Thứ hai 12/05/2025 12:59

Quyền của người tiêu dùng - Hiểu để hành động đúng

Theo PGS. TS Ngô Trí Long, chỉ có hiểu đúng, hiểu đủ về quyền và nghĩa vụ của mình, thì quyền lợi của người tiêu dùng mới được đảm bảo.

Cần nắm chắc thông tin

Trong những năm qua, công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùngđã được Đảng và Nhà nước rất quan tâm. Công cụ pháp lý liên quan đến lĩnh vực này đang ngày càng được hoàn thiện. Tuy nhiên, hiện vẫn có nhiều vấn đề còn tồn tại trong lĩnh vực này. Những vụ việc xâm phạm quyền và lợi ích của người tiêu dùng vẫn còn “nóng” trên các phương tiện truyền thông.

Đáng chú ý, vẫn còn nhiều người tiêu dùng mơ hồ hoặc hiểu chưa rõ về Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam, thậm chí không hiểu về quyền và nghĩa vụ của bản thân khi tham gia mua sắm. Chỉ đến khi, quyền lợi của họ bị xâm phạm, bị ảnh hưởng thì họ mới bắt đầu tìm hiểu.

Người tiêu dùng cần hiểu quyền và nghĩa vụ của bản thân khi tham gia mua sắm

Chị Nguyễn Thị Hồng (Cầu Giấy, Hà Nội) bày tỏ, bản thân trước đây không biết nhiều về quyền lợi của người tiêu dùng. Chị chỉ biết là khi mua hàng phải kiểm tra hàng hóa thật kỹ và nếu có vấn đề thì phải khiếu nại chứ cũng không biết có những quyền lợi cụ thể nào.

“Tôi thấy có nhiều người nói về việc bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng nhưng không hiểu rõ lắm. Tôi nghĩ là chỉ cần mua hàng ở những nơi uy tín, có thương hiệu thì sẽ không có vấn đề gì. Thế nhưng gần đây gia đình tôi mua phải một sản phẩm điện tử và bị lỗi, dù được bảo hành nhiều lần nhưng vẫn không sử dụng được, nên tôi mới bắt đầu tìm hiểu về quyền lợi của mình và nhận ra phải có kiến thức về vấn đề này để bảo vệ bản thân và gia đình” - chị Hồng chia sẻ.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền

PGS. TS Ngô Trí Long - chuyên gia kinh tế - nhận định, tình trạng nhiều người dân vẫn chưa biết về quyền và nghĩa vụ của mình và Ngày Quyền của người tiêu dùng là một vấn đề đáng lo ngại. “Chỉ có hiểu đúng, hiểu đủ về quyền và nghĩa vụ của mình, thì quyền lợi của người tiêu dùng mới được đảm bảo. Nếu tham gia mua sắm mà không hiểu mình có những quyền lợi gì, thì khi mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, làm sao mà biết bảo vệ quyền lợi của mình” - vị chuyên gia nói.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, bao gồm thiếu thông tin và tuyên truyền về Ngày Quyền của người tiêu dùng. Người tiêu dùng không quan tâm đến quyền lợi của mình; không có sự tham gia tích cực của các tổ chức và doanh nghiệp trong việc tuyên truyền và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng;...

Chính vì vậy, việc tăng cường tuyên truyền và giáo dục, về quyền lợi của người tiêu dùng là yếu tố then chốt nhất. Hơn hết, Ngày Quyền của người tiêu dùng là một ngày quan trọng để nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng.

“Không chỉ tăng cường tuyên truyền và giáo dục, chúng ta cũng cần tạo điều kiện thuận lợi cho người tiêu dùng thực hiện quyền lợi của mình. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần phải thực hiện trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, bao gồm cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác về sản phẩm, dịch vu, và thực hiện các biện pháp bảo hành, bảo trì và giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng” - PGS. TS Ngô Trí Long nhấn mạnh.

Luật Bảo vệ người tiêu dùng năm 2023 quy định, người tiêu dùng có các quyền cơ bản, trong đó có: Quyền được thỏa mãn những nhu cầu cơ bản; quyền được an toàn; quyền được thông tin; quyền được lựa chọn; quyền được lắng nghe; quyền được khiếu nại và bồi thường...
Lê Na
Bài viết cùng chủ đề: Người tiêu dùng

Tin cùng chuyên mục

TP. Hồ Chí Minh: Tung nhiều khuyến mãi, siêu thị vẫn vắng khách dịp lễ

VPBank và BYD ưu đãi lãi suất độc quyền 0% trong 24 tháng cho khách hàng mua xe

Acecook Việt Nam - Hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước

TP. Hồ Chí Minh lan tỏa hàng Việt, tiêu dùng trách nhiệm

Việt Nam là vùng đất hứa cho các thương hiệu cao cấp

Tăng khuyến mại, kích cầu tiêu dùng nội địa dịp lễ 30/4 - 1/5

‘Sinh lời trúng lớn’ cùng Techcombank với tổng giá trị giải thưởng đến 250 tỷ đồng

Xử lý nghiêm sai phạm quảng cáo sữa trên mọi nền tảng

Quảng cáo sản phẩm ISUNA sai sự thật, lừa dối người dùng?

Pháp luật các nước qui định thế nào với y, bác sĩ 'bán hàng’ - Việt Nam có buông lỏng?

Vụ sữa giả: Soi chiếu trách nhiệm người nổi tiếng với Luật về bảo vệ người tiêu dùng

Phiên chợ Xanh - Tử tế: 9 năm lan tỏa nông sản sạch

Sở Công Thương Hà Nội: Không thể 'tự ý' kiểm tra doanh nghiệp do ngành khác quản lý

Nestlé Việt Nam 30 năm khẳng định niềm tin với thị trường

Hà Nội: Kiểm tra an toàn thực phẩm tại huyện Thanh Trì

Khóa cửa kỹ thuật số: 'Bẫy tử thần' khi nhà cháy

Vì sao sản phẩm kém chất lượng vẫn có chứng nhận ISO?

Trang ‘Sữa Bột Tốt’ và trò lố nâng sữa ngoại, dìm hàng Việt, vi phạm Luật Cạnh tranh

Masan Consumer - Doanh nghiệp tiêu biểu của Thành phố Hồ Chí Minh

Xử lý nghiêm KOLs cung cấp thông tin sai sự thật