Sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả là vấn đề cấp thiết

Trong bối cảnh phát triển nông nghiệp bền vững, việc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả là một trong những vấn đề cấp thiết.
Thúc đẩy ứng dụng drone phun thuốc bảo vệ thực vật Tỷ lệ nông dân chỉ mua thuốc bảo vệ thực vật theo kinh nghiệm hoặc thói quen giảm 21,7%

Thông tin được đưa ra tại Diễn đàn “Sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả trong chương trình IPHM” do Cục Bảo vệ thực vật, Cục Trồng trọt, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức sáng 19/12.

Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật càng ít, càng tốt

Trong bối cảnh phát triển nông nghiệp bền vững, việc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả là một trong những vấn đề cấp thiết. Theo kế hoạch hành động của Cục Bảo vệ thực vật, đến năm 2030, sẽ có trên 80% số xã trồng lúa, nhãn, vải, thanh long, cà phê, hồ tiêu, chè có đội ngũ nông dân nòng cốt có hiểu biết, kỹ năng và ứng dụng hiệu quả IPHM (quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp). Đồng thời, có khả năng hướng dẫn nông dân khác ứng dụng IPHM, đánh giá hiệu quả và phổ biến kết quả cho cộng đồng.

Diễn đàn “Sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả trong chương trình IPHM”
Diễn đàn “Sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả trong chương trình IPHM”

Mỗi tỉnh trồng lúa, nhãn, vải, thanh long, cà phê, hồ tiêu, chè có ít nhất 5 giảng viên IPHM Quốc gia và 20 giảng viên IPHM cấp tỉnh. Mỗi xã trồng lúa, nhãn, vải, thanh long, cà phê, hồ tiêu, chè có ít nhất 2 hướng dẫn viên IPHM cộng đồng và 5 nông dân IPHM nòng cốt. Phấn đấu có 90% diện tích lúa, nhãn, vải, thanh long ứng dụng IPHM; cây cà phê, hồ tiêu, chè đạt 70% diện tích ứng dụng IPHM ở mỗi tỉnh. Qua đó, sẽ giảm 30% lượng thuốc bảo vệ thực vật và 30% lượng phân bón hóa học. Trên 90% số xã trồng lúa, nhãn, vải, thanh long, cà phê, hồ tiêu, chè thực hiện thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng đúng theo quy định.

Theo ông Nguyễn Văn Sơn - Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Sản xuất và kinh doanh thuốc Bảo vệ thực vật Việt Nam, tùy loại cây trồng, loại sinh vật gây hại mà áp dụng thuốc bảo vệ thực vật 1 lần hoặc lớn hơn 1 lần trong vụ hay trong năm. Nhìn chung, số lần dùng thuốc bảo vệ thực vật càng ít, càng tốt.

Bên cạnh đó, hiện nay, xu hướng của thị trường đang có nhu cầu ngày càng tăng đối với thực phẩm hữu cơ, an toàn, không bị ô nhiễm các chất độc hại, do đó, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học trong sản xuất nông nghiệp là biện pháp phù hợp. Nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn trên thị trường thực phẩm của thế giới đang có hướng kinh doanh các sản phẩm nông sản sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học.

Tuy nhiên, bên cạnh các ưu điểm an toàn, nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật sinh học cũng bộc lộ một số nhược điểm như: Giá thành cao, hiệu lực phòng trừ dịch hại chậm hơn các thuốc bảo vệ thực vật hóa học, thời gian bảo quản của nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật sinh học ngắn hơn thuốc bảo vệ thực vật hóa học.

Vì vậy, cần cân nhắc và sử dụng hài hòa giữa thuốc bảo vệ thực vật hóa học và sinh học nhằm vừa phòng trừ được sinh vật gây hại, vừa đảm bảo an toàn cho sức khỏe con người và bảo vệ môi trường. Đồng thời, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật dựa vào tình trạng sâu bệnh, điều kiện môi trường và khả năng tài chính của nông dân tại từng vùng.

“Trong các biện pháp phun thuốc bảo vệ thực vật, xu hướng sử dụng drone đang phát triển mạnh mẽ tại châu Á và trên thế giới, nhờ vào những lợi ích phun thuốc nhanh hơn tới 30 lần so với phương pháp phun thủ công, giúp nông dân tiết kiệm thời gian và tăng hiệu quả làm việc, tiết kiệm tới 97% lượng nước so với cách phun truyền thống và giảm khoảng 50% chi phí đầu vào”, ông Nguyễn Văn Sơn khuyến nghị.

Về phía Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ông Lê Văn Thiệt - Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật - cho biết, trong giai đoạn 2017-2018, gạo xuất khẩu sang EU, Mỹ còn chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật lớn, đa số do thiếu kiến thức trong canh tác. Do đó, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam đã giao Cục trồng trọt tập huấn quy trình sản xuất đảm bảo yêu cầu của thị trường EU và Mỹ. Sau khi tập huấn, các doanh nghiệp đã có thể tìm hiểu quy định mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật đối chiếu cần thấp hơn mức quy định sẽ được cho phép xuất khẩu.

“Muốn xuất sang nước khác, phải tìm hiểu kỹ càng yêu cầu quy định từng nước cụ thể, do đó, các doanh nghiệp cần mang mẫu tới trung tâm kiểm định, đối chiếu đạt yêu cầu” - ông Lê Văn Thiệt nói.

Giảm chi phí, tăng hiệu quả cây trồng

Theo bà Đào Thu Vinh - Điều phối viên tổ chức Croplife Việt Nam, trồng cải tiến trong thực hành IPHM sẽ giúp cây trồng khỏe mạnh hơn, có khả năng chống chịu lại các yếu tố bất lợi của môi trường và dịch hại. Đây luôn là một cấu phần quan trọng trong chương trình IPHM và IPM (quản lý dịch hại tổng hợp).

Những cây trồng mang tính trạng cải tiến có thể được tạo ra theo nhiều phương thức lai tạo khác nhau như: lai truyền thống, ứng dụng kỹ thuật khác nhau của công nghệ sinh học hiện đại như biến đổi gen (GMO) và chỉnh sửa gen (GE), công nghệ lai tạo giống mới (PBI).

Cây trồng cải tiến còn hạn chế sử dụng các biện pháp bảo vệ thực vật, bao gồm cả biện pháp cơ học và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, tiết kiệm chi phí, giảm công lao động từ việc sử dụng các biện pháp bảo vệ thực vật. Cây trồng có khả năng chống chịu thuốc trừ cỏ sẽ giúp nông dân giảm và không cần làm đất, giúp đất trồng lưu trữ dinh dưỡng tốt hơn, giảm xói mòn.

Đại diện Croplife Việt Nam cũng chỉ ra một số lợi ích kinh tế - xã hội khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật một cách hợp lý. Trong giai đoạn 1996 - 2020, chỉ số tác động lên môi trường giảm trong 24 năm qua, giảm 748,6kg thuốc bảo vệ thực vật nhờ việc mở rộng canh tác giống cây biến đổi gen. Cũng trong giai đoạn trên, tiết kiệm 14,662 triệu lít nhiên liệu, 2,330 triệu kg CO2 tương đương với việc giảm 1,58 triệu chiếc xe hơi lưu thông trên đường trong 1 năm.

“Các cây trồng chỉnh sửa gen chống chịu các yếu tố căng thẳng phi sinh học chính như ngô chịu hạn, lúa gạo chịu mặn, chống chịu thuốc trừ cỏ. Việt Nam đang triển khai nhanh trong nghiên cứu về công nghệ chỉnh sửa gen. Các chính sách khoa học, cởi mở, đón đầu công nghệ và hài hòa sẽ là động lực giúp tạo ra ngày càng nhiều giống cây trồng cải tiến và giới thiệu cho nông dân, giúp họ có thêm công cụ để triển khai hiệu quả chương trình IPHM/IPM và canh tác nông nghiệp bền vững” - bà Đào Thu Vinh nói.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Công nghệ sinh học

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Nho Đồng Du: Tìm lời giải cho bài toán tiêu thụ

Nho Đồng Du: Tìm lời giải cho bài toán tiêu thụ

Trồng nho công nghệ cao tại Đồng Du đã mang lại hiệu quả kinh tế, nhưng hướng đi lâu dài để phát triển sản phẩm vẫn chưa tốt, đặc biệt trong khâu tiêu thụ.
Chi tiết nhiệm vụ Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Chi tiết nhiệm vụ Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy vừa ban hành quyết định phân công công tác đối với các Thứ trưởng của bộ này.
Cơ hội việc làm tại Nhật Bản cho lao động Việt Nam

Cơ hội việc làm tại Nhật Bản cho lao động Việt Nam

Việc thiếu nhân lực và dân số già đi tại Nhật Bản đang là vấn đề nghiêm trọng. Vì vậy, rất cần có sự hỗ trợ từ các bạn trẻ nước ngoài, trong đó có Việt Nam.
Khẳng định bản lĩnh nông dân Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Khẳng định bản lĩnh nông dân Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Hội thi Nhà nông đua tài đã diễn ra từ ngày 10 - 11/3 tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, thu hút sự quan tâm đặc biệt của đông đảo người dân
Bộ Nông nghiệp và Môi trường dồn lực giải ngân vốn đầu tư công

Bộ Nông nghiệp và Môi trường dồn lực giải ngân vốn đầu tư công

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm được Bộ Nông nghiệp và Môi trường đặt ra từ nay đến cuối năm đó là dồn lực giải ngân vốn đầu tư công.

Tin cùng chuyên mục

Sẽ không để gián đoạn công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo

Sẽ không để gián đoạn công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo

Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết, sẽ tiếp nối ngay các công việc và không để gián đoạn về công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo.
Rà soát cán bộ xã, báo cáo Bộ Nội vụ trước ngày 10/3

Rà soát cán bộ xã, báo cáo Bộ Nội vụ trước ngày 10/3

Bộ Nội vụ yêu cầu các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương rà soát, báo cáo về số lượng, chất lượng cán bộ, công chức cấp xã tính đến ngày 31/12/2024.
Bộ Nông nghiệp và Môi trường: Phạm vi quản lý rộng lớn, nhiều nhiệm vụ cấp bách

Bộ Nông nghiệp và Môi trường: Phạm vi quản lý rộng lớn, nhiều nhiệm vụ cấp bách

Không những đảm nhiệm chức năng vốn có của hai Bộ tiền thân, Bộ Nông nghiệp và Môi trường còn mở rộng phạm vi sang khía cạnh xã hội.
19 cục trưởng vừa được bổ nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Môi trường gồm những ai?

19 cục trưởng vừa được bổ nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Môi trường gồm những ai?

Trong quyết định bổ nhiệm lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Môi trường, có 19 cục trưởng mới.
Từ 21-31/3, EC sẽ sang Việt Nam kiểm tra thẻ vàng IUU

Từ 21-31/3, EC sẽ sang Việt Nam kiểm tra thẻ vàng IUU

Theo dự kiến, Đoàn Thanh tra của Ủy ban châu Âu (EC) có thể "chốt" phương án từ ngày 21-31/3 sang Việt Nam kiểm tra 'thẻ vàng' IUU.
Phát động cuộc thi viết về nông nghiệp hữu cơ

Phát động cuộc thi viết về nông nghiệp hữu cơ

Sáng 27/2, tại Hà Nội, Tạp chí Hữu cơ Việt Nam phát động Cuộc thi viết “Nông nghiệp hữu cơ - Vì sự tăng trưởng xanh, phát triển bền vững”.
3,9 triệu hộ nông dân được tạo sinh kế nhờ đổi mới sáng tạo

3,9 triệu hộ nông dân được tạo sinh kế nhờ đổi mới sáng tạo

Các dự án đổi mới sáng tạo của CGIAR trong lĩnh vực nông nghiệp đã đem lại sinh kế bền vững và thiết thực cho từ 3,7 đến 3,9 triệu nông hộ gia đình Việt Nam.
Cần một nông thôn mới cả hình thức và tư duy

Cần một nông thôn mới cả hình thức và tư duy

Chúng ta không chỉ cần một nông thôn mới về hình thức mà còn phải mới trong tư duy, cách làm và tổ chức sản xuất, phát triển cộng đồng.
Canh tác lúa chuyển mình nhờ công nghệ mới

Canh tác lúa chuyển mình nhờ công nghệ mới

Nhắc đến Đồng bằng Sông Cửu Long, ta không thể không nhắc đến những dòng sông hiền hòa, những cánh đồng lúa mênh mông và những người nông dân chân chất, mộc mạc
Nghiên cứu, thống kê số liệu GDP kinh tế tập thể

Nghiên cứu, thống kê số liệu GDP kinh tế tập thể

Đề án Nghiên cứu, thống kê, biên soạn số liệu Tổng sản phẩm trong nước (GDP) loại hình kinh tế tập thể vừa được phê duyệt.
AGRITECHNICA ASIA: Giải bài toán chi phí bằng chuyển giao công nghệ

AGRITECHNICA ASIA: Giải bài toán chi phí bằng chuyển giao công nghệ

Triển lãm AGRITECHNICA ASIA Việt Nam 2025 được kỳ vọng sẽ giúp ngành nông nghiệp giải bài toán chi phí bằng chuyển giao công nghệ.
Hà Giang: Đến 2025 không còn nhà tạm, nhà dột nát

Hà Giang: Đến 2025 không còn nhà tạm, nhà dột nát

Phấn đấu đến cuối năm 2025, Hà Giang sẽ hoàn thành Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát cho đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, biên giới.
Đồng Tháp: Phát triển du lịch nông nghiệp từ vùng quýt hồng Lai Vung

Đồng Tháp: Phát triển du lịch nông nghiệp từ vùng quýt hồng Lai Vung

Không chỉ thu hái trái, các nhà vườn trồng quýt hồng Lai Vung còn kết hợp với phát triển du lịch nông nghiệp, góp phần nâng cao thu nhập gấp hai lần.
Đầu năm mua muối lấy may

Đầu năm mua muối lấy may

Cứ ngày đầu xuân năm mới, người dân miền Bắc hay mua muối để cầu mong một năm may mắn, thịnh vượng.
Hợp tác công - tư: Nâng cao giá trị nông sản

Hợp tác công - tư: Nâng cao giá trị nông sản

Hợp tác công - tư trong việc xây dựng quản lý và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hiệu quả sẽ tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững ngành nông nghiệp.
Phó Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm minh vi phạm IUU

Phó Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm minh vi phạm IUU

Phó Thủ tướng yêu cầu quản lý thống nhất, xử lý nghiêm minh, chủ động phòng ngừa vi phạm IUU.
Xây dựng trang điện tử sử dụng công nghệ AI để giải đáp thắc mắc

Xây dựng trang điện tử sử dụng công nghệ AI để giải đáp thắc mắc

Xây dựng trang điện tử của Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025, thực hiện công tác trả lời tự động, sử dụng công nghệ AI để giải đáp thắc mắc.
Khi người trẻ kể chuyện khởi nghiệp từ sản vật địa phương

Khi người trẻ kể chuyện khởi nghiệp từ sản vật địa phương

Nhiều bạn trẻ Gia Lai đã tận dụng lợi thế sản vật, đặc sản địa phương để khởi nghiệp thành công, tạo việc làm, sinh kế cho người dân và nâng cao thu nhập.
Thủy điện Tuyên Quang xả nước cho vụ lúa Đông Xuân

Thủy điện Tuyên Quang xả nước cho vụ lúa Đông Xuân

Thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hồ thủy điện Tuyên Quang sẽ xả nước phục vụ sản xuất vụ Đông Xuân 2025.
Huyện Hậu Lộc và Văn Yên đạt chuẩn nông thôn mới

Huyện Hậu Lộc và Văn Yên đạt chuẩn nông thôn mới

Ngày 2/1/2025, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận 2 huyện đạt chuẩn nông thôn mới.
Mobile VerionPhiên bản di động