Thứ hai 28/04/2025 18:48

Phòng, chống thiên tai: Nêu cao tinh thần “Bốn tại chỗ”

“Thách thức một, quyết tâm nhiều lần” để giảm thiểu thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra - là chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường - trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai - trước những dự báo về tình hình mưa lũ trong thời gian tới.

Dự báo về mưa bão và động đất

Từ đầu năm 2020 đến nay, trên cả nước đã xảy ra 92 trận dông, lốc, mưa đá, mưa lớn. Trong đó 8 đợt trên diện rộng, đặc biệt, mưa đá ngay trong đêm giao thừa và sáng mùng 1 Tết Nguyên đán - một hiện tượng dị thường hiếm gặp; 2 trận lũ quét, sạt lở đất; 12 trận động đất. Tính đến ngày 9/7/2020, dông lốc, mưa đá đã làm 19 người chết, 79 người bị thương, 1.618 nhà sập, 52.015 nhà bị hư hại, tốc mái; 10.009 héc-ta lúa và hoa màu bị thiệt hại. Tổng thiệt hại ước tính 610 tỷ đồng.

Đây là những thông tin được đề cập đến tại Hội nghị phòng, chống thiên tai khu vực miền núi phía Bắc năm 2020 vừa diễn ra tại tỉnh Lào Cai. Hội nghị do Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai phối hợp với tỉnh Lào Cai tổ chức. Mặc dù mùa mưa lũ mới đang đến, nhưng những con số Hội nghị nêu ra cũng đã phần nào cho thấy, sự thiệt hại lớn lao về người và hoa màu là hoàn toàn có thể xảy ra, khi những trận mưa đá, dông lốc ập đến. Đáng lo ngại hơn là, theo Trung tâm Dự báo Khí tượng - Thủy văn Quốc gia, mưa, lũ sẽ còn tiếp tục xảy ra tập trung vào tháng 8 đến tháng 10, đặc biệt lũ quét, sạt lở đất có nguy cơ cao xảy ra tại khu vực miền núi, nhất là khu vục Tây Bắc. Cụ thể, từ nay đến cuối năm 2020 sẽ xuất hiện khoảng 11 - 13 cơn bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên khu vực biển Đông, trong đó có khoảng 5 - 6 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền vào những tháng cuối năm; động đất có thể tiếp tục xảy ra, cường độ lớn nhất tại các tỉnh Đông Bắc có thể đến cấp 7, Tây Bắc cấp 8, thậm chí cấp 9.

Vai trò của chính quyền cơ sở và cộng đồng

Trước tình hình trên, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh: “Khu vực miền núi phía Bắc có hơn 10 triệu dân, với đặc điểm địa hình chủ yếu là đồi núi, độ dốc cao. Đây là khu vực có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng - đặc biệt là vấn đề môi trường, đảm bảo an ninh năng lượng vì các hệ thống thủy điện lớn chủ yếu nằm tại đây”.

Diễn tập và triển khai các phương án đảm bảo an toàn mùa mưa lũ

Theo đó, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đề nghị các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc cần có sự chủ động hơn trong công tác phòng ngừa, thích ứng, khắc phục mưa, lũ lớn. Đặc biệt, cần nêu cao tinh thần “phòng ngừa là chính, bốn tại chỗ là chính, dân làm là chính”. Cụ thể, với nội dung “Bốn tại chỗ”, các địa phương cần kiểm tra lực lượng của địa phương (nhất là lực lượng xung kích cấp xã); vật tư, trang thiết bị, phương tiện, hậu cần tại các cơ sở và hộ dân; đảm bảo sẵn sàng ứng phó thiên tai trên địa bàn. Khẩn trương rà soát và phát hiện nơi ở mất an toàn, các vị trí có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất, khơi thông các vị trí tắc nghẽn dòng chảy; ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến để cảnh báo các nguy cơ thiên tai.

Bên cạnh đó, nhiều hồ chứa thủy lợi, thủy điện, khu khai thác khoáng sản, đường giao thông... được xây dựng để phát triển kinh tế - xã hội của vùng DTTS và miền núi đã và đang gia tăng rủi ro thiên tai, nhất là lũ quét, sạt lở đất; gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản. Chính vì vậy, đề nghị Bộ Công Thương phải thường xuyên kiểm tra, rà soát, có phương án đảm bảo an toàn cao nhất cho các công trình này.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường lưu ý: “Cả khu vực nhà nước, các thành phần kinh tế, cùng toàn dân phải cùng vào cuộc; trong đó, chính quyền cơ sở và cộng đồng chính là yếu tố góp phần quyết định trong công tác phòng chống thiên tai”. Với quyết tâm: “Thách thức một, quyết tâm nhiều lần”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường tin tưởng, công tác ứng phó với thiên tai sẽ đạt hiệu quả, giảm thiểu các thiệt hại đến mức thấp nhất, góp phần cho mục tiêu phát triển bền vững kinh tế - xã hội của đất nước.

Tú Phương

Tin cùng chuyên mục

Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Người cao tuổi Kon Tum góp sức dựng xây nông thôn mới

Gia Lai tăng giá trị cho cà phê đặc sản

Gia Lai phát triển chợ vùng sâu, mở lối sinh kế bền vững

Từ chợ bản đến chuỗi siêu thị: Hành trình vươn xa của sản phẩm vùng dân tộc Bắc Giang

Dược liệu Quảng Nam: Từ sinh kế vùng cao đến trung tâm công nghiệp dược liệu quốc gia

VCAMart: 'Cú hích' cho nông sản vùng dân tộc thiểu số

‘Bắc cầu’ thị trường cho nông sản vùng cao: Khơi thông từ chính sách tới hành động

Long nhãn Sơn La - 'vàng ngọt' của núi rừng Tây Bắc

Chè Shan tuyết - ‘vàng xanh’ trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Hàng hóa của bà con đồng bào dân tộc ‘đắt khách’ tại Hội chợ VITM Hà Nội

Mật ong Cao Bằng: ‘Gieo’ thương hiệu, ‘gặt’ đầu ra bền vững