Phấn đấu đưa Bình Dương thành động lực tăng trưởng cho Đông Nam bộ

Sau khi dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát, kinh tế của Bình Dương có nhiều khởi sắc, phục hồi nhanh trên các lĩnh vực công nghiệp, thương mại dịch vụ và xuất khẩu. Đây chính là tiền đề quan trọng để Bình Dương phấn đấu trở thành động lực tăng trưởng cho Vùng Đông Nam bộ và cả nước trong giai đoạn tới.
Bình Dương cần tạo đột phá về cơ chế chính sách, nguồn lực phát triển nhà ở xã hội Xây dựng hệ sinh thái công nghiệp thế hệ mới tại Bình Dương

Công nghiệp, xuất nhập khẩu Bình Dương hồi phục nhanh

Báo cáo Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác của Chính phủ tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Bình Dương chiều ngày 19/3, về tình hình phát triển kinh tế xã hội năm 2021, 2 tháng đầu năm 2022 và định hướng, giải pháp phát triển kinh tế xã hội trong thời gian tới, ông Võ Văn Minh - Chủ tịch UBND Bình Dương - cho biết, trong năm 2021, với việc triển khai kế hoạch phục hồi và phát triển kinh tế đồng bộ, Bình Dương đã cơ bản đạt được mục tiêu vừa phòng chống dịch, vừa phát triển kinh tế - xã hội.

Phấn đấu đưa Bình Dương thành động lực tăng trưởng cho Đông Nam bộ
Thủ tướng Phạm Minh Chính, phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Bình Dương

Theo đó, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng công nghiệp - thương mại, dịch vụ đạt trên 89,2%. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 58 tỷ USD, tăng 17,8%, trong đó thặng dư thương mại đạt 7 tỷ USD. Đặc biệt, thu hút vốn đầu tư nước ngoài gần 2,7 tỷ USD, tăng 36% so với năm 2020 và thu ngân sách đạt gần 66.790 tỷ đồng, đạt 114% dự toán…

Bình Dương tiếp tục lập quy hoạch tỉnh thời kỳ 2022-2030, tầm nhìn đến năm 2050; phương án phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị cấp huyện. Đồng thời, tích cực phối hợp nghiên cứu, đề xuất triển khai các thủ tục đầu tư các dự án hạ tầng giao thông chiến lược như tuyến vành đai 3, vành đai 4 TP. Hồ Chí Minh, cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, Mỹ Phước - Tân Vạn, mở rộng Quốc lộ 13 và các nút giao.

Đặc biệt, năm 2022, Bình Dương tập trung triển khai Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế. Trong quý 1/2022, các chỉ số về kinh tế khả quan, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) ước tăng 7,18%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 9,6% so với cùng kỳ. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 16,l tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 9,7 tỷ USD, tăng 17,3%, thặng dư thương mại đạt hơn 3,2 tỷ USD.

Về nhiều vụ trọng tâm trong thời gian tới, ông Võ Văn Minh cho biết, từ nay đến cuối năm, Bình Dương sẽ quyết liệt thực hiện đạt các chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022. Trong đó, tiếp tục tập trung triển khai Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế; hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp (DN) và người lao động, không để suy giảm các động lực tăng trưởng trong dài hạn, phấn đấu đạt mức tăng trưởng từ 8% trở lên.

Tuy nhiên để thúc đẩy kinh tế phục hồi, tăng trưởng nhanh và bền vững, Chủ tịch Bình Dương kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo bố trí đủ 50% vốn ngân sách Trung ương theo tiến độ giải phóng mặt bằng và xây lắp trong hai năm 2023 – 2024 cho dự án đường Cao tốc Vành đai 3 với TP. Hồ Chí Minh. Đồng thời kiến nghị Thủ tướng chấp thuận cho Bình Dương được chủ động đầu tư các đoạn còn lại của dự án đường Cao tốc Vành đai 4 từ nguồn vốn hỗn hợp để Bình Dương tập trung đầu tư hoàn thành toàn bộ đoạn tuyến qua địa bàn tỉnh trong năm 2024.

Bên cạnh đó, Bình Dương cũng kiến nghị Thủ tướng về lộ trình thoái vốn, cổ phần hóa các DN, đồng thời kiến nghị cho Bình Dương tiếp tục cho tỉnh nắm giữ cổ phần chi phối tại Tổng công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp - CTCP (Tổng công ty Becamex) và cho Becamex tăng vốn điều lệ giai đoạn 2021 - 2025 để có nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ chính trị tỉnh giao, trước mắt là đầu tư các dự án phục vụ phát triển kinh tế xã hội của Bình Dương…

Sau phần báo cáo của Bình Dương, lãnh đạo các Bộ, ngành gồm: Công Thương, Kế hoạch và đầu tư, Giao thông vận tải, Xây dựng... đã đóng góp ý kiến và đề xuất cho địa phương nhiều vấn đề liên quan đến phát triển hạ tầng, vốn, phát triển công nghiệp...

Bình Dương có vai trò hết sức quan trọng với ngành Công Thương

Đại diện Bộ Công Thương - Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh, thời gian vừa qua Bình Dương đã khẳng định và phát huy vai trò của mình trong phát triển, phục hồi kinh tế. Bình Dương dù cũng là một tâm dịch nhưng vừa chống dịch tốt vừa phát huy thế mạnh để phát triển kinh tế không những của địa phương mà còn góp phần cho sự phát triển của cả đất nước.

Phấn đấu đưa Bình Dương thành động lực tăng trưởng cho Đông Nam bộ
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải, phát biểu tại buổi làm việc với tỉnh Bình Dương

Với ngành Công Thương, Bình Dương có vai trò hết sức quan trọng khi cùng với cả nước chỉ trong 3 tháng cuối năm 2021 đã nhanh chóng phục hồi trở lại và trong 2 tháng đầu năm 2022, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 6,1% tăng cao hơn mức chung của cả nước (5,4%). Tương tự, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng 2 tháng đầu năm 2022, Bình Dương tăng 10,3%, mức tăng này cao hơn mức tăng chung của cả nước (3,1%). Mặc dù con số tuyệt đối không thể nói hoàn toàn khác nhau, nhưng rõ ràng chúng ta nhìn vào vào sự phát triển gắn với việc từng là một tâm dịch hết sức khó khăn, những đã khống chế được dịch. Về xuất khẩu, cả năm 2021 xuất khẩu Bình Dương tăng 13,5% kém hơn rất nhiều so với cả nước (cả nước tăng 19%), nhưng 2 tháng đầu năm nay Bình Dương tăng 18,7%, trong khi mức tăng trưởng chung của cả nước là 10,5%.

“Lãnh đạo các cấp cao nhất của Bình Dương, đặc biệt là các doanh nghiệp đã chủ động, quyết liệt và kịp thời. Việc sáng nay Bình Dương trao quyết định cho Tập đoàn Lego đã cho thấy Bình Dương đi nhanh hơn các tình thành khác trong thu hút đầu tư xanh. Đây là xu hướng tất yếu tỉnh Bình Dương cần phát huy, chủ động để thu hút được các nhà đầu tư lớn, có tầm cỡ và mang đúng định hướng của mình”- Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải đánh giá.

Tuy vậy, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho rằng, Bình Dương chắc chắn phải vượt lên nữa, ở tầm khác và để làm được tỉnh cần phát triển kinh tế xanh, bền vững. Chẳng hạn về năng lượng chắc chắn chúng ta phải phát triển sạch và năng lượng xanh. “Các DN được cấp phép đầu tư, rõ ràng Bình Dương phải chọn lọc hơn các DN nhất là các DN FDI đầu tư vào Bình Dương theo hướng chặt chẽ hơn theo hướng của thế giới, Việt Nam đang hướng tới”- Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải đề xuất.

Tại Việt Nam đối với phát triển về năng lượng, chắc chắn cần năng lượng phát triển, trong quy hoạch điện VIII hiện nay Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo rất sát sao, sớm nhất phải hoàn thành. Trong quy hoạch này có 2 điểm rất quan trọng, chính vì vậy vai trò của địa phương trong đó có tỉnh Bình Dương càng được nâng cao. Điểm thứ nhất, trong quy hoạch điện VIII vai trò của các Bộ ngành kể cả Bộ công Thương sẽ ít đi, việc theo quy hoạch từng địa phương sẽ có công suất nhất định, tỉnh sẽ được chủ động trong việc tìm nhà đầu tư và quyết định chọn nhà đầu tư, đây là điểm hết sức quan trọng.

Điểm thứ 2, là cơ chế bán điện trực tiếp, theo chỉ đạo của Thủ tướng phải sớm nhất, cùng lắm là trong quý 3/2022 phải đưa ra các quyết định này. Có nghĩa là những nhà sản xuất ra điện có thể bán trực tiếp cho một vùng nào đó. Đây là 2 điểm tỉnh cần quan tâm để phát triển kinh tế, công nghiệp. Bên cạnh đó Bình Dương cần quan tâm đến môi trường, đặc biệt trong các cụm công nghiệp về hệ thống xử lý nước thải.

Động lực tăng trưởng cho Vùng Đông Nam bộ

Phát biểu kết luận buổi làm việc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ghi nhận và biểu dương những kết quả đạt trên mọi lĩnh vực của Bình Dương. Đồng thời đánh giá cao về những đề xuất, kiến nghị của Bình Dương nhằm phát triển nhanh và bền vững hơn nữa trong thời gian tới.

Thủ tướng khẳng định, với nhiều tiềm năng khác biệt, lợi thế so sánh và cơ hội nổi trội, Bình Dương có đầy đủ yếu tố phát triển mạnh, trở thành động lực tăng trưởng quan trọng cho vùng Đông Nam bộ và cả nước.

Phấn đấu đưa Bình Dương thành động lực tăng trưởng cho Đông Nam bộ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, lãnh đạo tỉnh Bình Dương và các đại biểu tham quan mô hình KCN VSIP III

Dự báo tình hình năm 2022 và thời gian tới sẽ có khó khăn, thách thức nhiều hơn cơ hội và thuận lợi, với những diễn biến phức tạp, khó dự đoán. Do đó, Thủ tướng yêu cầu, Bình Dương cần triển khai nghiêm túc, hiệu quả Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh. Đồng thời tiếp tục thực hiện tốt Nghị quyết 128 của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, chương trình phòng, chống dịch Covid-19.

Bình Dương cần nhận thức rõ hơn về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của Bình Dương trong sự phát triển chung với Vùng Đông Nam bộ, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước để xây dựng các chương trình, kế hoạch, giải pháp phù hợp.

Đặc biệt, Thủ tướng yêu cầu Bình Dương phát triển hệ sinh thái công nghiệp theo hướng xanh, thông minh, bền vững, trong đó đẩy mạnh phát triển các ngành chế biến chế tạo, ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp để phát triển bền vững, thúc đẩy chuyển đổi xanh… nhằm sớm đưa Bình Dương trở thành một trung tâm công nghiệp hiện đại và đô thị thông minh của cả nước.

Bình Dường cũng cần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, phân cấp, phân quyền, nâng cao Chỉ số hiệu quả quản trị hành chính công cấp tỉnh. Đồng thời tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để thu hút nguồn lực từ bên ngoài, thúc đẩy phát triển kinh tế và phát triển bền vững.

Về các đề xuất, kiến nghị của Bình Dương, Thủ tướng cơ bản đồng tình, ủng hộ với các nội dung liên quan dự án vành đai 3, vành đai 4 TP. Hồ Chí Minh để thúc đẩy mạnh mẽ việc triển khai các tuyến đường này sau khi được các cấp có thẩm quyền thông qua… Thủ tướng cũng đồng ý chủ trương giao UBND Bình Dương làm cơ quan nhà nước có thẩm quyền để triển khai thực hiện dự án đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành.

Thủ tướng Phạm Minh Chính giao các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến, đề xuất của Bình Dương trong quá trình sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định liên quan. Đồng thời khẳng định, những vấn đề thuộc thẩm quyền của Chính phủ, của bộ ngành sẽ xử lý ngay, những vấn đề vượt thẩm quyền sẽ báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định để đáp ứng yêu cầu phát triển của các địa phương nói chung và Bình Dương nói riêng.

Trước đó, trong buổi sáng, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ động thổ dự án khu công nghiệp Việt Nam-Singapore (VSIP) thứ 3 tại Bình Dương và trao giấy chứng nhận đầu tư, biên bản ghi nhớ cho các nhà đầu tư; lễ khánh thành 2 khu nhà ở xã hội và động thổ xây dựng tiếp 20.000 căn hộ nhà ở xã hội Becamex.
Thùy Dương - Thanh Minh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Đông Nam bộ

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Khai mạc Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội

Khai mạc Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội

Tối 21/11, tại Hà Nội, Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội năm 2024 đã khai mạc.
Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Quảng Ninh, tận dụng lợi thế về vị trí, cảng biển và hạ tầng hiện đại, đang phát triển mạnh mẽ trở thành trung tâm logistics quan trọng của khu vực.
Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Sau hơn ba năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719, tỉnh Sơn La đã hoàn thành đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế xã hội.
Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Những người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lạng Sơn đã, đang và sẽ phát huy vai trò là những “cánh chim đầu đàn” trong cộng đồng dân tộc.
Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Nhờ Chương trình 1719, diện mạo đô thị, nông thôn mới của huyện Thuận Châu (tỉnh Sơn La) giờ đây đã có nhiều khởi sắc, đời sống người dân được cải thiện.

Tin cùng chuyên mục

25 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024

25 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024

Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La vừa tổ chức tôn vinh và trao chứng nhận sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024 cho 25 sản phẩm.
Sơn La: Sản xuất công nghiệp tiếp tục là

Sơn La: Sản xuất công nghiệp tiếp tục là 'đầu tàu' trong tăng trưởng kinh tế

Ước tính, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp năm 2024 của tỉnh Sơn La tăng 28,3%, qua đó đã phát huy vai trò “đầu tàu” trong tăng trưởng kinh tế của tỉnh.
TP. Uông Bí (Quảng Ninh): Nỗ lực vượt khó, đảm bảo tiến độ thu ngân sách năm 2024

TP. Uông Bí (Quảng Ninh): Nỗ lực vượt khó, đảm bảo tiến độ thu ngân sách năm 2024

Năm 2024, dù đối mặt với nhiều khó khăn, đặc biệt là hậu quả của bão số 3, thành phố Uông Bí vẫn đạt được những kết quả khả quan trong công tác thu ngân sách.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Cơ chế ‘cảng mở’ giúp Cái Mép – Thị Vải có thêm trợ lực phát triển

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cơ chế ‘cảng mở’ giúp Cái Mép – Thị Vải có thêm trợ lực phát triển

Việc cho phép Bà Rịa – Vũng Tàu thí điểm cơ chế 'cảng mở' tại Cái Mép – Thị Vải sẽ giúp cụm cảng này có thêm động lực phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.
Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Tỉnh Quảng Ninh luôn xác định gắn phát triển kinh tế song hành với bảo vệ môi trường, hướng tới nền kinh tế xanh bền vững.
Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu

Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sơn La đã cấp mới 10 mã số vùng trồng, nâng tổng số mã đang duy trì của tỉnh lên 216 mã.
Quảng Ninh chuyển mình mạnh mẽ với công nghiệp chế biến, chế tạo

Quảng Ninh chuyển mình mạnh mẽ với công nghiệp chế biến, chế tạo

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của tỉnh Quảng Ninh đã đạt được nhiều kết quả khả quan, khẳng định là một trong những trụ cột chính trong nền kinh tế.
Sơn La đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển nông nghiệp xanh và bền vững

Sơn La đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển nông nghiệp xanh và bền vững

Sơn La đã đẩy mạnh thu hút các nhà đầu tư tham gia thu mua, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản, góp phần từng bước phát triển nông nghiệp xanh và bền vững.
Sơn La tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Sơn La tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Tỉnh Sơn La có 2 gian hàng trưng bày, giới thiệu quảng bá các sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, nông sản chế biến chủ lực của tỉnh.
Quảng Ninh: Doanh nghiệp chuyển đổi số, nâng cao năng lực cạnh tranh

Quảng Ninh: Doanh nghiệp chuyển đổi số, nâng cao năng lực cạnh tranh

Nhờ chuyển đổi số, các doanh nghiệp Quảng Ninh đã nâng cao năng lực cạnh tranh, đạt nhiều thành tựu trong sản xuất, kinh doanh.
Quảng Ninh vươn mình cùng hệ thống cảng biển hiện đại

Quảng Ninh vươn mình cùng hệ thống cảng biển hiện đại

Từ năm 2020 đến nay, tỉnh Quảng Ninh đã thu hút gần 65.000 tỷ đồng vốn đầu tư ngoài ngân sách cho 10 dự án hạ tầng và dịch vụ cảng biển.
Tỉnh Sơn La sẽ tổ chức gian hàng trưng bày sản phẩm tại Lễ khai trương Cửa khẩu quốc tế Lóng Sập

Tỉnh Sơn La sẽ tổ chức gian hàng trưng bày sản phẩm tại Lễ khai trương Cửa khẩu quốc tế Lóng Sập

Tỉnh Sơn La sẽ tổ chức gian hàng trưng bày, quảng bá sản phẩm tại Lễ công bố khai trương cặp cửa khẩu quốc tế Lóng Sập (huyện Mộc Châu).
Tuyên Quang: Đẩy mạnh kết nối cung- cầu hàng hóa nông sản với các địa phương

Tuyên Quang: Đẩy mạnh kết nối cung- cầu hàng hóa nông sản với các địa phương

Kết nối cung - cầu là ''chìa khóa'' để các doanh nghiệp, Hợp tác xã tại Tuyên Quang tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường, giảm bớt áp lực đầu ra cho hàng hóa.
Ninh Thuận ‘bắt tay’ cùng TP Hồ Chí Minh thu hút đầu tư

Ninh Thuận ‘bắt tay’ cùng TP Hồ Chí Minh thu hút đầu tư

Chiều 15/11, tại TP. Hồ Chí Minh, UBND tỉnh Ninh Thuận phối hợp với UBND TP. Hồ Chí Minh tổ chức hội nghị kết nối, xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch.
Ninh Thuận: Đa dạng giải pháp xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ

Ninh Thuận: Đa dạng giải pháp xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ

Thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại tỉnh Ninh Thuận năm 2024, ITTC Ninh Thuận đã chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện hiệu quả.
Cảng biển Dung Quất vẫn chưa đáp ứng đúng kì vọng

Cảng biển Dung Quất vẫn chưa đáp ứng đúng kì vọng

Được kì vọng sẽ là nơi giao thương, tập kết hàng hoá của cả khu vực, tuy nhiên đến nay cảng biển Dung Quất (Quảng Ngãi) vẫn chưa thể phát huy được lợi thế.
Thành phố Huế trực thuộc Trung ương sẽ tạo lập không gian đô thị xanh, thu hút đầu tư

Thành phố Huế trực thuộc Trung ương sẽ tạo lập không gian đô thị xanh, thu hút đầu tư

Thành lập thành phố Huế trực thuộc trung ương là sự chuyển dịch không gian đô thị khang trang, xanh, sạch, đẹp, thu hút đầu tư... phát triển kinh tế địa phương.
Quảng Ninh: Vùng nuôi trồng thủy sản trọng điểm nỗ lực vượt khó sau bão

Quảng Ninh: Vùng nuôi trồng thủy sản trọng điểm nỗ lực vượt khó sau bão

Bão số 3 đã gây ra những thiệt hại nặng nề cho ngành nuôi trồng thủy sản Quảng Ninh, ngư dân nơi đây đang nỗ lực khắc phục hậu quả và quay trở lại với biển.
Nhiều tập đoàn hàng đầu Nhật Bản chọn Vĩnh Phúc là điểm dừng chân

Nhiều tập đoàn hàng đầu Nhật Bản chọn Vĩnh Phúc là điểm dừng chân

Nhiều tập đoàn hàng đầu Nhật Bản chọn Vĩnh Phúc là điểm dừng chân nhờ lợi thế về vị trí địa lý, nguồn lao động chất lượng và chính sách thu hút đầu tư hợp lý.
Quảng Ninh: Tiềm năng và thách thức trong thu hút khách du lịch Halal

Quảng Ninh: Tiềm năng và thách thức trong thu hút khách du lịch Halal

Việc đẩy mạnh xúc tiến du lịch cùng với chủ động chuẩn bị các điều kiện để thu hút dòng khách Halal đang được tỉnh Quảng Ninh quan tâm.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động