Chủ nhật 24/11/2024 01:35

Nông dân châu Phi mong chờ các giống cây trồng ứng dụng công nghệ sinh học

Chuỗi cung ứng nông sản không chỉ bị đứt gãy do dịch Covid-19, mùa màng của nông dân các nước Kenya và Uganda còn bị sâu bệnh phá hoại. Các giống cây trồng ứng dụng công nghệ sinh học (CNSH) đang được kỳ vọng đưa vào sử dụng rộng rãi hơn. Trong đó, các giống cây trồng biến đổi gen (BĐG) được hứa hẹn sẽ giúp các quốc gia này giải quyết tình trạng đói nghèo, hay nạn thiếu lương thực trầm trọng đang diễn ra hiện nay.

Kenya vốn là một nước Đông Phi nổi tiếng đói nghèo, thiếu lương thực. Dịch bệnh Covid-19 vừa qua càng gây thêm những ảnh hưởng nặng nề. Tổng sản phẩm quốc nội của Kenya hiện đang dậm chân ở mức dưới 5%. Đây là mức tăng trưởng kinh tế thấp nhất trong 3 năm qua. Một nghiên cứu của các nhà khoa học tại Trung tâm Sinh học nông nghiệp quốc tế (CABI) vừa công bố trên tạp chí World Development cũng cho thấy, tỉ lệ người mất an ninh lương thực (ANLT) tại Kenya đã tăng 38% so với trước khi xảy ra dịch Covid-19. Trong đó, nông dân là những người chịu ảnh hưởng nặng nề hơn cả do mức thu nhập rất thấp.

Kenya là một trong những quốc gia đầu tiên tại châu Phi canh tác bông BĐG (Nguồn: Genetic Literacy Project)

TS. Justice Tambo, tác giả của nghiên cứu này đánh giá, chỉ cần một tác động nhỏ cũng sẽ thành cú sốc lớn đối với họ, nhất là trong giai đoạn dịch Covid-19. Nghiên cứu chỉ ra rằng, hơn một nửa số người tham gia khảo sát tại Kenya đã tỏ ra lo lắng về tình trạng thiếu lương thực, không còn được ăn thực phẩm giàu dinh dưỡng và lành mạnh.

Còn tại Uganda, ngoài nỗi lo đối phó Covid-19, nông dân nước này đang phải gánh chịu thêm những hậu quả nặng nề do dịch bệnh sâu keo mùa thu gây hại mùa màng.

Sâu keo mùa thu là một loài côn trùng gây hại có nguồn gốc từ các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới của châu Mỹ. Kể từ lần đầu tiên được báo cáo về sự xuất hiện vào năm 2016, sâu keo mùa thu đã lan rộng khắp châu Phi (vùng cận Sahara), gây thiệt hại nặng nề trên diện rộng, đặc biệt là đối với cây ngô.

Tới giữa năm 2017, loài sâu hại này đã có mặt ở tất cả các quận của Uganda, gây ra thiệt hại từ 15-75% năng suất. Ước tính đã có khoảng 450.000 tấn ngô, tương đương với 192 triệu USD đã bị thiệt hại do sâu keo mùa thu trong vụ mùa đầu tiên năm 2017. Con số này ảnh hưởng trực tiếp tới 3,6 triệu người, tương đương khoảng 9% dân số Uganda.

Trước những thách thức về ANLT, Chính phủ các nước Kenya và Uganda đã nỗ lực thực hiện nhiều chính sách phục hồi kinh tế, nhất là sau dịch Covid-19. Nhưng với những đại dịch tương tự có thể xảy ra tiếp theo, CNSH đang là cải tiến tiềm năng nhất, giúp giải quyết các vấn đề liên quan tới ANLT, cũng như thách thức dân số ngày càng tăng.

Thực tế tại Kenya, cây trồng được sản xuất bằng CNSH đang có giá cả tốt hơn đối với người nông dân nước này. Thực phẩm BĐG thường chứa vitamin và các lợi ích khác giúp cải thiện vấn đề suy dinh dưỡng trong cộng đồng.

Nhờ việc ứng dụng CNSH trong nông nghiệp, người nông dân có thể gia tăng năng suất nhờ vào việc tiết kiệm thời gian, nhân công lao động cho những công việc như làm cỏ, đồng thời chi phí đầu vào cũng giảm do không phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhiều.

Cây trồng BĐG với năng suất cao sẽ làm giảm nhu cầu nhập khẩu. Ngành công nghiệp chính của Kenya là dệt may đang suy tàn trước đây chắc chắn sẽ sớm chứng kiến sự tăng trưởng với tỉ lệ ứng dụng đạt hơn 11%.

Trước đó, vào năm 2019, Kenya là nước Đông Phi đầu tiên được Bộ Nông nghiệp cấp phép sử dụng giống bông Bt và triển khai canh tác rộng rãi. Đây là giống bông được thiết kế đặc biệt để xua đuổi các loại sâu bướm phá hoại một cách tự nhiên mà không phải sử dụng thêm thuốc bảo vệ thực vật.

Nhiều nông dân ở Kenya cũng đang chờ Chính phủ cấp phép sử dụng giống sắn Bt kháng bệnh sọc nâu và bệnh khảm lá sau quá trình đánh giá an toàn sinh học và bền vững. Đây là hai loại bệnh hại có thể khiến nông dân trồng sắn thiệt hại 70% năng suất nếu cây nhiễm bệnh.

Việc chuyển đổi sang CNSH trong sản xuất thực phẩm sẽ khiến Kenya trở thành một trong những quốc gia dẫn đầu trong sản xuất nông nghiệp, làm giảm mức nghèo tuyệt đối; đồng thời mang lại một tương lai bền vững, khoẻ mạnh hơn cho người dân nơi đây.

Còn tại Uganda, Tổ chức Nghiên cứu nông nghiệp quốc gia Uganda đã phát triển thành công các giống ngô có khả năng chống lại dịch hại từ các thành viên thuộc bộ cánh vẩy, trong đó có sâu keo mùa thu. Tuy nhiên, việc phổ biến các giống cây BĐG này chưa được cấp phép tại Uganda.

Tại các buổi tập huấn cho nông dân về quản lý và kiểm soát sâu keo mùa thu do Trung tâm Thông tin khoa học sinh học Uganda (UBIC) tổ chức hồi tháng 9 vừa qua, hơn 350 nông dân và đơn vị khuyến nông đến từ 8 quận phía Bắc Uganda tham gia đều mong muốn được sớm sử dụng các giống cây trồng Bt có lợi.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Công nghệ sinh học

Tin cùng chuyên mục

Rạng Đông - Ứng dụng năng lượng mặt trời trong sản xuất nông nghiệp

Dự báo cường độ bão số 7 sẽ suy yếu dần khi đi qua quần đảo Hoàng Sa

Hội nghị Nấm học toàn quốc tại Đà Nẵng: Kết nối nhà khoa học, tổ chức nghiên cứu và doanh nghiệp

Tập đoàn Hùng Nhơn ký hợp tác chiến lược với Tập đoàn Olmix (Pháp)

Lâm Đồng: Sẵn sàng cho quá trình chuyển đổi xanh, phát triển bền vững để thu hút nhà đầu tư

Phải chuẩn bị phương án ứng phó cao nhất với bão số 6

Phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp: Con đường phát triển bền vững trong các nền kinh tế APEC

Hà Nội: Hiệu quả cao từ chuyển đổi số trong các cơ sở sản xuất nông nghiệp

Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công lĩnh vực nông thôn mới đạt dưới 50%

Thừa Thiên Huế: Còn nhiều khó khăn trong phát triển sản phẩm làng nghề

Thái Bình: Mô hình OCOP thành công từ ngành chăn nuôi và thủy sản

Lợi nhuận mảng nông nghiệp của Hòa Phát quý 3/2024 tăng 80% so với cùng kỳ

Nhiều khó khăn đang ‘kìm hãm’ sự phát triển du lịch canh nông tại Lâm Đồng

Xây dựng hàng lang pháp lý về sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng

Chủ tịch tỉnh Gia Lai làm việc với chủ đầu tư dự án nông nghiệp gần 1.000 tỷ đồng

Bình Điền đồng hành cùng chương trình Tự hào nông dân Việt Nam

Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ IX: Nông dân mong muốn được tháo gỡ vốn, đất đai, thị trường

Chăn nuôi công nghệ cao giúp nông nghiệp Việt vươn ra thế giới

Tuyên Quang: Hiện thực hóa ước mơ an cư cho người nghèo

Sản xuất nông nghiệp Thủ đô: Hiệu quả cao nhờ ứng dụng công nghệ hiện đại