Phát triển thị trường bán lẻ: Kinh nghiệm từ Trung Quốc

Thị trường bán lẻ tại Trung Quốc ngày càng tạo sức hút, việc bùng nổ thanh toán di động đã tạo điều kiện thuận tiện cho cả thương mại trực tuyến và truyền thống
Vụ Thị trường trong nước thông tin về cửa hàng tiện lợi và một số vấn đề cách hiểu khác nhau Bộ Công Thương giải đáp về cửa hàng tiện lợi và Thông tư quản lý một số loại hình hạ tầng thương mại

Đáng chú ý, ở Trung Quốc, thị trường bán lẻ qua cửa hàng được phân loại gồm các loại cửa hàng, siêu thị, đại siêu thị, trung tâm mua sắm… với đặc điểm về vị trí cửa hàng, phạm vi kinh doanh và khách hàng mục tiêu, quy mô diện tích kinh doanh, cơ cấu hàng hóa kinh doanh, phương thức bán hàng, dịch vụ kèm theo và hệ thống thông tin quản lý… đã cung cấp sự tiếp cận, sức mua cho khách hàng ở Trung Quốc luôn ở vị trí top đầu trên thế giới.

Phát triển thị trường bán lẻ: Kinh nghiệm từ Trung Quốc
Thị trường bán lẻ tại Trung Quốc ngày càng tạo sức hút lớn

Theo đó, loại hình bán lẻ qua cửa hàng ở Trung Quốc được phân thành 3 loại gồm: Cửa hàng tạp hóa và thực phẩm truyền thống; cửa hàng tiện lợi; cửa hàng bán giá rẻ.

Đối với loại cửa hàng tạp hóa và thực phẩm truyền thống, vị trí thường được lựa chọn đặt ở trong khu dân cư hoặc khu thương mại truyền thống. Phạm vi kinh doanh có bán kính 0,3 km, chủ yếu lấy cư dân sống cố định làm khách hàng mục tiêu. Quy mô diện tích loại cửa hàng này thông thường trong khoảng 100m2. Chủ yếu bán thuốc lá, đồ uống, rượu và đồ ăn nhẹ (thực phẩm ăn lúc nghỉ ngơi). Phương thức bán hàng kết hợp cả bán trực tiếp ở quầy và tự phục vụ. Thời gian kinh doanh trên 12 tiếng/ngày.

Còn với cửa hàng tiện lợi, vị trí thường được lựa chọn đặt ở khu thương mại; trong khu vực bến xe và các điểm cạnh đường giao thông quan trọng, bệnh viện, trường học, nơi vui chơi giải trí, tòa nhà văn phòng, trạm xăng, khu hoạt động công cộng…

Phạm vi kinh doanh của loại hình cửa hàng này nhỏ, khách hàng đi bộ đến cửa hàng trong vòng 5 phút. Khách hàng mục tiêu chủ yếu là người sống độc thân; nhiều khách hàng đến vì mục đích mua hàng. Diện tích kinh doanh cũng khoảng 100m2, hiệu suất sử dụng cao. Chủ yếu bán thực phẩm ăn ngay, hàng bách hóa nhỏ lẻ; tiêu dùng tức thời, dung lượng nhỏ; số lượng mặt hàng kinh doanh khoảng 3.000, giá bán cao hơn bình quân ngoài thị trường.

Phương thức bán hàng khác với cửa hàng tạp hóa và thực phẩm truyền thống, đó là hàng trưng bày để ngỏ, chủ yếu bán theo phương thức tự phục vụ, thanh toán tập trung tại quầy thu ngân. Thời gian kinh doanh trên 16 tiếng/ngày, có thiết bị hỗ trợ để cung cấp thực phẩm ăn ngay, triển khai nhiều dịch vụ phục vụ khách hàng. Hiện, hệ thống thông tin quản lý loại hình này ở mức độ cao.

Cuối cùng là loại hình cửa hàng bán giá rẻ, được đặt ở trong khu dân cư, các điểm cạnh đường giao thông quan trọng…, khu vực có tiền thuê tương đối rẻ. Khách hàng mục tiêu chủ yếu là cư dân trong phạm vi kinh doanh có bán kính khoảng 2km. Diện tích kinh doanh rộng hơn 2 loại cửa hàng trên, thường dao động từ 300 – 500m2. Hàng hóa bán thấp hơn giá bình quân ngoài thị trường, và phần lớn là hàng mang nhãn hiệu riêng của cửa hàng. Hàng ở đây cũng trưng bày để ngỏ, bán theo phương thức tự phục vụ, thanh toán tập trung tại quầy thu ngân.

Loại hình cửa hàng này góp phần tinh giảm lao động, dịch vụ cung cấp cho khách hàng có hạn. Tuy nhiên hệ thống thông tin quản lý loại hình cửa hàng này ở mức độ thông thường.

Ngoài bán lẻ truyền thống và thương mại điện tử, Trung Quốc cũng đã phát triển các phương thức bán lẻ độc đáo của riêng mình như kiểu "gạch và vữa" (tức là bán hàng trực tiếp tại cửa hiệu), đặt hàng qua ứng dụng, giao hàng tận nhà nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng đối với sản phẩm tươi có chất lượng cao và mua sắm tiện lợi.

Các cửa hàng bán lẻ mới đi theo phương thức bán lẻ truyền thống "gạch và vữa" nhưng có nâng cấp để khách hàng có thể thanh toán qua ứng dụng di động, đặt hàng từ xa và giao hàng tận nhà, thường trong vòng 30 phút đến hai tiếng đồng hồ.

Bằng cách đóng cùng lúc nhiều vai trò vừa là cửa hàng bán lẻ truyền thống, vừa là nhà kho, vừa là nơi nhận đơn đặt hàng trực tuyến, các cửa hàng bán lẻ mới đã giải quyết hiệu quả các thách thức của "cây số cuối cùng" trong chuỗi hậu cần, vốn là hạn chế chính của phương thức thương mại điện tử thông thường đối với mặt hàng trái cây tươi.

Đối với các nhà bán lẻ không có kênh bán hàng điện tử riêng thì các cửa hàng tạp hóa và dịch vụ giao thực phẩm độc lập sẽ lấp đầy những thiếu hụt còn lại giữa mua sắm trực tuyến và mua sắm trực tiếp.

Không chỉ Trung Quốc, nhiều nước trong khu vực và trên thế giới cũng đưa ra những tiêu chí xác định các loại hình kết cấu hạ tầng thương mại phù hợp với thực tế và xu hướng phát triển cơ sở hạ tầng thương mại, phù hợp với trình độ phát triển thương mại, dịch vụ của mỗi quốc gia. Tất cả đều có quy định chặt chẽ nhưng cũng thuận lợi cho khách hàng, doanh nghiệp đầu tư và thuận tiện cho cơ quan quản lý.

Thanh Tâm
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Trung Quốc

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thương mại điện tử: Cơ hội đưa nông sản Việt vươn xa

Thương mại điện tử: Cơ hội đưa nông sản Việt vươn xa

Kết nối tiêu thụ, tạo đầu ra cho nông sản qua sàn thương mại điện tử được quan tâm đẩy mạnh nhằm tăng cơ hội xuất khẩu, đưa nông sản Việt “vươn xa”.
Xuất khẩu tuần từ 22-28/4: Việt Nam có 18 mặt hàng xuất khẩu tỷ USD; xuất khẩu tôm kỳ vọng tăng trưởng

Xuất khẩu tuần từ 22-28/4: Việt Nam có 18 mặt hàng xuất khẩu tỷ USD; xuất khẩu tôm kỳ vọng tăng trưởng

Việt Nam có 18 mặt hàng xuất khẩu tỷ USD; xuất khẩu tôm kỳ vọng đà tăng trưởng...là những tin nổi bật trong bản tin xuất khẩu tuần 22-28/4.
Xuất khẩu gạo sang khu vực Âu Mỹ tăng đột biến

Xuất khẩu gạo sang khu vực Âu Mỹ tăng đột biến

Xuất khẩu gạo của Việt Nam sang khu vực châu Âu - châu Mỹ những tháng đầu năm 2024 tăng đột biến, trong đó tăng mạnh nhất là Cuba.
Tây Nguyên: Khai phá tiềm năng ngành rau quả, phát triển hiệu quả kinh tế vùng

Tây Nguyên: Khai phá tiềm năng ngành rau quả, phát triển hiệu quả kinh tế vùng

Dù hội tụ đủ những điều kiện phát triển ngành rau quả nhưng các “điểm nghẽn” về cơ chế, chính sách khiến quy mô xuất khẩu của vùng còn rất khiêm tốn.
Gia Lai: Đề xuất xây dựng Trung tâm Logistics hạng II thuộc khu vực Tây Nguyên

Gia Lai: Đề xuất xây dựng Trung tâm Logistics hạng II thuộc khu vực Tây Nguyên

Tỉnh Gia Lai đề xuất sớm hình thành một Trung tâm Logistics hạng II thuộc khu vực Tây Nguyên và hướng ra các tỉnh Duyên hải miền Trung.

Tin cùng chuyên mục

Tây Nguyên: Khai thác thế mạnh vùng, biến tiềm năng thành nguồn lực phát triển

Tây Nguyên: Khai thác thế mạnh vùng, biến tiềm năng thành nguồn lực phát triển

Tây Nguyên là vùng đất sở hữu nhiều lợi thế phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế, nhờ tính đặc thù về bản sắc văn hoá, vị trí địa chính trị.
Trung Quốc giảm mua hàng, xuất khẩu hồ tiêu giảm lượng

Trung Quốc giảm mua hàng, xuất khẩu hồ tiêu giảm lượng

Quý I/2024, xuất khẩu hồ tiêu giảm 26,1%. Trong khi nhiều thị trường tăng mua hồ tiêu từ Việt Nam thì thị trường Trung Quốc lại giảm nhập khẩu.
Xúc tiến thương mại và giới thiệu sản phẩm OCOP tại huyện Đông Anh

Xúc tiến thương mại và giới thiệu sản phẩm OCOP tại huyện Đông Anh

Hội chợ triển lãm thương mại và giới thiệu sản phẩm OCOP tại huyện Đông Anh diễn ra từ ngày 26-30/4.
Cần thiết thành lập Sàn giao dịch gạo tiêu chuẩn Việt Nam

Cần thiết thành lập Sàn giao dịch gạo tiêu chuẩn Việt Nam

Việc có được một Sàn giao dịch gạo tiêu chuẩn Việt Nam sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn cho hoạt động xuất khẩu gạo thời gian tới.
Hơn 30 tỉnh, thành tham gia Hội chợ triển lãm

Hơn 30 tỉnh, thành tham gia Hội chợ triển lãm ''Công Thương - OCOP Thái Nguyên 2024''

Tối 26/4, UBND tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức khai mạc Hội chợ triển lãm "Công Thương - OCOP Thái Nguyên 2024".
Philippines - Thị trường tiêu thụ xi măng và clinker lớn nhất của Việt Nam

Philippines - Thị trường tiêu thụ xi măng và clinker lớn nhất của Việt Nam

3 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu xi măng và clinker sang Philippines tăng nhẹ 2,3% về lượng, nhưng giảm 6,9% về kim ngạch và giảm 9% về giá so với cùng kỳ.
Thách thức về liên kết vùng, tính bền vững trong thương mại điện tử

Thách thức về liên kết vùng, tính bền vững trong thương mại điện tử

Theo các chuyên gia, tương phản với sự tăng trưởng nhanh về quy mô của thương mại điện tử là tính không bền vững, thiếu sự liên kết giữa các vùng.
Hoa Kỳ nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá pin năng lượng mặt trời từ Việt Nam

Hoa Kỳ nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá pin năng lượng mặt trời từ Việt Nam

Hoa Kỳ thông báo nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với sản phẩm pin năng lượng mặt trời nhập khẩu từ Việt Nam.
Đắk Lắk: Thị trường cà phê hướng đến sản xuất và xuất khẩu xanh bền vững

Đắk Lắk: Thị trường cà phê hướng đến sản xuất và xuất khẩu xanh bền vững

Thị trường cà phê đang hướng đến sản xuất và xuất khẩu xanh, bền vững. Đây là một trong những yêu cầu mang tính sống còn trong cạnh tranh xuất khẩu hiện nay.
Chú trọng chuỗi giá trị để xuất khẩu gạo Việt có giá cao

Chú trọng chuỗi giá trị để xuất khẩu gạo Việt có giá cao

Để xuất khẩu gạo tận dụng được cơ hội của thị trường cũng như bán được giá cao, doanh nghiệp cần phải chú trọng chuỗi giá trị sản xuất, xây dựng thương hiệu.
Tăng cường kết nối cảng biển Việt Nam - Pháp, nâng cao năng lực cạnh tranh trên trường quốc tế

Tăng cường kết nối cảng biển Việt Nam - Pháp, nâng cao năng lực cạnh tranh trên trường quốc tế

Kết nối sâu rộng với hệ thống cảng Pháp mở ra cánh cửa cơ hội lớn cho kinh tế Việt Nam, nâng cao năng lực cạnh tranh xuất nhập khẩu của ta trên trường quốc tế.
Châu Á - châu Phi tiếp tục là thị trường quan trọng của xuất khẩu gạo Việt Nam

Châu Á - châu Phi tiếp tục là thị trường quan trọng của xuất khẩu gạo Việt Nam

Trong quý I/2024, kim ngạch xuất khẩu gạo sang khu vực thị trường châu Á - châu Phi ghi nhận nhiều tín hiệu tốt khi hầu hết các thị trường chính đều tăng.
Các tỉnh Tây Nguyên cần tăng cường tính liên kết vùng để phát triển kinh tế

Các tỉnh Tây Nguyên cần tăng cường tính liên kết vùng để phát triển kinh tế

Đắk Lắk giữ vai trò nòng cốt trong liên kết vùng Tây Nguyên trong các hoạt động xúc tiến thương mại và xuất nhập khẩu theo quy mô chuyên nghiệp.
Đắk Lắk: Quyết tâm đưa TP. Buôn Ma Thuột trở thành điểm đến của cà phê thế giới

Đắk Lắk: Quyết tâm đưa TP. Buôn Ma Thuột trở thành điểm đến của cà phê thế giới

Phát triển TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk trở thành “Thành phố cà phê của thế giới”; gắn với phát triển du lịch sinh thái, khai thác các giá trị văn hóa địa phương.
Khủng hoảng nguồn cung, giá cà phê Robusta phá kỷ lục cao nhất lịch sử

Khủng hoảng nguồn cung, giá cà phê Robusta phá kỷ lục cao nhất lịch sử

Giá cà phê Robusta tiếp tục tăng đạt mốc cao nhất trong mọi thời đại. Hiện nay chưa có thông tin nào có thể khiến cho giá cà phê trong nước và thế giới dừng lại
Xuất khẩu gạo của Việt Nam tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm

Xuất khẩu gạo của Việt Nam tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm

Quý I/2024, xuất khẩu gạo của Viêt Nam tăng trưởng 2 con số ở cả về lượng, kim ngạch và giá bán, đồng thời tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm.
Đắk Lắk: Khai mạc Hội nghị xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng Tây Nguyên

Đắk Lắk: Khai mạc Hội nghị xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng Tây Nguyên

Kỳ vọng đưa vùng Tây Nguyên ra khỏi vị trí “vùng trũng” trong phát triển ngoại thương, thu hẹp dần khoảng cách về thu nhập và trình độ phát triển thương mại.
Xuất khẩu sắn hướng đến mục tiêu 2 tỷ USD

Xuất khẩu sắn hướng đến mục tiêu 2 tỷ USD

Hàng năm, xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn thu về trên 1 tỷ USD, mặt hàng này đang hướng đến con số xuất khẩu 2 tỷ USD vào năm 2030.
Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo

Sáng 26/4, tại Cần Thơ, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị tổng kết về xuất khẩu gạo năm 2023, quý I/2024 và bàn định hướng xuất khẩu gạo trong thời gian tới.
Giá gạo xuất khẩu được dự báo như thế nào trong năm 2024?

Giá gạo xuất khẩu được dự báo như thế nào trong năm 2024?

Dù có lúc trồi sụt, nhưng giá gạo xuất khẩu bình quân của Việt Nam năm 2024 được dự báo sẽ quanh mức 600 USD/tấn, cao hơn con số 575 USD/tấn của năm 2023.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động