Đồng Tháp - Tiền Giang: Động lực tăng trưởng mới của miền Tây

Bên cạnh những lợi thế truyền thống thì hai tỉnh Đồng Tháp và Tiền Giang vẫn đang nỗ lực đột phá, thu hút và tạo động lực tăng trưởng kinh tế mới cho miền Tây.
Đồng Tháp: Phát triển du lịch nông nghiệp từ vùng quýt hồng Lai Vung Tiền Giang: Đẩy mạnh xúc tiến thương mại các sản phẩm OCOP Tiền Giang: Xuất khẩu gạo sang Philippines bùng nổ, tăng gần 100%

Nằm ở trung tâm vùng Đồng bằng sông Cửu Long - khu vực nông nghiệp trọng điểm của cả nước, hai tỉnh Đồng Tháp và Tiền Giang đang thể hiện vai trò là những điểm sáng về phát triển kinh tế nhờ vào lợi thế vị trí địa lý, tiềm năng sản xuất nông nghiệp lớn và kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng trưởng mạnh mẽ.

Đồng Tháp: Nền tảng nông nghiệp vững chắc, đẩy mạnh xuất khẩu giá trị cao

Với diện tích hơn 3.283 km² và dân số trên 1,6 triệu người, tỉnh Đồng Tháp có vị trí địa lý đặc biệt khi tiếp giáp với các tỉnh An Giang, Cần Thơ, Tiền Giang, Long An và đặc biệt là giáp biên giới Campuchia qua hai cửa khẩu quốc tế Thường Phước, Dinh Bà cùng 5 cửa khẩu phụ. Đây là điều kiện thuận lợi giúp Đồng Tháp phát triển thương mại biên mậu, đồng thời kết nối giao thương với các trung tâm kinh tế trong và ngoài nước.

Đồng Tháp - Tiền Giang: Động lực tăng trưởng mới của miền Tây
Thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp nhìn từ trên cao

Năm 2024, Đồng Tháp ghi nhận quy mô kinh tế đạt khoảng 124.127 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 6%, GRDP bình quân đầu người đạt 77,5 triệu đồng. Thu ngân sách nhà nước đạt gần 9.675 tỷ đồng, tăng 16% so với năm trước. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 25.000 tỷ đồng, trong đó riêng khu vực ngoài nhà nước và vốn FDI đã chiếm hơn 18.600 tỷ đồng.

Thế mạnh rõ nét của Đồng Tháp là nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lúa gạo chất lượng cao. Với sản lượng khoảng 3,3 triệu tấn lúa mỗi năm, trong đó hơn 80% là các giống chất lượng cao như Jasmine 85, OM 5451, Đài Thơm 8, tỉnh đã tạo ra giá trị sản xuất ước đạt 17.600 tỷ đồng.

Ngoài ra, tỉnh Đồng Tháp còn được mệnh danh là "thủ phủ xoài" của cả nước, với sản lượng lớn và chất lượng nổi bật. Giống xoài cát chu Cao Lãnh hiện đang được mở rộng thị trường xuất khẩu. Năm 2024, ngành hàng xoài đạt giá trị khoảng 2.600 tỷ đồng, tăng trưởng 12% so với năm trước.

Ngành nuôi cá tra tiếp tục giữ vai trò là nền kinh tế mũi nhọn với hơn 1.626 ha mặt nước được nuôi trồng theo tiêu chuẩn quốc tế như VietGAP, GlobalGAP, ASC, BAP. Năm 2024, giá trị sản xuất cá tra đạt 8.800 tỷ đồng, góp phần lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh.

Đặc biệt, kim ngạch xuất khẩu năm 2024 ước đạt 2 tỷ USD, tăng hơn 53% so với năm 2023 và vượt 142% kế hoạch đề ra. Trong đó, xuất khẩu gạo chiếm tỷ trọng lớn với hơn 1,36 triệu tấn, tương đương 865 triệu USD, tăng trưởng gần 158%. Đây là thành quả từ quá trình nâng cao chất lượng giống, cải thiện quy trình sản xuất và đẩy mạnh chế biến sâu.

Tiền Giang: Phát triển hài hòa giữa nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ

Tỉnh Tiền Giang có diện tích khoảng 2.510 km², dân số gần 1,8 triệu người, nằm tại vị trí chiến lược là cửa ngõ miền Tây Nam Bộ kết nối trực tiếp với TP. Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước. Nhờ hệ thống giao thông thuận lợi, gồm quốc lộ 1A, cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận và mạng lưới sông ngòi dày đặc, Tiền Giang không chỉ là điểm trung chuyển hàng hóa quan trọng mà còn là nơi thu hút đầu tư đáng kể trong vùng.

Theo thống kê, năm 2024, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Tiền Giang ước đạt 70.946 tỷ đồng, tăng 7,02%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 76,4 triệu đồng/năm (khoảng 3.041 USD), phản ánh sự cải thiện đáng kể trong đời sống người dân. Mức tăng này đã giúp Tiền Giang xếp thứ 43 về tốc độ tăng trưởng kinh tế trong cả nước và đứng thứ 9 trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Đáng chú ý, kim ngạch xuất khẩu năm 2024 của Tiền Giang đạt ước tính 3,3 tỷ USD, tăng trưởng ổn định, trong đó các mặt hàng nông sản và thủy sản tiếp tục giữ vai trò chủ lực. Các thị trường xuất khẩu chủ yếu gồm Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc.

Tỉnh Tiền Giang tiếp tục phát huy lợi thế về nông nghiệp với các vùng chuyên canh lúa và cây ăn trái. Các huyện Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành là vựa lúa lớn của tỉnh. Đồng thời, tỉnh được biết đến như "vương quốc trái cây" của miền Nam với các sản phẩm nổi bật như: vú sữa Lò Rèn, thanh long Chợ Gạo, xoài cát Hòa Lộc, sầu riêng Cai Lậy đã xuất khẩu sang nhiều thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc…

Vùng Gò Công Đông với đường bờ biển dài 32 km cũng là một trong những trung tâm phát triển kinh tế biển quan trọng, nổi bật với các mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao và nghêu thương phẩm. Khu vực nước ngọt nội đồng cũng phát triển mạnh nuôi cá tra, cá điêu hồng, tạo nên chuỗi giá trị thủy sản đa dạng, bền vững.

Công nghiệp tỉnh Tiền Giang đang từng bước trở thành động lực tăng trưởng, với sự phát triển của các khu công nghiệp lớn như Mỹ Tho, Tân Hương, Long Giang. Các ngành công nghiệp chế biến lúa gạo, thủy sản, trái cây sấy, đóng hộp, đông lạnh… đang được đầu tư mạnh mẽ, đáp ứng tốt nhu cầu xuất khẩu.

Hai cực tăng trưởng mới của vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Dù chưa từng mang chung một tên gọi, thế nhưng hai địa phương này lại có nhiều điểm chung về vị trí địa lý, lịch sử hình thành và định hướng phát triển. Cả hai tỉnh từng là một phần của Nam Kỳ lục tỉnh dưới thời Pháp vào cuối thế kỷ XIX, với Tiền Giang là phần đất của tỉnh Định Tường, còn Đồng Tháp nằm trong ranh giới của tỉnh Sa Đéc.

Ngày nay, trong bối cảnh cả nước đang đẩy mạnh phát triển kinh tế xanh và hội nhập sâu rộng, Đồng Tháp và Tiền Giang đang nổi lên như hai mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị nông - thủy sản của miền Tây. Sự liên kết vùng, cộng hưởng thế mạnh giữa hai tỉnh không chỉ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh mà còn góp phần hình thành một động lực tăng trưởng mới, bền vững cho toàn khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Thay mặt Ban Chấp hành Trung ương, ngày 12/4/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 60-NQ/TW Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.

Theo đó, Trung ương thống nhất chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh cả nước còn 34 đơn vị, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương. Trong số 63 đơn vị hành chính cấp tỉnh hiện nay, có 11 đơn vị không thực hiện sáp nhập, 52 đơn vị còn lại sáp nhập, hợp nhất thành 23 đơn vị hành chính cấp tỉnh mới.

Đơn cử, hợp nhất tỉnh Tiền Giang và tỉnh Đồng Tháp, lấy tên là tỉnh Đồng Tháp, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Tiền Giang.

Minh Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Đồng bằng sông Cửu Long

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang họp bàn phương án hợp nhất

Tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang họp bàn phương án hợp nhất

Chiều 15/4, Thường trực HĐND tỉnh Tuyên Quang đã có buổi làm việc với Thường trực HĐND tỉnh Hà Giang về việc xây dựng phương án hợp nhất HĐND cấp tỉnh.
Vĩnh Phúc thực hiện Nghị quyết 55- Bài 1: Tiết kiệm năng lượng không chỉ là khẩu hiệu

Vĩnh Phúc thực hiện Nghị quyết 55- Bài 1: Tiết kiệm năng lượng không chỉ là khẩu hiệu

Vĩnh Phúc đẩy mạnh tuyên truyền Nghị quyết 55 bằng nhiều hình thức sáng tạo, giúp nâng cao nhận thức cộng đồng và hình thành thói quen tiết kiệm năng lượng.

Tin cùng chuyên mục

Sở Công Thương Bà Rịa - Vũng Tàu được giao cấp phép hoạt động điện lực

Sở Công Thương Bà Rịa - Vũng Tàu được giao cấp phép hoạt động điện lực

UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa ủy quyền cho Sở Công Thương tỉnh này thực hiện việc cấp giấy phép hoạt động điện lực trên địa bàn tỉnh.
Bình Dương: Xem xét nhiều nội dung về đầu tư công, quy hoạch, công nghiệp

Bình Dương: Xem xét nhiều nội dung về đầu tư công, quy hoạch, công nghiệp

Tại Kỳ họp lần thứ 22, HĐND Bình Dương tập trung thảo luận, xem xét, thông qua các nghị quyết về đầu tư công, quy hoạch, cơ chế phát triển kinh tế - xã hội.
Kinh tế Cà Mau và Bạc Liêu thế nào trước dự kiến sáp nhập tỉnh?

Kinh tế Cà Mau và Bạc Liêu thế nào trước dự kiến sáp nhập tỉnh?

Trước dự kiến sáp nhập tỉnh, Cà Mau và Bạc Liêu được biết đến là 2 địa phương có thế mạnh đặc biệt về nuôi trồng, chế biến thủy, hải sản xuất khẩu, nhất là tôm.
Khánh thành nhà máy sản xuất đồ chơi lego tỷ USD tại Bình Dương

Khánh thành nhà máy sản xuất đồ chơi lego tỷ USD tại Bình Dương

Nhà máy Lego Việt Nam (Lego Manufacturing Vietnam) vốn đầu tư gần 1,4 tỷ USD đã được khánh thành tại Khu công nghiệp VSIP III, tỉnh Bình Dương.
TP. Hồ Chí Minh giữ nguyên chỉ tiêu tăng trưởng, tháo gỡ khó khăn thuế quan

TP. Hồ Chí Minh giữ nguyên chỉ tiêu tăng trưởng, tháo gỡ khó khăn thuế quan

Nhằm ứng phó thuế đối ứng của Mỹ, TP. Hồ Chí Minh xây dựng các kịch bản điều hành kinh tế, linh hoạt với mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp, giữ vững đà tăng trưởng.
Đồng Tháp: Khánh thành nhà máy tôm xuất khẩu công suất 15.000 tấn/năm

Đồng Tháp: Khánh thành nhà máy tôm xuất khẩu công suất 15.000 tấn/năm

Với công suất lên đến 15.000 tấn tôm/năm (tương đương 30.000 tấn nông sản), nhà máy Happy Food VietNam (Đồng Tháp) được vận hành trên nền tảng công nghệ cao.
Gia Lai Coffee Festival đặt mục tiêu thu hút 10.000 lượt khách

Gia Lai Coffee Festival đặt mục tiêu thu hút 10.000 lượt khách

Sự kiện Gia Lai Coffee Festival 2025 với chủ đề “Cà phê Gia Lai – Bazan đi khắp ba miền” đặt mục tiêu sẽ có hơn 10.000 lượt khách tham gia trải nghiệm.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Doanh nghiệp chủ động chuyển hướng xuất khẩu

Bà Rịa - Vũng Tàu: Doanh nghiệp chủ động chuyển hướng xuất khẩu

Trước thuế đối ứng của Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đang nắm bắt, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, định hướng doanh nghiệp chuyển hướng thị trường khác.
Kinh tế An Giang và Kiên Giang trước sắp xếp các địa phương

Kinh tế An Giang và Kiên Giang trước sắp xếp các địa phương

An Giang và Kiên Giang là vựa lúa lớn của cả nước, vừa có biển, có núi, có đồng bằng nên có điều kiện không gian phát triển.
Giải mã lý do kinh tế Nam Định quý I/2025 tăng trưởng 11,86%

Giải mã lý do kinh tế Nam Định quý I/2025 tăng trưởng 11,86%

Theo báo cáo thống kê của Nam Định, tăng trưởng kinh tế địa phương quý I/2025 đạt 11,86%, xếp thứ 1 vùng đồng bằng sông Hồng và thứ 3 cả nước.
Thái Nguyên xây

Thái Nguyên xây 'cao tốc số' cho hàng hóa địa phương

Với định hướng xây dựng một hệ sinh thái thương mại điện tử đa nền tảng, Thái Nguyên đang từng bước đưa sản phẩm địa phương vươn xa trên thị trường toàn cầu.
Thành phố trẻ nhất Việt Nam ‘mạnh’ cỡ nào trước khi không tổ chức cấp huyện?

Thành phố trẻ nhất Việt Nam ‘mạnh’ cỡ nào trước khi không tổ chức cấp huyện?

TP. Phú Mỹ là thành phố trẻ nhất Việt Nam, có thế mạnh về công nghiệp, cảng biển, dịch vụ hậu cần cảng, trung tâm kinh tế của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Phó Thủ tướng dự lễ khánh thành cảng container Hateco Hải Phòng

Phó Thủ tướng dự lễ khánh thành cảng container Hateco Hải Phòng

Sáng 5/4, Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính dự khánh thành Cảng container Quốc tế Hateco Hải Phòng. Dự án là dấu ấn lịch sử của ngành hàng hải Việt Nam.
Thương mại Đắk Nông quý I/2025: Động lực từ các giải pháp xúc tiến và mở rộng thị trường

Thương mại Đắk Nông quý I/2025: Động lực từ các giải pháp xúc tiến và mở rộng thị trường

Quý 1/2025, thương mại Đắk Nông tiếp tục ghi nhận những dấu ấn đáng chú ý nhờ các giải pháp xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Qúy I, thu hút FDI đạt gần 1 tỷ USD

Bà Rịa - Vũng Tàu: Qúy I, thu hút FDI đạt gần 1 tỷ USD

Quý I/2025, thu hút đầu tư trong và ngoài nước của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được đẩy mạnh, với tổng vốn khoảng 994,73 triệu USD và gần 28.332,2 tỷ đồng.
Sản xuất công nghiệp Đắk Nông quý 1/2025 tiếp tục tăng trưởng

Sản xuất công nghiệp Đắk Nông quý 1/2025 tiếp tục tăng trưởng

Quý 1/2025, ngành công nghiệp tỉnh Đắk Nông tiếp tục ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực, bất chấp những thách thức từ thị trường và chi phí sản xuất.
Tân Cảng Hiệp Phước nỗ lực thành điểm sáng logistics phía Nam

Tân Cảng Hiệp Phước nỗ lực thành điểm sáng logistics phía Nam

Trong 15 năm hình thành và phát triển, Tân Cảng Hiệp Phước đang nỗ lực từng ngày để trở thành điểm sáng trong hoạt động logistics khu vực phía Nam.
Bình Thuận: Bảo đảm hạ tầng khu công nghiệp, thu hút đầu tư

Bình Thuận: Bảo đảm hạ tầng khu công nghiệp, thu hút đầu tư

Tỉnh Bình Thuận đang triển khai nhiều biện pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng, tạo mặt bằng sạch để thu hút các nhà đầu tư.
TP.Hồ Chí Minh: Tăng trưởng GRDP quý 1/2025 cao nhất trong 5 năm

TP.Hồ Chí Minh: Tăng trưởng GRDP quý 1/2025 cao nhất trong 5 năm

Trong quý I/2025, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) TP. Hồ Chí Minh tăng 7,51% so với cùng kỳ, đây là mức tăng cao nhất so với cùng kỳ từ năm 2020 đến nay.
Đẩy nhanh tiến độ Dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận: Sở Công Thương vào cuộc quyết liệt

Đẩy nhanh tiến độ Dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận: Sở Công Thương vào cuộc quyết liệt

Thời gian qua, Sở Công Thương Ninh Thuận đã tích cực phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban ngành để đảm bảo tiến độ và hiệu quả của dự án điện hạt nhân.
Mobile VerionPhiên bản di động