Trung Quốc tăng tốc tự cung nông nghiệp với AI

Trung Quốc đẩy mạnh AI, công nghệ sinh học và giống cây trồng mới nhằm tự chủ nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực, giảm phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài.
Đề nghị Quảng Tây (Trung Quốc) mở cửa thị trường cho nông sản chất lượng cao của Việt Nam Đề nghị Quảng Tây (Trung Quốc) nâng cao hiệu suất thông quan hàng hóa Hợp tác kinh tế Trung Quốc-ASEAN: Khai phá tiềm năng tăng trưởng

Bước tiến chiến lược nhằm đảm bảo an ninh lương thực

Trung Quốc, quốc gia sản xuất ngũ cốc lớn nhất thế giới, đang thúc đẩy một kế hoạch chiến lược đầy tham vọng nhằm tăng cường khả năng tự chủ trong khoa học và công nghệ nông nghiệp đến năm 2028.

Theo kế hoạch vừa được công bố bởi Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc, nước này sẽ tập trung vào 10 lĩnh vực cốt lõi, trong đó công nghệ sinh học, trí tuệ nhân tạo (AI), phát triển giống cây trồng mới và cải thiện chất lượng đất canh tác đóng vai trò then chốt. Mục tiêu của Bắc Kinh là không chỉ đảm bảo an ninh lương thực cho hơn 1,4 tỷ dân mà còn duy trì khả năng kiểm soát chuỗi cung ứng nông nghiệp trong bối cảnh cạnh tranh công nghệ toàn cầu ngày càng gay gắt.

Bài viết trên Tạp chí Cầu Thị, cơ quan lý luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã nhấn mạnh rằng đổi mới khoa học và công nghệ giờ đây là chiến trường chiến lược, nơi các quốc gia chạy đua giành quyền thống trị công nghệ. Trong bối cảnh đó, Trung Quốc không thể đứng ngoài cuộc.

Trung Quốc đang đẩy mạnh năng lực tự cung nông nghiệp với AI và công nghệ sinh học. Ảnh: SCMP
Trung Quốc đang đẩy mạnh năng lực tự cung nông nghiệp với AI và công nghệ sinh học. Ảnh: SCMP

Năm 2023, sản lượng ngũ cốc của Trung Quốc lần đầu tiên vượt ngưỡng 7 tỷ tấn, một phần nhờ vào những tiến bộ trong công nghệ nông nghiệp. Tuy nhiên, chính phủ nước này cho rằng vẫn cần có những đột phá mạnh mẽ hơn nữa để đảm bảo sự bền vững trong dài hạn.

Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc đặc biệt nhấn mạnh đến làn sóng đổi mới nông nghiệp do công nghệ sinh học và công nghệ thông tin thúc đẩy. Các công nghệ như chỉnh sửa gen và AI đang phát triển nhanh chóng, làm thay đổi chuỗi cung ứng và sản xuất nông nghiệp trên toàn cầu. Để không bị phụ thuộc vào nước ngoài, Trung Quốc sẽ tập trung vào các giống cây trồng chủ lực như lúa, lúa mì, ngô, đậu nành cũng như các sản phẩm chăn nuôi và thủy sản.

Từ công nghệ giống đến cơ giới hóa nông nghiệp

Một trong những trọng tâm lớn của kế hoạch là đẩy nhanh nghiên cứu về công nghệ lai tạo sinh học và di truyền. Trung Quốc muốn tạo ra các giống cây trồng năng suất cao, có khả năng thích ứng tốt với biến đổi khí hậu và quan trọng nhất là có quyền sở hữu trí tuệ độc lập, nhằm giảm sự phụ thuộc vào nguồn giống từ nước ngoài.

Để đạt được điều này, Bắc Kinh sẽ tận dụng những tiến bộ trong chỉnh sửa gen, sinh học tổng hợp và AI. Những công nghệ này không chỉ giúp tăng sản lượng mà còn cải thiện chất lượng nông sản, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường nội địa và xuất khẩu.

Ngoài ra, trong bối cảnh chuỗi cung ứng toàn cầu ngày càng dễ bị gián đoạn do bất ổn địa chính trị và biến đổi khí hậu, Trung Quốc đã ưu tiên tăng cường an ninh nông nghiệp. Từ năm 2022, sau khi Chủ tịch Tập Cận Bình nhấn mạnh tầm quan trọng của ngành công nghiệp hạt giống trong hội nghị công tác kinh tế trung ương, các nhà khoa học Trung Quốc đã đẩy mạnh nghiên cứu các giống cây trồng có thể cạnh tranh với sản phẩm của các tập đoàn quốc tế.

Nông dân sử dụng drone để theo dõi cánh đồng ngô tại Lâm Trạch, Cam Túc, Trung Quốc. Ảnh: China Daily
Nông dân sử dụng drone để theo dõi cánh đồng ngô tại Lâm Trạch, Cam Túc, Trung Quốc. Ảnh: China Daily

Bên cạnh đó, kế hoạch mới cũng kêu gọi đẩy mạnh phát triển cơ giới hóa nông nghiệp. Chính phủ sẽ hỗ trợ nghiên cứu và sản xuất máy móc nông nghiệp thông minh, đồng thời ứng dụng sâu rộng AI, Internet vạn vật (IoT) và robot để tăng năng suất lao động, giảm sự phụ thuộc vào lao động thủ công.

Ở cấp độ địa phương, các chính quyền tỉnh, thành phố sẽ xây dựng lộ trình hiện đại hóa nông nghiệp phù hợp với đặc điểm từng vùng, nhằm thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị. Điều này không chỉ giúp phát triển kinh tế nông thôn mà còn cải thiện chất lượng sống của nông dân.

Một yếu tố quan trọng khác là chính sách bảo vệ tài nguyên đất. Trung Quốc đã ban hành luật bảo tồn đất đen năm 2022 nhằm bảo vệ những vùng đất nông nghiệp màu mỡ nhất, nơi cung cấp phần lớn sản lượng ngũ cốc của cả nước. Ngoài ra, nước này cũng đang triển khai các hệ thống giám sát thông minh để theo dõi chất lượng đất, ngăn chặn nguy cơ thoái hóa và tăng cường quản lý tài nguyên đất đai theo hướng bền vững.

Chương trình phát triển nông nghiệp này của Trung Quốc không chỉ phục vụ mục tiêu an ninh lương thực mà còn là một phần trong chiến lược dài hạn nhằm giảm sự phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài.

Công nghệ sinh học, trí tuệ nhân tạo (AI), lai tạo giống nông nghiệp mới, cải thiện chất lượng đất canh tác và phát triển máy móc, thiết bị nông nghiệp tiên tiến sẽ đi đầu trong nỗ lực tự cung tự cấp của Trung Quốc khi nước này nỗ lực đảm bảo an ninh lương thực cho hơn 1,4 tỷ người trong khi vẫn duy trì tính độc lập và có thể kiểm soát của chuỗi công nghiệp.
Lê Minh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Trí tuệ nhân tạo

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tổng thống Trump áp thuế 10% với toàn bộ hàng nhập khẩu, Việt Nam chịu mức 46%

Tổng thống Trump áp thuế 10% với toàn bộ hàng nhập khẩu, Việt Nam chịu mức 46%

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 2/4 (giờ Mỹ) cho biết sẽ áp dụng mức thuế cơ bản 10% đối với tất cả hàng nhập khẩu vào nước này.
Chiến sự Nga-Ukraine tối 2/4: Lính Ukraine tháo chạy ở Donetsk

Chiến sự Nga-Ukraine tối 2/4: Lính Ukraine tháo chạy ở Donetsk

Lính Ukraine rút chạy khỏi nam Donetsk; Kamenskoye bị cô lập... là những thông tin nóng được cập nhật trong bản tin chiến sự Nga - Ukraine tối ngày 2/4.
Hoa Kỳ bắt đầu thử nghiệm máy bay cảm tử UAV in 3D

Hoa Kỳ bắt đầu thử nghiệm máy bay cảm tử UAV in 3D

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 2/4: Hoa Kỳ bắt đầu thử nghiệm UAV in 3D, khi các thử nghiệm loại vũ khí sản xuất hàng loạt mới cho thấy tốc độ và hiệu quả.
Cách thế giới thay đổi logistics trong thương mại điện tử

Cách thế giới thay đổi logistics trong thương mại điện tử

Logistics trở thành yếu tố quyết định thành công trong thương mại điện tử, doanh nghiệp Việt Nam học hỏi được gì qua chiến lược từ các 'ông lớn' trên thế giới?
Năng lượng tái tạo Ấn Độ đối mặt khó khăn về vốn

Năng lượng tái tạo Ấn Độ đối mặt khó khăn về vốn

Cam kết đạt 500 GW công suất năng lượng không dùng nhiên liệu hóa thạch vào năm 2030, Ấn Độ đang nổi lên như một quốc gia đi đầu trong lĩnh vực năng lượng sạch.

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga - Ukraine: Liệu có thể kết thúc trong năm 2025?

Chiến sự Nga - Ukraine: Liệu có thể kết thúc trong năm 2025?

Chiến sự Nga - Ukraine đã kéo dài hơn ba năm, để lại những tổn thất nghiêm trọng về người và của, đồng thời làm rung chuyển cán cân quyền lực trên toàn cầu.
Long Thành - Changi: Hai sân bay hàng đầu du lịch Đông Nam Á

Long Thành - Changi: Hai sân bay hàng đầu du lịch Đông Nam Á

Cả sân bay Long Thành (Việt Nam) và sân bay Changi (Singapore) đều đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy ngành hàng không và du lịch tại Đông Nam Á.
Xuất hiện nhà tiên tri động đất: Tin hay không?

Xuất hiện nhà tiên tri động đất: Tin hay không?

Gần đây, thông tin một nhà "tiên tri" từ Ấn độ đã viết trên mạng xã hội về sự cố động đất ở Myanmar đã gây xôn xao dư luận. Vậy chúng ta có nên tin không?
Khủng hoảng gạo ở Nhật Bản: Việt Nam học được gì?

Khủng hoảng gạo ở Nhật Bản: Việt Nam học được gì?

Trong tháng 3/2025, giá gạo tại Tokyo đã tăng vọt khoảng 90% so với cùng kỳ năm trước, gây ra tác động đối với CPI và lạm phát ở Nhật Bản. Việt Nam học được gì?
Chiến sự Nga-Ukraine tối 1/4: Hàng loạt lính Ukraine đào tẩu

Chiến sự Nga-Ukraine tối 1/4: Hàng loạt lính Ukraine đào tẩu

Krasnoye Pervoye thất thủ; Nga phá vỡ phòng tuyến nam Donetsk... là những thông tin nóng được cập nhật trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine tối ngày 1/4.
Động đất tại Myanmar: Quân đội Việt Nam tìm được nạn nhân đầu tiên

Động đất tại Myanmar: Quân đội Việt Nam tìm được nạn nhân đầu tiên

Lực lượng cứu hộ, cứu nạn của Quân đội Nhân dân Việt Nam đã đưa thi thể một nạn nhân ra khỏi đống đổ nát của tòa nhà bị sập tại thủ đô Naypyidaw, Myanmar.
Máy bay chiến đấu F-16 Ba Lan sắp

Máy bay chiến đấu F-16 Ba Lan sắp 'gặp' Su-30 của Nga tại Hy Lạp

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 1/4: May bay chiến đấu F-16 sắp 'gặp' Su-30 của Nga tại Hy Lạp với các kíp phi công Ấn Độ tại Iniochos-2025.
Động đất tại Myanmar: Nghĩa tình người Việt Nam trong hoạn nạn

Động đất tại Myanmar: Nghĩa tình người Việt Nam trong hoạn nạn

Sau trận động đất tại Myanmar, lực lượng cứu hộ Việt Nam đã và đang “ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương”, chắt chiu thời gian để tìm kiếm những nạn nhân mất tích…
Động đất rình rập: Đông Nam Á đã thực sự sẵn sàng?

Động đất rình rập: Đông Nam Á đã thực sự sẵn sàng?

Đông Nam Á nằm trên Vành đai lửa Thái Bình Dương dẫn đến thường xuyên đối mặt với nguy cơ động đất. Việc triển khai hệ thống cảnh báo sớm là rất quan trọng.
Chiến sự Nga-Ukraine tối 31/3: Lính Ukraine rút lui ở Kursk

Chiến sự Nga-Ukraine tối 31/3: Lính Ukraine rút lui ở Kursk

Nga siết gọng kìm ở mặt trận Zaporizhia; lính Ukraine vỡ trận tại Demidovka... là những thông tin cập nhật trong bản tin chiến sự Nga - Ukraine tối 31/3.
Từ bản đồ địa chấn mới công bố: Việt Nam có an toàn trước động đất?

Từ bản đồ địa chấn mới công bố: Việt Nam có an toàn trước động đất?

Nhìn trực diện vào bản đồ địa chấn có thể thấy Việt Nam là một trong những vùng ít điểm chấm nhất. Nhưng liệu Việt Nam có thực sự an toàn?
Máy bay chiến đấu Su-57E sẽ xuất hiện ở Nam Mỹ

Máy bay chiến đấu Su-57E sẽ xuất hiện ở Nam Mỹ

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 31/3: Su-57E sẽ xuất hiện ở Nam Mỹ, đó là thông tin được Rosoboronexport xác nhận khi sẽ tham gia LAAD 2025 tại Brazil từ 1/4.
Hình ảnh đầu tiên về đoàn cứu trợ Việt Nam tại Myanmar

Hình ảnh đầu tiên về đoàn cứu trợ Việt Nam tại Myanmar

Những hình ảnh đầu tiên về đoàn Việt Nam hỗ trợ cứu nạn, cứu hộ tại Myanmar sau thảm họa động đất. Đoàn đã hỗ trợ tìm kiếm được 1 thi thể nạn nhân tử vong.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 31/3: Nga trút bão lửa xé toạc Kiev

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 31/3: Nga trút bão lửa xé toạc Kiev

Moskva siết chặt vòng vây, Sudzha thất thủ; Nga đục thủng phòng tuyến Ukraine ở Kupyansk;... là những thông tin về tình hình chiến sự Nga-Ukraine sáng 31/3.
Tên lửa Storm Shadow đã biến mất khỏi Ukraine?

Tên lửa Storm Shadow đã biến mất khỏi Ukraine?

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 30/3: Tên lửa Storm Shadow đã biến mất khỏi Ukraine? Các nguồn tin tại Ukraine cho biết, nguồn tên lửa này đã cạn.
Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh: Làm gì để không mất tiền tỷ trên vỉa hè, lòng đường?

Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh: Làm gì để không mất tiền tỷ trên vỉa hè, lòng đường?

Trong khi Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh vẫn loay hoay với thất thu phí đỗ xe, nhiều thành phố trên thế giới đã biến việc này thành chiến lược quản trị đô thị.
Chiến sự Nga-Ukraine tối 29/3: Nga bắt trinh sát Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine tối 29/3: Nga bắt trinh sát Ukraine

Nga đánh bại lính Ukraine ở Kursk; Ukraine thiệt hại nặng nề trên nhiều mặt trận;... là những thông tin cập nhật về tình hình chiến sự Nga-Ukraine tối 29/3.
Cuộc đua hydro xanh kết thúc trước khi thực sự bắt đầu?

Cuộc đua hydro xanh kết thúc trước khi thực sự bắt đầu?

Phát triển hydro xanh đình trệ ở hầu hết mọi nơi tại Australia. Vậy câu hỏi là tại sao chính phủ nước này vẫn tiếp tục thúc đẩy nó.
Động đất Myanmar: Khuyến nghị với an toàn công nghiệp Việt Nam!

Động đất Myanmar: Khuyến nghị với an toàn công nghiệp Việt Nam!

Động đất Myanmar đã làm rung chuyển toàn bộ Đông Nam Á. Trong bối cảnh đó, an toàn công nghiệp trở thành mắt xích then chốt không thể xem nhẹ.
Xe tăng tương lai của Nga sẽ có thiết kế module

Xe tăng tương lai của Nga sẽ có thiết kế module

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 29/3: Xe tăng tương lai của Nga sẽ có thiết kế module nhờ ứng dụng các giải pháp công nghệ tiên tiến và mang theo UAV đa năng.
Mobile VerionPhiên bản di động