, thoát khỏi diện ĐBKK giai đoạn 2021 – 2025. Hiện nay có 02/06 huyện nghèo (huyện Bá Thước và huyện Thường Xuân) đã đăng ký, phấn đấu đến năm 2025 thoát khỏi huyện nghèo.

Quá trình triển khai công tác giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh ta có những những thuận lợi và khó khăn, vướng mắc gì ?

Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết riêng về giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội cho khu vực miền núi: Nghị quyết số 09- NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XVII) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo nhanh và bền vững ở các huyện miền núi Thanh Hóa đến năm 2020; Quyết định số 624-QĐ/TU ngày 23/7/2021 của BCH Đảng bộ tỉnh ban hành Chương trình phát triển kinh tế-xã hội khu vực miền núi Thanh Hóa giai đoạn 2021-2025); UBND tỉnh ban hành nhiều Đề án giảm nghèo, phát triển kinh tế -xã hội cho khu vực miền núi.

Nhờ chính sách của Đảng, đồng bào dân tộc thiểu số ở bản Chai, xã Mường Chanh, huyện Mường Lát đã phát triển kinh tế từ mô hình chăn nuôi bò sinh sản.

Công tác tuyên truyền, vận động được đẩy mạnh, góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội trong việc thực hiện công tác giảm nghèo; tạo động lực đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, củng cố niềm tin của đồng bào đối với Đảng, Nhà nước, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của tỉnh.

Trong quá trình triển khai công tác giảm nghèo trên địa bàn cũng gặp khó khăn như: Khu vực miền núi của tỉnh có địa hình phức tạp, chia cắt mạnh, độ dốc lớn, xa các trung tâm kinh tế động lực của tỉnh, hệ thống hạ tầng còn thiếu và yếu kém, nhất là giao thông, thủy lợi, gây khó khăn cho phát triển kinh tế - xã hội. Là khu vực thường xảy ra thiên tai; chịu tác động bất lợi của thời tiết cực đoan, biến đổi khí hậu, gây hậu quả nặng nề như: Sạt lở đất, lũ ống, lũ quét, hạn hán, gây khó khăn cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, thu hút đầu tư và đời sống nhân dân. Địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là nơi xa xôi, cách trở, biên giới, thuận lợi cho các loại tội phạm, nhất là tội phạm ma túy hoạt động; tình trạng di cư tự do, nghiện hút, truyền đạo trái phép vẫn chưa được giải quyết.

Từ thực tiễn trong triển khai công tác giảm nghèo, Ban Dân tộc đã tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh tập trung thực hiện tốt công tác quán triệt, tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Trung ương, của tỉnh, tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, trách nhiệm, tinh thần chủ động, sáng tạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, cán bộ, đảng viên và Nhân dân các dân tộc miền núi trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Khơi dậy khát vọng vươn lên thoát nghèo, xóa bỏ tâm lý tự ti, cam chịu, tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ, giúp đỡ của Nhà nước. Phát huy vai trò của các lực lượng tại cơ sở, nhất là Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội,

lực lượng biên phòng, công an, quân sự, giáo viên, những người có uy tín trong cộng đồng ở vùng dân tộc, miền núi... trong công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn, giúp đỡ người nghèo, hộ nghèo chủ động, tích cực vươn lên thoát nghèo bền vững.

Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật trong đồng bào các dân tộc thiểu số. Đẩy mạnh tuyên truyền các biện pháp phòng chống thiên tai, thảm họa, dịch bệnh; xóa bỏ các phong tục, tập quán lạc hậu; tích cực thực hiện các chủ trương, biện pháp bảo đảm trật tự an toàn xã hội, nhất là khu vực biên giới, vùng dân tộc.

Xin ông cho biết kết quả của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ 19 đã đề ra mục tiêu: giai đoạn 2021 - 2025, tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới mỗi năm giảm bình quân 1,5% trở lên, trong đó có đồng bào dân tộc thiểu số đến nay như thế nào ?

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ 19 đã đề ra mục tiêu: Giai đoạn 2021-2025, tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới mỗi năm giảm bình quân 1,5% trở lên, trong đó có đồng bào dân tộc thiểu số.

Đồng bào dân tộc thiểu số ở bản Chai, xã Mường Chanh, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa phát triển kinh tế từ mô hình của Tổ hợp tác chăn nuôi bò sinh sản.

Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều toàn tỉnh giảm 1,79%, vượt mục tiêu Chương trình đề ra (Kế hoạch đề ra là 1,5%); tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm: 7,33%, vượt mục tiêu Chương trình đề ra (Kế hoạch đề ra là 3%); Tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm 5,4%, vượt kế hoạch đề ra (Kế hoạch đề ra là 4 - 5%); Tỷ lệ hộ nghèo ở khu vực miền núi giảm từ 19,9% (năm 2021) xuống còn 15,19% (năm 2022) bình quân giảm 4,71%;

Mục tiêu công tác giảm nghèo bền vững của tỉnh ta trong thời gian tới như thế nào và để đạt được mục tiêu trên Ban Dân tộc sẽ tập trung thực hiện những vấn đề gì, thưa ông ?

Theo Quyết định số 624-QĐ/TU ngày 23/7/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh ban hành Chương trình phát triển kinh tế-xã hội khu vực miền núi Thanh Hóa giai đoạn 2021-2025) thì mục tiêu đến năm 2025 là: Thu nhập bình quân đầu người ở khu vực miền núi gấp 2 lần so với năm 2020 (năm 2020 là 33,1 triệu đồng); Giải quyết cơ bản tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất cho đồng bào; Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống cho Nhân dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết: Hoàn thành công tác định canh, định cư; quy hoạch, sắp xếp, di dời, bố trí 4.501 hộ dân đang cư trú phân tán, rải rác trong rừng đặc dụng, các khu vực xa xôi, hẻo lánh, nơi có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, di cư tự do đến các điểm dân cư nông thôn, khu dân cư mới theo quy định.

Phát triển giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Tỷ lệ trường, lớp học được xây dựng kiên cố đạt 100%. Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia: Mầm non 75%, tiểu học 80%, THCS 70%, THPT 70%; tỷ lệ người dân biết chữ trong độ tuổi từ 15 - 30 tuổi đạt 99%; tỷ lệ học sinh mẫu giáo 5 tuổi đến trường đạt 100%; học sinh trong độ tuổi học tiểu học đến trường đạt 100%, học THCS đạt 100%, học THPT đạt 95%). Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 60%, số lao động được tạo việc làm bình quân đạt 20.000 người/năm.

Chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em: Tỷ lệ trạm y tế xã được xây dựng kiên cố đạt 100%; tỷ lệ xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế đạt 100%; số trạm y tế có bác sỹ đạt 95%; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi thể nhẹ cân dưới 15%; Tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số tham gia bảo hiểm y tế đạt 95%; Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 95%.

Tỷ lệ thôn, bản có nhà văn hóa - khu thể thao đạt 80% trở lên; có từ 55% số thôn, bản có đội văn hóa, văn nghệ (câu lạc bộ) truyền thống hoạt động thường xuyên; Tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số được xem truyền hình và nghe đài phát thanh đạt 100%. Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 2,67%/năm; tỷ lệ hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số giảm 3%/năm.

Xin cảm ơn ông!

Hoàng Minh
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Thanh Hóa

Tin cùng chuyên mục

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Chú trọng công tác kiện toàn nhân sự Chương trình 1719

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'