Báo Công Thương điện tử, kinh tế, chính trị, xã hội - Kết quả tìm kiếm cho từ khóa "
công nghệ sinh học
", chúc bạn tìm được nội dung mong muốn trên https://congthuong.vn/

Chiết xuất thành công hoạt chất HupA từ thạch tùng răng cưa hỗ trợ điều trị bệnh Alzheimer
Với sự hỗ trợ của Bộ Công Thương, Học viện Quân y đã triển khai nhiệm vụ: “Nghiên cứu xây dựng qui trình công nghệ tạo sinh khối tế bào từ thạch tùng răng cưa (Huperzia serrata) để chiết xuất hoạt chất HupA ứng dụng trong công nghiệp thực phẩm”, nhằm tạo ra các chế phẩm thực phẩm chức năng có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh Alzheimer.

Protein từ phế phụ phẩm ngành giấy: Nguyên liệu tiềm năng cho sản xuất thức ăn chăn nuôi
Bộ Công Thương vừa nghiệm thu đề tài khoa học và công nghệ: “Nghiên cứu công nghệ sản xuất protein đơn bào từ nguồn phụ phẩm ngành giấy và ứng dụng trong sản xuất thức ăn chăn nuôi” do Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội chủ trì thực hiện.

Tách chiết collagen từ sứa biển: Tiềm năng thương mại hóa lớn
Bộ Công Thương mới đây đã nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu công nghệ ứng dụng enzyme trong sản xuất collagen từ nguồn lợi sứa biển Việt Nam” do Viện Tài nguyên Môi trường biển chủ trì thực hiện.

Làm chủ công nghệ sản xuất chế phẩm vi sinh, enzym và protein quy mô công nghiệp
Thông qua sự hỗ trợ của Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Thực phẩm chức năng (VIDS) đã phối hợp với Công ty TNHH Tư vấn Y dược quốc tế (IMC) cùng thực hiện dự án “Nghiên cứu phát triển và làm chủ công nghệ sản xuất quy mô công nghiệp một số chế phẩm vi sinh, enzym và protein”.

Công trình nghiên cứu sản xuất thực phẩm chức năng sử dụng peptit dùng cho bộ đội được vinh danh
“Nghiên cứu tách chiết peptit mạch ngắn có hoạt tính sinh học để sản xuất thực phẩm chức năng dùng cho bộ đội làm nhiệm vụ đặc biệt” do Viện Công nghệ mới thực hiện là một trong 76 công trình vừa được vinh danh trong Sách vàng Sáng tạo Việt Nam 2021. Công trình này thuộc Đề án Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến do Bộ Công Thương chủ trì.

Cần chiến lược cho nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam
Phụ thuộc 70-85% nguồn nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất thức ăn chăn nuôi (TACN) dẫn đến giá TACN trong nước luôn cao hơn mặt bằng chung của thế giới, khiến sản phẩm thịt, trứng, sữa sản xuất trong nước chịu lép vế về giá so với hàng nhập khẩu cùng loại. Đã đến lúc Việt Nam cần có một chiến lược phát triển nguồn nguyên liệu TACN trong nước một cách căn cơ, bài bản.

Bộ Công Thương phối hợp Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam mở rộng nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học
Với sự ủng hộ, hỗ trợ tích cực của Bộ Công Thương, các đơn vị nghiên cứu thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã chuyển dịch từ nghiên cứu cơ bản sang nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, góp phần gia tăng thu nhập cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như tăng trưởng kinh tế tại một số địa phương có nguồn nguyên liệu nông nghiệp dồi dào nhưng giá trị kinh tế thấp trong nước.

Công nghệ - Giải pháp chủ chốt giải quyết thách thức lương thực toàn cầu
Công nghệ sản xuất thực phẩm tiên tiến giúp giải quyết thách thức lương thực phẩm toàn cầu, đồng thời cho phép quản lý và bảo tồn tốt môi trường sống xung quanh. Cần có chính sách hỗ trợ phù hợp để những đổi mới mang tính chất bước ngoặt này sẽ tới tay những người cần nhất.

Anh nới lỏng quy định đối với động vật và cây trồng chỉnh sửa gen
Sau khi hoàn tất việc rời khỏi Liên minh châu Âu, từ tháng 6 này, Chính phủ Anh dự kiến bước đầu thực hiện cam kết của Thủ tướng Boris Johnson về giải phóng lĩnh vực khoa học sinh học của nước này khỏi các quy định chống lại việc chỉnh sửa gen, tạo điều kiện để việc thử nghiệm và thương mại hoá cây trồng cũng như vật nuôi chỉnh sửa gen trở nên dễ dàng hơn.

Lần đầu tiên Việt Nam có công nghệ sản xuất thức ăn công nghiệp cho ốc hương
Bộ Công Thương đã nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu công nghệ sản xuất thức ăn công nghiệp cho ốc hương từ nguồn nguyên liệu sẵn có ở Việt Nam” do Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III thực hiện.

Việt Nam làm chủ quy trình công nghệ sản xuất thực phẩm chức năng có chất xơ hòa tan
Bộ Công Thương đã tổ chức nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ enzyme trong sản xuất chất xơ hòa tan (inulin, inulo - oligosacchride, pectin) để sản xuất thực phẩm chức năng hỗ trợ tiêu hóa dùng cho bộ đội làm nhiệm vụ đặc biệt” do Viện Công nghệ mới (Viện Khoa học và Công nghệ quân sự, Bộ Quốc phòng) thực hiện.

Ứng dụng công nghệ sinh học tạo sức cạnh tranh tốt hơn cho nông sản Việt
Sự bứt phá của khoa học, đặc biệt là công nghệ sinh học (CNSH) với những phát minh của công nghệ di truyền, công nghệ gen, công nghệ vi sinh… đã giúp nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao thu nhập nhờ việc tăng năng suất và giảm thiểu chi phí thuốc bảo vệ thực vật, đồng thời, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh cho nông sản Việt. Tuy nhiên, vẫn còn những quan ngại đối với việc ứng dụng CNSH trong nông nghiệp.

Biến phụ phẩm gia cầm thành nguyên liệu sản xuất thực phẩm chức năng
Bộ Công Thương vừa tổ chức nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu sản xuất chế phẩm và thực phẩm chức năng giàu Glucosamine và Chondroitin sulphate từ phụ phẩm quá trình chế biến gia cầm”, do Viện Công nghệ sinh học và hoá dược NOVA chủ trì thực hiện.

Ứng dụng công nghệ vi sinh giảm hàm lượng histamine: Tăng khả năng xuất khẩu nước mắm truyền thống
Được sự hỗ trợ của Bộ Công Thương, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ vi sinh để giảm hàm lượng histamine trong nước mắm truyền thống”. Thông qua việc triển khai đề tài, góp phần ổn định chất lượng, tăng khả năng xuất khẩu của nước mắm truyền thống.

Đa dạng hóa, nâng cao giá trị sản phẩm cà phê Việt Nam
Bộ Công Thương vừa tổ chức nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu tách chiết và thu nhận axit chlorogenic từ hạt cà phê xanh ứng dụng làm thực phẩm chức năng”, do trường Cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm chủ trì thực hiện. Đề tài này nằm trong Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đến năm 2020.