Những lợi thế kinh tế của tỉnh Long An và Tây Ninh

Trước dự kiến về sáp nhập tỉnh, Long An được biết đến là điểm sáng về thu hút vốn đầu tư FDI, còn Tây Ninh có thế mạnh phát triển nông nghiệp công nghệ cao.
Lịch sử sáp nhập tỉnh của Long An và Tây Ninh Long An thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, công nhân Cảng quốc tế Long An gây ấn tượng tại Vietnam Expo 2025

Long An: "Điểm sáng" về thu hút vốn đầu tư FDI

Theo Cục thống kê tỉnh Long An, năm 2024, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) tăng 8,301% so với cùng kỳ. Chỉ tính riêng, quý I/2025, tốc độ tăng tổng sản phẩm (GRDP) ước quý I năm 2025 đạt 7,2%. Đây là tốc độ tăng trưởng kinh tế quý I cao nhất từ năm 2021 đến nay, cao hơn tốc độ tăng trưởng cả nước (tăng 6,93%). Với tốc độ tăng trưởng kinh tế này, Long An đứng 5/13 tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Những lợi thế kinh tế của tỉnh Long An và Tây Ninh
Trong những năm qua, tỉnh Long An luôn là "điểm sáng" trong việc thu hút đầu tư FDI của cả nước. Ảnh: Báo Long An

Dấu ấn lớn nhất của tỉnh Long An đến từ các giải pháp cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) giúp tỉnh thăng tiến vượt bậc lên vị trí thứ 2 cả nước đã tạo niềm tin cho doanh nghiệp đến với tỉnh Long An đầu tư.

Do đó, trong những năm qua, Long An luôn là điểm sáng về thu hút đầu tư FDI vào các khu công nghiệp trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Đến nay, trên địa bàn tỉnh Long An có 2.250 dự án đầu tư trong nước với số vốn đăng ký 474.578 tỉ đồng. Đặc biệt, Long An là địa phương dẫn đầu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long trong thu hút đầu tư nước ngoài với 1.377 dự án, vốn đầu tư đăng ký khoảng 12,6 tỉ USD; trong đó có 635 dự án đi vào hoạt động, tổng vốn đầu tư hơn 4,2 tỉ USD.

Long An cũng là địa phương đứng thứ 3 cả nước trong quá trình phát triển các khu công nghiệp (sau tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bình Dương). Hiện nay, Long An đang tập trung đẩy mạnh phát triển công nghiệp theo cả chiều rộng và chiều sâu với 35 khu công nghiệp (KCN) được thành lập với tổng diện tích được quy hoạch hơn 9.364 ha. Trong đó, có 26 KCN đủ điều kiện tiếp nhận đầu tư thứ cấp với diện tích 6.000ha và có 9 KCN đã được chấp thuận chủ trương đầu tư, đang triển khai thực hiện các thủ tục, giải phóng mặt bằng, đầu tư hạ tầng với diện tích gần 2.500 ha.

Theo quy hoạch, đến năm 2030, Long An sẽ có thêm 17 khu công nghiệp thành lập mới với diện tích gần 3.200 ha, toàn tỉnh sẽ có 51 khu công nghiệp với tổng diện tích 12.433 ha, vươn lên xếp thứ hai cả nước về diện tích các khu công nghiệp. Định hướng đến năm 2050 trở thành tỉnh phát triển công nghiệp hàng đầu của cả nước.

Những lợi thế kinh tế của tỉnh Long An và Tây Ninh
Long An đang hướng đến "thủ phủ công nghiệp mới" của Vùng trọng điểm kinh tế phía Nam. Ảnh: Trần Anh

Quy hoạch vùng không gian kinh tế tỉnh Long An được xác định 3 vùng rõ rệt. Vùng 1 là định hướng phát triển nông nghiệp công nghệ cao, du lịch sinh thái và kinh tế cửa khẩu, là vùng đảm bảo an ninh lương thực và cung cấp nguồn nguyên liệu phục vụ phát triển công nghiệp chế biến. Vùng 2 là vùng đệm giữa vùng 1 và vùng 3, được bao bọc bởi 2 dòng sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây, định hướng phát triển các dự án năng lượng tái tạo và đô thị sinh thái ven sông, khu trung chuyển nội tỉnh. Vùng 3, gồm các huyện tiếp giáp với TP. Hồ Chí Minh, được quy hoạch phát triển đô thị và công nghiệp.

Cùng với đó, tỉnh Long An thuận lợi liên kết vùng kinh tế trọng điểm phía Nam khi có hàng loạt các dự án tầng giao thông đang và sẽ triển khai như cao tốc Bến Lức - Long Thành kết nối với cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương; đường Vành đai 3; đường Vành đai 4; đường sắt cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Cần Thơ, trục giao thông hành lang ven biển, Cảng quốc tế Long An...

Tây Ninh chú trọng phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Còn tại tỉnh Tây Ninh, tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) năm 2024 ước đạt 64.500 tỷ đồng, tăng 7,5% so với cùng kỳ năm 2023. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng định hướng với công nghiệp - xây dựng chiếm 45%, dịch vụ 31,4% và nông - lâm - thủy sản 18,9%.

Chỉ tính riêng quý I/2025, GRDP của tỉnh Tây Ninh ước tăng 8,5% so cùng kỳ, trong đó khu vực tăng trưởng cao nhất là công nghiệp xây dựng tăng 11,42%; thương mại dịch vụ 7,32%; còn khu vực nông lâm nghiệp và thuỷ sản cũng tăng khá 4,48%.

Những lợi thế kinh tế của tỉnh Long An và Tây Ninh
Tỉnh Tây Ninh trong nằm trong vùng kinh tế Đông Nam Bộ và luôn có tốc độ phát triển kinh cao so với bình quân cả nước. Ảnh: Báo Tây Ninh

Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, quỹ đất sản xuất nông nghiệp dồi dào để Tây Ninh đẩy mạnh phát triển vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nhằm thu hút đầu tư sản xuất chăn nuôi, trồng trọt quy mô lớn theo chuỗi giá trị.

Theo đó, tỉnh Tây Ninh đã ban hành đề án định hướng phát triển 20 vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gồm 2 giai đoạn:

Giai đoạn 2022 – 2025 với 9 vùng (5 vùng trồng trọt với diện tích 2.950 ha, 3 vùng chăn nuôi gà thịt và 1 vùng hỗn hợp trồng trọt và chăn nuôi với diện tích hơn 1.600 ha). Giai đoạn 2026 – 2030 với 11 vùng (8 vùng trồng trọt với diện tích hơn 5.700 ha; 2 vùng chăn nuôi bò sữa, lợn thịt với quy mô 50.000 con/năm và 1 vùng hỗn hợp trồng trọt và chăn nuôi với diện tích 1.000 ha).

Những lợi thế kinh tế của tỉnh Long An và Tây Ninh
Tây Ninh đẩy mạnh phát triển vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Ảnh: Văn Quân

Ngoài ra, tỉnh Tây Ninh có vị trí chiến lược nằm giữa Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đang trở thành "điểm sáng" trong thu hút đầu tư và phát triển kinh tế. Trong đó, sản xuất công nghiệp giữ vai trò chủ lực, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng của tỉnh.

Hiện trên địa bàn toàn tỉnh có 9 khu công nghiệp và 7 cụm công nghiệp với tổng diện tích hơn 4.500 ha. Cùng với việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, xúc tiến đầu tư đã giúp tỉnh này thu hút nhiều dự án FDI vào các khu, cụm công nghiệp.

Đến nay, trên địa bàn tỉnh Tây Ninh có 397 dự án đầu tư FDI còn hiệu lực với vốn đăng ký là 10.304,5 triệu USD. Riêng trong tháng 1/2025, Tây Ninh đã cấp mới 3 dự án FDI với số vốn thu hút 101 triệu USD; 3 lượt điều chỉnh tăng vốn với vốn tăng 20,98 triệu USD. Cùng với 717 dự án trong nước còn hiệu lực với vốn đăng ký là 140.666 tỷ đồng.

Các dự án đầu tư có xu hướng tập trung nhiều hơn vào các lĩnh vực khai thác lợi thế của tỉnh gồm: Dệt may, chế biến nông sản (mía, mì,...), sản xuất các sản phẩm cao su và plastic, da giày, các sản phẩm kim loại.

Ngoài ra, Tây Ninh còn được xem là tỉnh nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển đa dạng hóa các loại hình, sản phẩm du lịch (văn hóa, lịch sử, truyền thống, sinh thái... ). Trong đó, tỉnh này đang đẩy mạnh đầu tư phát triển Khu du lịch quốc gia núi Bà Đen trở thành khu du lịch đặc sắc, đẳng cấp quốc tế. Ngoài ra, còn có khu du lịch sinh thái Hồ Dầu Tiếng, khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Trung ương Cục miền Nam, vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát...

Cùng với đó, nhờ lợi thế về vị trí địa lý, hạ tầng giao thông đồng bộ, đặc biệt cửa khẩu Mộc Bài – một trong những cửa khẩu quốc tế quan trọng nhất khu vực phía Nam.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Long An thống nhất sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã từ 186 đơn vị còn 60 đơn vị, gồm 56 xã và 4 phường (trong đó có 8 xã biên giới), giảm 67,7% so với hiện nay.

Còn tỉnh Tây Ninh đề xuất 2 phương án: phương án 1: Giảm từ 94 đơn vị hành chính cấp xã xuống còn 28 đơn vị (8 phường và 20 xã; trong đó có 8 xã biên giới; Phương án 2: giảm còn 26 đơn vị hành chính (5 phường và 21 xã; trong đó có 8 xã biên giới).

Đồng Lê
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Tây Ninh

Tin cùng chuyên mục

Nhiều giải pháp chuyển đổi, quản lý năng lượng xanh cho doanh nghiệp

Nhiều giải pháp chuyển đổi, quản lý năng lượng xanh cho doanh nghiệp

Nhiều giải pháp để du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu ‘cất cánh’

Nhiều giải pháp để du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu ‘cất cánh’

Tiền Giang xuất khẩu gần 2 tỷ USD trong 4 tháng năm 2025

Tiền Giang xuất khẩu gần 2 tỷ USD trong 4 tháng năm 2025

Thương mại Đắk Nông ổn định, sức mua phục hồi tích cực

Thương mại Đắk Nông ổn định, sức mua phục hồi tích cực

Sản xuất công nghiệp Đắk Nông giữ đà tăng trưởng

Sản xuất công nghiệp Đắk Nông giữ đà tăng trưởng

Cơ hội

Cơ hội 'săn' hàng hiệu ở Vũng Tàu trong dịp lễ 30/4

TP. Hồ Chí Minh thông xe dọc tuyến kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên

TP. Hồ Chí Minh thông xe dọc tuyến kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên

Khai mạc hội chợ triển lãm

Khai mạc hội chợ triển lãm 'Công Thương - OCOP Thái Nguyên 2025'

Hà Tĩnh: Khánh thành Bến số 3 Cảng quốc tế Lào - Việt

Hà Tĩnh: Khánh thành Bến số 3 Cảng quốc tế Lào - Việt

Thái Nguyên: Giám đốc Sở Công Thương livestream quảng bá đặc sản địa phương

Thái Nguyên: Giám đốc Sở Công Thương livestream quảng bá đặc sản địa phương

Gỡ khó cho các khu công nghiệp VSIP Nghệ An

Gỡ khó cho các khu công nghiệp VSIP Nghệ An

Nghệ An: Tiểu thương được

Nghệ An: Tiểu thương được 'cầm tay' chỉ cách bán hàng online

Đào Bắc Hà mất mùa: Sản lượng giảm, giá không tăng

Đào Bắc Hà mất mùa: Sản lượng giảm, giá không tăng

Nam Định còn bao nhiêu xã phường và tên gọi ra sao sau sắp xếp?

Nam Định còn bao nhiêu xã phường và tên gọi ra sao sau sắp xếp?

Ngành Công Thương Đắk Nông chủ động mở rộng đầu ra nông sản

Ngành Công Thương Đắk Nông chủ động mở rộng đầu ra nông sản

Bà Rịa-Vũng Tàu: Đồng loạt khởi công, khánh thành 4 công trình

Bà Rịa-Vũng Tàu: Đồng loạt khởi công, khánh thành 4 công trình

Long An khởi công, khánh thành 5 dự án trọng điểm

Long An khởi công, khánh thành 5 dự án trọng điểm

Khởi công Dự án Nhà ga T2 - Cảng hàng không Đồng Hới

Khởi công Dự án Nhà ga T2 - Cảng hàng không Đồng Hới

Bà Rịa - Vũng Tàu: Sẽ đấu thầu 43 ha làm Nhà máy nhiệt điện LNG Long Sơn

Bà Rịa - Vũng Tàu: Sẽ đấu thầu 43 ha làm Nhà máy nhiệt điện LNG Long Sơn

Điện Biên dự kiến giảm mạnh 65% đơn vị cấp xã

Điện Biên dự kiến giảm mạnh 65% đơn vị cấp xã