Bí quyết thành công của các cửa hàng tiện lợi trên thế giới
Quốc tế Thứ sáu, 15/07/2022 - 19:24 Theo dõi Congthuong.vn trên
Vì sao cửa hàng tiện lợi lên ngôi? Bộ Công Thương giải đáp về cửa hàng tiện lợi và Thông tư quản lý một số loại hình hạ tầng thương mại |
Mọi người dân ở trên các quốc gia thường phải dừng lại ở một địa điểm để mua sắm những nhu yếu phẩm thiết yếu. Vì vậy, cửa hàng tiện lợi cung cấp giải pháp hoàn hảo cho những đối tượng này: gần những nơi đổ xăng, đỗ xe, cung cấp thực phẩm, đồ uống cùng với nhiều tiện nghi khác.
Đơn giản là tiện lợi
Hầu hết mọi người đều cần phải di chuyển, mua xăng và phải đổ xăng. Do đó, các cửa hàng tiện lợi trên thế giới thường cung cấp cho khách du lịch một điểm dừng chân để mua các mặt hàng khác mà họ có thể muốn khi đi du lịch. Để có thể tối ưu hoá thời gian chờ đổ xăng, người tiêu dùng có thể ghé qua cửa hàng bên trong để mua đồ ăn nhẹ và đồ dùng cho việc đi đường. Người tiêu dùng có thể đổ nhiên liệu, mua tất cả các vật dụng cần thiết, thậm chí là có chỗ đỗ xe qua đêm. Có thể nói, tại nhiều quốc gia, các trạm xăng chỉ bán nhiên liệu không phải sự lựa chọn hàng đầu của khách du lịch đường dài.
![]() |
Quy mô nhỏ đồng nghĩa tiết kiệm thời gian
Cửa hàng tiện lợi cũng có những sản phẩm tương tự như cửa hàng tạp hóa (vậy nên thường hay bị nhầm lẫn). Đó là thực phẩm, nước giải khát, đồ dùng thiết yếu hằng ngày như hóa mỹ phẩm. Nhưng điểm khác biệt là nếu cửa hàng, siêu thị thông thường bán đồ tươi sống để người mua về chế biến thì cửa hàng tiện ích sẽ bán những loại thực phẩm có thể sử dụng ngay. Ví dụ như bánh bao, mì gói, bánh mì, cơm hộp làm sẵn,… Trong cửa hàng bao giờ cũng có lò vi sóng để hâm nóng thức ăn cho khách hàng. Đa phần cũng có chỗ ngồi để dùng bữa trực tiếp.
Khi người tiêu dùng ra đường, họ thường mua những đỗ ăn không cần phải tự chuẩn bị. Do đó, người tiêu dùng thường không cần quá nhiều mặt hàng đa dạng mà chỉ cần một vài lựa chọn phù hợp với nhu cầu của hầu hết mọi người. Việc ít lựa chọn hơn đối với các đồ ăn nhẹ và đồ uống giúp khách hàng di chuyển nhanh chóng khi mua hàng và tiếp tục kế hoạch khác trong ngày của mình. Vì vậy, từ khoảng cách để xe cho đến quầy bên trong cửa hàng cần ngắn, giao dịch phải nhanh chóng và dễ dàng. Vì vậy, các cửa hàng tiện lợi thường là lựa chọn của người tiêu dùng bởi tốc độ giao dịch hàng hoá nhanh nhất.
Hiện diện ở khắp mọi nơi
Tại nước Mỹ có đến gần 155.000 cửa hàng tiện lợi. Điều này giúp khách hàng có thể dễ dàng mua sắm ở bất kỳ đâu và bất cứ khi nào cần thiết. Tương tự, tại nhiều nước trên thế giới, các cửa hàng tiện lợi có mặt với mật độ dày đặc, từ đó, phục vụ được nhu cầu thiết yếu của người dân trong khu vực cũng như khách vãng lai.
Ngoài ra, hiện nay cửa hàng tiện ích còn bắt đầu mở rộng nhiều dịch vụ khác nữa như thanh toán tiền điện nước, bán thẻ điện thoại, bán dược phẩm, đổi tiền từ ví điện tử,… Có thể nói, cửa hàng tiện lợi bán những gì chúng ta cần hằng ngày và có thể sử dụng luôn, đặt tính tiện – nhanh lên trên hết.
Tại Việt Nam, các doanh nghiệp hướng tới việc phát triển cửa hàng tiện lợi ở khu vực dân cư là hoạt động nằm trong xu thế ngày càng mở cửa của thị trường, góp phần làm đa dạng thêm các loại hình kinh doanh, bán lẻ hàng tiêu dùng. Sự ra đời của các cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini còn góp phần vào việc ổn định hàng hóa và giá cả trên thị trường, hình thành thói quen mua sắm hiện đại cho người dân.
Trong một thống kê công bố vào năm ngoái, Nielsen Việt Nam đã chỉ ra rằng, 34% người tiêu dùng thường xuyên mua sắm tại siêu thị và 29% tại siêu thị mini. Trong khi đó 22% người tiêu dùng lại chọn mua hàng tại cửa hàng tiện ích và siêu thị mini gần nơi làm việc, sinh sống. Hệ thống siêu thị mini với độ tiện lợi, dễ dàng tiếp cận các khu dân cư, với mức giá ổn định, hàng hóa chất lượng ngày càng được người dân chọn trở thành kênh mua bán thường xuyên và được mở rộng nhiều hơn ở những khu vực ngoại ô.
Loại hình kinh doanh cửa hàng tiện lợi đang dần trở nên phổ biến hơn tại thị trường Việt Nam, góp phần hình thành nên nền thương mại hiện đại. Có thể kể đến những cái tên như WinMart+, Circle K hay GS25, Family Mart, 7 Eleven... Ngoại trừ, WinMart+ và Circle K, hầu hết cửa hàng tiện lợi đều chỉ tập trung ở phía Nam, chủ yếu ở TP.HCM. Điều này đưa số cửa hàng tiện lợi được mở tại TP.HCM chiếm 73% trong khi chỉ có 17% nằm ở Hà Nội, Bình Dương 3% và Bà Rịa - Vũng Tàu 2%, còn lại ở các tỉnh khác. Bên cạnh đó, 50% chuỗi cửa hàng cà phê lớn cũng tập trung ở TP.HCM, trong khi ở Hà Nội là 21%...
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Cánh cửa cơ hội khai thác Hiệp định CPTPP tại thị trường Mỹ Latinh

Đồng đôla Mỹ đạt mức cao nhất trong 1 tháng khi Fed nói về việc tăng lãi suất

Hiệu quả thực thi Hiệp định RCEP trong tác động thay đổi địa chính trị

Nhu cầu than của Trung Quốc tăng đột biến vì thiếu hụt năng lượng kéo dài

Cơ hội của ASEAN trong cuộc đua sản xuất chip bán dẫn toàn cầu
Tin cùng chuyên mục

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ báo hiệu giữ lãi suất hạn chế trong một thời gian

Chuỗi hội nghị SOM APEC: Giải quyết các bất ổn, cải thiện khả năng phục hồi

Các ngành công nghiệp Halal ở ASEAN góp phần phục hồi kinh tế khu vực

Tiêu thụ than toàn cầu vẫn gia tăng mạnh

Giá dầu thế giới giảm sâu sau các dữ liệu kinh tế Mỹ và Trung Quốc

Hội nghị Bộ trưởng Du lịch APEC lần thứ 11: Thúc đẩy du lịch tái tạo để phục hồi bền vững

ASEAN - khu vực hình mẫu thành công trong toàn cầu hóa

Đức cấp visa cho hộ chiếu mẫu mới của Việt Nam

Thị trường dầu mỏ thế giới: Nhiều khả năng OPEC sẽ cắt giảm sản lượng

Hiệu quả thực thi Hiệp định RCEP từ góc độ hải quan

Giá dầu thế giới có tăng trở lại hay không?

Hơn 60 quốc gia đang gặp khó khăn trong việc nhập khẩu thực phẩm

“Cú sốc” mức dầu diesel mùa đông dần xuất hiện tại châu Âu

Các điều khoản số đóng vai trò quan trọng trong các hiệp định thương mại ở châu Á Thái Bình Dương

Từ than đá đến khí đốt: Châu Âu ứng phó với khủng hoảng năng lượng

Ngành công nghiệp ô tô của Mỹ dẫn đầu thế giới về cắt giảm sản lượng do thiếu chip

Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) thiết lập giai đoạn cắt giảm sản lượng mới

Đoàn đại biểu cấp cao Thủ đô Viêng Chăn khảo sát thực tế siêu thị tại Hà Nội

Sử dụng điều khoản “ngoại lệ đặc biệt” của WTO trong thương mại và an ninh quốc gia
