Nhượng quyền thương mại: Dự báo và định hướng

Dù xuất hiện tại Việt Nam từ cuối những năm 90 của thế kỷ trước, song hoạt động nhượng quyền thương mại chỉ phát triển nhanh trong khoảng 10 năm trở lại đây.

Ngày càng sôi động

Theo nhận định của các chuyên gia thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược, chính sách Công Thương, nhượng quyền thương mại (NQTM) đã phát triển trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng, đồng thời đang chịu sự tác động của 3 xu hướng:

nhuong quyen thuong mai du bao va dinh huong
Nhiều thương hiệu nước ngoài nhượng quyền thành công tại Việt Nam

Thứ nhất, xu hướng phát triển của hình thức kinh tế trải nghiệm. Tức là cách thay đổi giá trị và trải nghiệm quan trọng hơn nhu cầu sản phẩm. Ví dụ, tại Mỹ, gần 80% người tiêu dùng trẻ đi tìm trải nghiệm mới khi có nhu cầu mua sản phẩm. Vì thế, một doanh nghiệp kinh doanh (ví dụ kinh doanh gà rán…) theo hình thức NQTM cũng phải tìm ra cách bán “trải nghiệm”, làm sao phục vụ tốt nhất khách hàng. Trải nghiệm có thể hiểu là cách phục vụ, chất lượng sản phẩm độc đáo hoặc các thiết bị đo cảm xúc khách hàng…

Thứ hai, xu hướng phát triển của lĩnh vực kinh tế dịch vụ. Tất cả các nhu cầu về giáo dục, y tế, phát triển bản thân con người... đều có thể hình thành mô hình nhượng quyền. 1 năm qua, đã có nhiều hình thức nhượng quyền như tổ chức sinh nhật cho người già, theo dõi bảo hiểm... nở rộ theo nhu cầu. Đây là một hướng chuyển động mới của hình thức bán dịch vụ, giải pháp, hoàn toàn có thể thực hiện kinh doanh theo hình thức NQTM.

Thứ ba, xu hướng của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và kinh tế sáng tạo là tạo ra những sản phẩm mới, giải pháp mới tiên tiến, hiệu quả, giá trị gia tăng cao... Doanh nghiệp phải nghĩ cách để đưa công nghệ ứng dụng vào công việc kinh doanh, nâng cao hiệu quả hoạt động… đồng thời giúp khách hàng có được những trải nghiệm mới mẻ. Hoạt động NQTM cũng không phải ngoại lệ, cần có những mô hình mới phù hợp để thích ứng.

Dự báo của nhiều chuyên gia về thương hiệu cho thấy, NQTM sẽ tiếp nối xu thế phát triển ngày càng sôi động ở thị trường Việt Nam trong tương lai, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA), sẽ có các thương hiệu lớn nước ngoài quan tâm đến thị trường Việt Nam. Ngược lại, các doanh nghiệp Việt Nam cũng sẽ có cơ hội tiếp cận thị trường nước ngoài, đồng thời phát triển NQTM. Do đó, cần có sự định hướng cho lĩnh vực NQTM phát triển phù hợp với xu thế chung của thế giới và thực tiễn của Việt Nam.

Trên thị trường, với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, nhiều thương hiệu đang chọn hình thức nhượng quyền hàng loạt để đẩy nhanh tốc độ nhân rộng thay vì nhượng quyền từng cửa hàng như trước đây. Đồng thời, đã xuất hiện ngày càng nhiều thương hiệu lớn tự phát triển, xây dựng hệ thống cửa hàng trực thuộc trong một thời gian nhất định, sau đó nhượng quyền lại cho đối tác kinh doanh. Những hình thức vừa nêu có triển vọng phát triển ở các thị trường mới nổi như Trung Quốc, Indonesia, Việt Nam… Do vậy, cần khuyến khích, tạo điều kiện để cách thức NQTM vừa nêu phát triển mạnh hơn. Ngoài ra, nhân rộng NQTM đối với các lĩnh vực kinh doanh hàng hóa đã phát triển; thu hút và tạo điều kiện cho doanh nghiệp NQTM trong các lĩnh vực kinh doanh dịch vụ, bao gồm cả lĩnh vực kinh doanh có điều kiện.

Giải pháp tăng tốc

Để NQTM phát triển mạnh mẽ hơn, trước hết cần xây dựng khung khổ pháp lý hoàn chỉnh, đảm bảo hiệu lực quản lý nhà nước với cơ chế thực thi pháp luật rõ ràng, minh bạch, hiệu quả. Chính phủ cần giao Bộ Công Thương chủ trì nghiên cứu, xây dựng để ban hành một Nghị định mới về NQTM thay thế Nghị định 35/2005/NĐ-CP đang điều chỉnh lĩnh vực này còn thiếu các quy định phù hợp.

NQTM mới phát triển ở Việt Nam nên kiến thức và hiểu biết về hình thức kinh doanh này đối với doanh nghiệp cũng như cơ quan quản lý nhà nước còn hạn chế. Do đó, cần có một hiệp hội mang tầm cỡ quốc gia (Hiệp hội NQTM) với vai trò tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp nhượng quyền, xúc tiến thương mại, trao đổi thông tin, tìm kiếm cơ hội kinh doanh với đối tác và nhượng quyền ra nước ngoài.

Ngoài ra, đào tạo nguồn nhân lực, phổ biến kiến thức về NQTM là việc làm hết sức cần thiết; cần có chính sách để các trường đại học đưa nội dung giảng dạy về NQTM vào chương trình đào tạo, đặc biệt là các vấn đề pháp lý về hợp đồng NQTM; cách thức tổ chức và quản lý hệ thống chuyển nhượng.

Hệ thống ngân hàng luôn đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển loại hình kinh doanh NQTM. Vì vậy, đòi hỏi phải có cơ chế, chính sách để ngân hàng thương mại hỗ trợ cho các bên nhượng và nhận quyền thương hiệu thông qua việc cung cấp tín dụng có bảo lãnh hoặc thế chấp thương hiệu, thế chấp tài sản tự có.

NQTM là tiến trình hoạt động phức tạp, đòi hỏi bên nhượng quyền và bên nhận quyền phải có sự hiểu biết sâu sắc về luật pháp, kiến thức, kinh nghiệm thương trường...
Lan Ngọc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

EU cấm BPA trong vật liệu tiếp xúc thực phẩm, đồ uống: Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ứng phó ra sao?

EU cấm BPA trong vật liệu tiếp xúc thực phẩm, đồ uống: Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ứng phó ra sao?

Ngày 20/12, Ủy ban châu Âu (EC) đã đăng thông báo ban hành lệnh cấm sử dụng bisphenol A (BPA), trong các vật liệu tiếp xúc với thực phẩm và đồ uống.
Phòng vệ thương mại triển khai đồng bộ, toàn diện: Tiền đề giúp khơi thông nguồn lực phát triển

Phòng vệ thương mại triển khai đồng bộ, toàn diện: Tiền đề giúp khơi thông nguồn lực phát triển

Bộ Công Thương tiếp tục đẩy mạnh triển khai công tác phòng vệ thương mại đồng bộ, toàn diện, là tiền đề giúp khơi thông nguồn lực phát triển.
Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Bộ Công Thương luôn chú trọng triển khai giải pháp khơi thông thị trường ngoài nước nhằm chống lãng phí nguồn lực, nâng cao kết quả xuất nhập khẩu.
Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Con số gần 800 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu mà nước ta có hiện nay có thể được gia tăng nếu doanh nghiệp tận dụng tốt hơn các nền tảng thương mại điện tử.
Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 với thặng dư thương mại cao là điểm sáng trong bức tranh kinh tế, điều này khẳng định chất lượng công tác thương mại.

Tin cùng chuyên mục

Đà Nẵng: Ứng dụng thương mại điện tử, hướng đi mới cho tiểu thương chợ truyền thống

Đà Nẵng: Ứng dụng thương mại điện tử, hướng đi mới cho tiểu thương chợ truyền thống

Chương trình thúc đẩy ứng dụng thương mại điện tử khuyến khích chuyển đổi kinh tế số trong chợ truyền thống tại các quận, phường TP. Đà Nẵng.
Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Hoa Kỳ đã trở thành thị trường xuất khẩu đầu tiên của Việt Nam cán mốc 100 tỷ USD. Dư địa xuất khẩu sang thị trường này còn rất lớn.
Thương mại điện tử: Đường dài không mấy dễ đi

Thương mại điện tử: Đường dài không mấy dễ đi

Thị trường thương mại điện tử Việt Nam năm 2024 đạt 22 tỷ USD, tăng 25% so với năm 2023. Tăng trưởng thần tốc của thương mại điện tử cũng tạo nhiều cạnh tranh.
Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, tính đến hết 15/12/2024, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD, tăng 13,9%, tương ứng tăng 46,92 tỷ USD...
Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Với kim ngạch đạt được khoảng 10 tỷ USD trong năm 2024, xuất khẩu thủy sản được nhận định sẽ rất khả quan trong năm tới.
Xúc tiến quảng bá sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của Hà Nội tại Tiền Giang

Xúc tiến quảng bá sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của Hà Nội tại Tiền Giang

Khu gian hàng của TP. Hà Nội tại Hội chợ Công nghiệp, Thương mại vùng Đồng bằng sông Cửu Long - Tiền Giang năm 2024 thu hút đông đảo người tiêu dùng cả nước.
Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Lãnh đạo các Cục, Vụ thuộc Bộ Công Thương đã đề xuất, đưa ra nhiều giải pháp giúp hệ thống Thương vụ Việt Nam tại châu Á, châu Phi mở rộng thị trường xuất khẩu.
Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Con số kỷ lục của hoạt động xuất nhập khẩu năm 2024 có được một phần nhờ các hoạt động xúc tiến xuất khẩu được triển khai bài bản thời gian qua.
Gia Lai: Ngành Công Thương đẩy mạnh xúc tiến thương mại gắn với chuyển đổi số

Gia Lai: Ngành Công Thương đẩy mạnh xúc tiến thương mại gắn với chuyển đổi số

Nhờ đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại góp phần giúp doanh số trong giao dịch thương mại điện tử hàng năm tại Gia Lai đều tăng.
Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Năm 2024 các thị trường đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm. Riêng tháng 11/2024, Nhật Bản có tới 10 thông báo, có loại thuốc giảm hoạt chất đến 10 lần.
Đà Nẵng: Tập huấn về Hệ thống quản trị thông tin và điều hành xúc tiến thương mại (Vietrade CRM)

Đà Nẵng: Tập huấn về Hệ thống quản trị thông tin và điều hành xúc tiến thương mại (Vietrade CRM)

Hệ sinh thái xúc tiến thương mại số (hệ thống CRM) là công cụ hỗ trợ các địa phương, ngành hàng tổ chức xúc tiến thương mại, kết nối giao thương hiệu quả hơn.
Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất

Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất

Với mức tăng trưởng 18%, Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất.
Dự kiến năm 2025, trái chanh leo Việt Nam sẽ được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Dự kiến năm 2025, trái chanh leo Việt Nam sẽ được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Việt Nam và Hoa Kỳ đang đàm phán biện pháp kiểm dịch thực vật với quả chanh leo. Dự kiến, Việt Nam sẽ có thêm chanh leo xuất khẩu sang Hoa Kỳ vào năm 2025.
Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?

Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?

Thị trường EU ngày càng đặt ra những tiêu chuẩn xanh mạnh mẽ hơn cho hàng hoá xuất khẩu, sẽ tác động lớn đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.
Hàng trăm doanh nghiệp tìm cơ hội phát triển tại chuỗi triển lãm IGHE và IBTE 2024

Hàng trăm doanh nghiệp tìm cơ hội phát triển tại chuỗi triển lãm IGHE và IBTE 2024

Hơn 350 doanh nghiệp tìm cơ hội phát triển tại chuỗi Triển lãm quốc tế sản phẩm và đồ chơi trẻ em (IBTE 2024) và Triển lãm quà tặng & đồ gia dụng (IGHE 2024).
TP. Hồ Chí Minh: Hơn 900 gian hàng tham dự Triển lãm quốc tế Vietbuild Home

TP. Hồ Chí Minh: Hơn 900 gian hàng tham dự Triển lãm quốc tế Vietbuild Home

Doanh nghiệp tham gia Triển lãm quốc tế Vietbuild Home 2024 đều tổ chức khuyến mãi, giảm giá từ 10 - 50% tất cả dòng sản phẩm để kích cầu tiêu dùng cuối năm.
Hoa Kỳ gia hạn xử lý hành chính điều tra áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp

Hoa Kỳ gia hạn xử lý hành chính điều tra áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp

Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) thông báo quyết định gia hạn thời hạn xử lý hành chính trong thủ tục điều tra áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp.
Điểm danh những nhóm sản phẩm xuất khẩu chịu tác động của Thoả thuận Xanh châu Âu

Điểm danh những nhóm sản phẩm xuất khẩu chịu tác động của Thoả thuận Xanh châu Âu

Sản phẩm điện, điện tử, công nghệ thông tin, là một trong 7 nhóm sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam chịu tác động bởi Thỏa thuận Xanh châu Âu.
Bức tranh sáng cho hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025

Bức tranh sáng cho hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025

Xuất nhập khẩu năm 2025 được dự báo sẽ tiếp tục đạt được những thành tích nổi bật khi nhu cầu thị trường tiếp tục gia tăng, lạm phát ở nhiều thị trường giảm...
Mekong Connect 2024: Hướng đến phát triển bền vững trong bối cảnh cạnh tranh mới

Mekong Connect 2024: Hướng đến phát triển bền vững trong bối cảnh cạnh tranh mới

Diễn đàn Mekong Connect 2024 với mục tiêu đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thương mại và công nghệ vùng Đồng bằng sông Cửu Long - TP. Hồ Chí Minh với cả nước.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động