Chủ nhật 04/05/2025 16:24

Quảng Nam: Trẻ em miền núi sẽ được uống 1 hộp sữa mỗi ngày

Trẻ em tại các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Quảng Nam sẽ được uống 1 hộp sữa mỗi ngày, uống 5 lần/tuần đến hết năm học 2025-2026.

Mới đây, UBND tỉnh Quảng Nam vừa ban hành quyết định về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 17 ngày 22/9/2023 của HĐND tỉnh về hỗ trợ sữa trong bữa ăn học đường cho trẻ em mẫu giáo, học sinh tiểu học tại các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Theo đó, trẻ em mẫu giáo (từ 3-6 tuổi) và học sinh tiểu học đang theo học tại các cơ sở giáo dục công lập và ngoài công lập (đã được cấp phép) tại các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thuộc khu vực I, II, III trên địa bàn tỉnh Quảng Nam (theo Quyết định số 861/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025) sẽ được uống 1 hộp sữa dạng lỏng 180ml mỗi ngày, 5 lần/tuần trong thời gian đủ 9 tháng/năm học.

Thời gian thụ hưởng, từ tháng 01/2024 đến hết năm học 2025-2026 (tương ứng với 23 tháng, bao gồm học kỳ II năm học 2023-2024; năm học 2024- 2025; năm học 2025-2026).

Trẻ em miền núi tỉnh Quảng Nam sẽ được uống 1 hộp sữa mỗi ngày đến hết năm học 2025-2026 (Ảnh: V.X)

UBND tỉnh Quảng Nam giao Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với sở, ngành, đơn vị, địa phương liên quan hướng dẫn thực hiện Nghị quyết; tham mưu thành lập Ban Chỉ đạo, Tổ giúp việc. Phối hợp với Sở Y tế giám sát, kiểm tra chất lượng sữa và đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ mẫu giáo và học sinh tiểu học; hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức thực hiện cho học sinh uống sữa tại các cơ sở giáo dục.

Sở Y tế có trách nhiệm chủ trì hướng dẫn việc lựa chọn sản phẩm sữa đảm bảo tiêu chuẩn. Giám sát việc cung ứng sữa đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng và an toàn thực phẩm. Hướng dẫn xây dựng quy trình giám sát, giải quyết ngộ độc thực phẩm và triển khai điều tra, giám sát, xử lý khi xảy ra ngộ độc thực phẩm.

Cùng với đó, chủ trì thực hiện kiểm tra, kiểm nghiệm các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm sữa định kỳ và đột xuất khi có yêu cầu, khi phát hiện sản phẩm không đạt yêu cầu thì kiến nghị các địa phương, đơn vị thay đổi sữa. Đồng thời, chỉ đạo các cơ sở y tế và đơn vị trực thuộc phối hợp với các cơ sở giáo dục đánh giá sự phát triển thể lực của trẻ theo từng giai đoạn.

UBND tỉnh Quảng Nam cũng yêu cầu các huyện: Nam Trà My, Bắc Trà My, Đông Giang, Nam Giang, Tây Giang, Phước Sơn, Hiệp Đức và Núi Thành xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết trên địa bàn huyện. Thành lập Ban Chỉ đạo của huyện để chỉ đạo, tổ chức triển khai các nội dung của Nghị quyết có hiệu quả. Đồng thời, chủ trì, tổng hợp số liệu học sinh, lập dự toán kinh phí, đề nghị Sở Tài chính cấp kinh phí để tổ chức mua sắm cung cấp sữa theo đúng quy định của pháp luật; tùy điều kiện cụ thể của địa phương, có thể phân bổ kinh phí trực tiếp cho các trường chủ động thực hiện, đảm bảo kịp thời không để gián đoạn thời gian uống sữa của trẻ trong năm học.

Trước đó, vào tháng 7/2022, HĐND tỉnh Quảng Nam đã ban hành Nghị quyết về Chương trình Sữa học đường dành cho học sinh mầm non, tiểu học ở miền núi.

Theo nghị quyết, mỗi ngày học sinh vùng cao Quảng Nam được uống 1 hộp sữa 180 ml, uống 5 lần/tuần trong thời gian 9 tháng/năm học. Thời gian thụ hưởng từ đầu năm học 2022-2023 đến hết năm học 2025-2026. Ngân sách tỉnh đảm bảo 100% kinh phí, dự kiến đến hết năm học 2025-2026 khoảng 151 tỉ đồng.

Tuy nhiên, trong năm học 2022-2023, học sinh miền núi Quảng Nam không được uống sữa theo như nghị quyết ban hành.

Hạ Vĩ
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Quảng Nam

Tin cùng chuyên mục

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Người cao tuổi Kon Tum góp sức dựng xây nông thôn mới

Gia Lai tăng giá trị cho cà phê đặc sản

Gia Lai phát triển chợ vùng sâu, mở lối sinh kế bền vững

Từ chợ bản đến chuỗi siêu thị: Hành trình vươn xa của sản phẩm vùng dân tộc Bắc Giang

Dược liệu Quảng Nam: Từ sinh kế vùng cao đến trung tâm công nghiệp dược liệu quốc gia

VCAMart: 'Cú hích' cho nông sản vùng dân tộc thiểu số

‘Bắc cầu’ thị trường cho nông sản vùng cao: Khơi thông từ chính sách tới hành động