Thứ tư 23/04/2025 16:44

Thanh Hóa: Công ty Sơn Hà vi phạm hành lang đê điều, chính quyền huyện ở đâu?

Nằm trong hành lang an toàn đê điều, nhưng Công ty Sơn Hà ngang nhiên sản xuất cọc bê tông, việc này tồn tại hơn năm nay, chính quyền huyện Yên Định ở đâu ?

Nằm trong hành lang an toàn đê điều, thế nhưng Công ty TNHH xây dựng và nền móng Sơn Hà đã ngang nhiên mở xưởng sản xuất cọc bê tông. Vụ việc đã diễn ra hơn một năm nay, nhưng UBND huyện Yên Định không hề vào cuộc xử lý.

Qua đường dây nóng của Báo Công Thương, người dân sống trên địa bàn xã Yên Thái, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa phản ánh về việc, Công ty TNHH xây dựng và nền móng Sơn Hà (gọi tắt Công ty Sơn Hà) ngang nhiên lấn chiếm hành lang đê điều. Điều đáng nói là sự việc diễn ra hơn một năm nay và nằm ngay gần UBND xã Yên Thái, nhưng chính quyền xã rồi huyện Yên Định không hề vào cuộc xử lý.

Công ty Sơn Hà lắp biển quảng cáo ngay trên mặt đê đường quốc lộ 45, cách UBND xã Yên Thái chỉ chưa đầy 1km với rất đông người dân qua lại, còn UBND huyện Yên Định vẫn đứng ngoài cuộc.

Đúng như người dân phản ánh, nằm ngay ven đê sông Mã dọc quốc lộ 45, đoạn qua thôn Lê Xá, xã Yên Thái là nơi sản xuất cọc bê tông của Công ty Sơn Hà. Theo quan sát của phóng viên, nằm ngay vị trí ven đê sông Mã có hai dãy nhà, xưởng làm kiên cố bằng tôn, công ty này đã đầu tư hẳn dây truyền sản xuất cọc bê tông với hàng trăm cọc bê tông đang nằm trình ình ven đê chờ xuất xưởng.

Để quảng bá cho sản phẩm của mình, Công ty Sơn Hà còn lắp biển quảng cáo to nằm ngay trên mặt đê đường quốc lộ 45, cách UBND xã Yên Thái chỉ chưa đầy 1km. Để tìm hiểu thông tin về Công ty Sơn Hà, phóng viên đã làm việc với chính quyền địa phương.

Ông Nguyễn Thành Chung, Phó Chủ tịch UBND xã Yên Thái, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa cho biết: Năm 2020, UBND xã cho hộ gia đình ông Lê Văn Thành thuê diện tích đất 7549m2 đất thuộc hành lang an toàn đê tại thôn Lê Xá với giá 100kg lúa/500m2/năm. Mục đích cho gia đình ông Lê Văn Thành thuê để chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà…Tuy nhiên do việc chăn nuôi không hiệu quả, đầu năm 2021, ông Thành cho Công ty Sơn Hà thuê lại để làm nơi sản xuất cọc bê tông.

Công ty Sơn Hà đầu tư hẳn dây truyền sản xuất cọc bê tông với hàng trăm cọc bê tông đang nằm trình ình ven đê chờ xuất xưởng

Khi phóng viên đặt câu hỏi: Chính quyền có biết đây là hành lang an toàn đê điều hay không ? vị Phó Chủ tịch xã Yên Thái cho hay: Xã biết là hành lang an toàn đê điều, nhưng chỉ cho ông Thành thuê chăn nuôi, khi biết ông Thành cho Công ty Sơn Hà thuê sản xuất cọc bê tông, xã đã có văn bản nhắc nhở gia đình ông Thành chứ chưa xử lý gì cả.

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Định Nguyễn Văn Bình cho hay: Tôi mới được giao phụ trách thêm mảng đất đai nên cũng chưa nắm rõ, chú liên hệ phòng Tài nguyên và Môi trường để tìm hiểu thêm. Trao đổi với phóng viên qua điện thoại, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Yên Định Hoàng Văn Tiến cho biết: “Đây là đất của xã quản lý, huyện không cho thuê đất ngoài đê". Khi phóng viên đặt câu hỏi, khu vực này là hành lang an toàn đê điều sao huyện biết mà không vào cuộc xử lý, ông Tiến ấp úng: "... huyện đang chỉ đạo cho xã xử lý”.

Công ty Sơn Hà vi phạm nghiêm trọng hành lang đê điều, nhưng UBND huyện Yê Định không hề vào cuộc xử lý.

Như vậy, hiện Công ty Sơn Hà không chỉ đang sử dụng sai mục đích đất được UBND xã Yên Thái cho hộ ông Thành thuê, mà còn vi phạm nghiêm trọng hàng lang đê điều. Vụ việc đã kéo dài hơn một năm nay nhưng xã không xử lý, còn chính quyền huyện Yên Định vẫn đứng ngoài cuộc.

Để đảm bảo an toàn đê điều, nhất là đang mùa bão lũ, rất mong UBND tỉnh Thanh Hóa sớm chỉ đạo các cơ quan chức năng vào cuộc, xử lý đối với vi phạm hành lang an toàn đê điều đang xảy ra tại xã yên Thái; làm rõ trách nhiệm của chính quyền xã, huyện Yên Định trong việc buông lỏng quản lý đấy đai (nếu có) ?

Theo Điều 7, Luật Đê điều số: 79/2006/QH11, ngày 29/11/2006 nêu rõ: Cấm các hành vi xây dựng công trình, nhà ở trong phạm vi bảo vệ đê điều, trừ công trình phục vụ phòng, chống lũ, lụt, bão, công trình phụ trợ và công trình đặc biệt.

Tại Điều 32 quy định: Xây dựng nhà ở, công trình trong phạm vi bảo vệ đê điều và phạm vi lòng sông không gồm bãi nổi hoặc cù lao Ngoài ra, còn vi phạm. Ngoài ra, Điều 26 quy định: Sử dụng bãi sông nơi chưa có công trình xây dựng do hoạt động tập kết bê tông gây gây cản trở dòng chảy và thoát lũ

Theo quy định tại Nghị định số Số: 03/2022/NĐ-CP ngày 06/01/ 2022 của Chính Phủ quy định:

1. Phạt tiền đối với hành vi xây dựng nhà ở, công trình trong phạm vi bảo vệ đê điều và phạm vi lòng sông không bao gồm bãi nổi hoặc cù lao, trừ công trình phục vụ phòng, chống lũ, lụt, bão, công trình phụ trợ và công trình đặc biệt như sau:

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích dưới 02 m2; hoặc có chiều dài dưới 02 m đối với công trình theo tuyến, dạng tường;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với diện tích từ 02 m2 đến dưới 05 m2; hoặc có chiều dài từ 02 m đến dưới 05 m đối với công trình theo tuyến, dạng tường;

c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với diện tích từ 05 m2 đến dưới 10 m2; hoặc có chiều dài từ 05 m đến dưới 10 m đối với công trình theo tuyến, dạng tường;

d) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với diện tích từ 10 m2 đến dưới 30 m2; hoặc có chiều dài từ 10 m đến dưới 20 m đối với công trình theo tuyến, dạng tường;

đ) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với diện tích từ 30 m2 đến dưới 50 m2; hoặc có chiều dài từ 20 m đến dưới 30 m đối với công trình theo tuyến, dạng tường;

e) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với diện tích từ 50 m2 đến dưới 80 m2; hoặc có chiều dài từ 30 m đến dưới 50 m đối với công trình theo tuyến, dạng tường;

g) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với diện tích từ 80 m2 trở lên; hoặc có chiều dài từ 50 m trở lên đối với công trình theo tuyến, dạng tường.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.

Hoàng Minh
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Thanh Hóa

Tin cùng chuyên mục

Loạt trung tâm đăng kiểm bị tố vòi vĩnh, nhũng nhiễu

Báo Công Thương liên tiếp nhận được phản ánh Võ Hà Linh quảng cáo sản phẩm sai sự thật

Hộp thư bạn đọc ngày 19/4: Phản ánh Võ Hà Linh quảng cáo lố; sản phẩm cai thuốc lá mập mờ nguồn gốc

Tra cứu thông tin thực phẩm bảo vệ sức khỏe ở đâu?

Quản lý thị trường chỉ ra 3 khó khăn trong kiểm tra, xử lý thực phẩm vi phạm

Ký túc xá Mỹ Đình thiếu minh bạch, đẩy gánh nặng lên vai sinh viên nghèo?

Kháng cáo xin án treo dây chuyền vụ 'Bà Nhàn trị nám': Liệu có quá nhẹ tay?

Từ sữa, thuốc giả nhìn lại vụ “Bà Nhàn trị nám” lừa đảo gần 500 tỷ

Quản lý thị trường Hà Nội vào cuộc xử lý đơn tố cáo Chu Thanh Huyền bán mỹ phẩm không tem nhãn

Sữa Fucoidan Nano 'nổ' chữa được ung thư: Công ty nói do đại lý

Cục Quản lý Dược chuyển đơn tố cáo Chu Thanh Huyền đề nghị QLTT xử lý

Hộp thư bạn đọc ngày 17/4: Phản ánh việc lấp hồ Đầm; Ốc Sên bán hàng thiếu tem nhãn

Công ty phân phối Hikid phản hồi sau bài viết Báo Công Thương

Doanh nghiệp phân phối Hikid nói gì sau khi Báo Công Thương phản ánh?

Mailystyle quảng cáo kiểu Kera:NMN, dầu thông đỏ 'cải tử hoàn đồng', chữa bách bệnh

Hà Nội: Nhà dân nứt toác cạnh công trường thi công dự án Trường THCS Huy Văn

Thanh Hóa: Cải thiện 'bữa ăn thiếu chất' tại trường nội trú Quan Hóa

‘Ăn Cùng Bà Tuyết' lên tiếng sau phản ánh về sản phẩm chân gà chưa chín

Sau phản ánh của Báo Công Thương, Chủ tịch tỉnh Nghệ An chỉ đạo làm rõ

Vòng xoáy bất chấp của Dưỡng Dướng Dường