Thứ ba 29/04/2025 15:10
Xây dựng nông thôn mới

Phải tạo được công ăn việc làm cho người dân

Thảo luận về phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2016 - 2020), các đại biểu Quốc hội đều dành nhiều thời gian quan tâm thảo luận về kết quả cũng như mục tiêu thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM). Theo đó, đa phần các đại biểu đều đề xuất xây dựng NTM phải tạo được công ăn việc làm cho người dân, đặc biệt là người dân khu vực vùng cao, miền núi, tránh chạy theo hình thức mà đạt kết quả không bền vững.

Đại biểu Giàng A Chu - Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội (Đại biểu Yên Bái): Giảm nghèo theo hướng bền vững

Hai chương trình mục tiêu quốc gia là xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững triển khai thực hiện cần thực chất, tránh chạy theo thành tích. Cần xác định rõ nội dung từng chương trình để đảm bảo không có sự trùng lặp và giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành điều hành để đảm bảo hiệu quả. Đối với giảm nghèo bền vững, cần phân loại hộ nghèo theo từng nhóm để có biện pháp hỗ trợ thoát nghèo phù hợp. Trong đó, quan trọng nhất là phải tạo được ra công việc cho người nông dân và xây dựng các vùng sản xuất nông nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế cao… Không nên đặt vấn đề phải giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo mà phải giảm theo hướng bền vững. Vì vậy, việc đặt mục tiêu tỷ lệ hộ nghèo và các huyện nghèo giảm 4%/năm là quá cao. Hiện nay tỷ lệ huyện nghèo cả nước là 28%, nếu mỗi năm giảm 4% thì tức là chỉ 7 năm nữa cả nước sẽ hết huyện nghèo. Do vậy, ở những vùng khó khăn không nên đặt vấn đề giảm nhanh mà chỉ đưa ra chỉ tiêu giảm 2% huyện nghèo mỗi năm là phù hợp.

Đại biểu Huỳnh Văn Tiếp (Đoàn Đại biểu TP. Cần Thơ): Ưu tiên chăm lo đời sống người dân

Thực hiện đầu tư xây dựng NTM không chạy theo chỉ tiêu mà cần ưu tiên chăm lo và thực hiện các giải pháp để nâng cao chất lượng đời sống cho người nông dân, đặc biệt là người dân vùng cao, miền núi. Nên gom 2 chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM và giảm nghèo bền vững thành một, để tránh trùng lắp về nội dung, cũng như đảm bảo có đủ nguồn vốn huy động thực hiện.Với chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2020 cả nước sẽ có 50% đạt chuẩn nông thôn, Chính phủ nên xem xét lại chỉ tiêu này có quá cao không bởi theo báo cáo của Chính phủ, dự kiến đến hết năm 2015, cả nước mới có 1.500 xã đạt chuẩn NTM tức 16,8% số xã trong cả nước. Trong khi đó, trong 5 năm tới phải hoàn thành 30% số xã theo mục tiêu là rất khó. Bên cạnh đó, cách phân bổ ngân sách Trung ương cho địa phương làm nông thôn mới cũng phải thay đổi. Trung ương không giữ ngân sách nữa mà chuyển cho tỉnh bố trí. Đồng thời cũng không chia bình quân, cào bằng cho các tỉnh mà chỉ tập trung cho các tỉnh các huyện, xã khó khăn.

Đại biểu Phương Thị Thanh - Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Kạn: Điều chỉnh các tiêu chí cho phù hợp

Chương trình xây dựng NTM là chương trình được chính quyền địa phương và nhân dân hưởng ứng tham gia, huy động được sức mạnh của nhân dân, phù hợp với điều kiện của nhiều địa phương… Tuy nhiên, qua một thời gian thực hiện Chương trình cũng đã xuất hiện một số nội dung bất cập, cần điều chỉnh cho phù hợp: tiêu chí giao thông nông thôn ở vùng núi chưa phù hợp với thực tế, cần có sự điều chỉnh... Vì điều kiện kinh tế - xã hội, ngân sách hạn chế, điều kiện cơ sở hạ tầng, địa hình chia cắt, phức tạp… rất khó khăn để thực hiện được đầy đủ theo các tiêu chí của chương trình. Ngoài ra, Chính phủ cần có cơ chế phù hợp phân bổ ngân sách cho vùng miền núi xây dựng nông thôn mới, đảm bảo tính khả thi của các tiêu chí; xem xét, điều chỉnh lại bộ tiêu chí xây dựng NTM để có chế độ mở, linh hoạt cho địa phương.

Hà Thúy
Bài viết cùng chủ đề: nông thôn mới

Tin cùng chuyên mục

Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Người cao tuổi Kon Tum góp sức dựng xây nông thôn mới

Gia Lai tăng giá trị cho cà phê đặc sản

Gia Lai phát triển chợ vùng sâu, mở lối sinh kế bền vững

Từ chợ bản đến chuỗi siêu thị: Hành trình vươn xa của sản phẩm vùng dân tộc Bắc Giang

Dược liệu Quảng Nam: Từ sinh kế vùng cao đến trung tâm công nghiệp dược liệu quốc gia

VCAMart: 'Cú hích' cho nông sản vùng dân tộc thiểu số

‘Bắc cầu’ thị trường cho nông sản vùng cao: Khơi thông từ chính sách tới hành động

Long nhãn Sơn La - 'vàng ngọt' của núi rừng Tây Bắc

Chè Shan tuyết - ‘vàng xanh’ trên đỉnh Tây Côn Lĩnh