Ngày này năm xưa 25/4: Bộ Công Thương quy định chi tiết về hoạt động nhượng quyền thương mại

Ngày này năm xưa 25/4/2014, Bộ Công Thương ban hành Nghị định quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại.
Ngày này năm xưa 23/4: Ban hành quy chế cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ASEAN Ngày này năm xưa 24/4: Bộ Công Thương ban hành Quy chế thí điểm cấp Giấy chứng nhận xuất xứ qua Internet

Chuyên mục Ngày này năm xưa trên Báo Công Thương tổng hợp, giới thiệu những sự kiện trong nước, ngành Công Thương, quốc tế và các sự kiện, kỷ niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 25/4.

Sự kiện trong nước và ngành Công Thương

Ngày 25/4/1882, ngày mất của Hoàng Diệu - vị quan yêu nước triều Nguyễn. Ông sinh nǎm 1828 tại Xuân Đài - Quảng Nam. Ông học giỏi, đỗ cử nhân phó bảng, được bổ nhiệm làm tri huyện, tri phủ, án sát, bố chính một số tỉnh. Hoàng Diệu nổi tiếng công minh và thanh liêm, suốt 30 nǎm làm quan nhiều nơi, cảnh nhà vẫn thanh bạch.

Nhà yêu nước Hoàng Diệu
Tổng đốc Hoàng Diệu (1828- 1882)

Nǎm 1880, Hoàng Diệu làm Tổng đốc Hà Ninh, lãnh chức Thượng thư Bộ Binh. Khi đại tá Pháp Hǎngri Rivie (Henri Rivière) đem quân ra Bắc, lấy cớ bảo vệ sinh mạng và tài sản Pháp kiều; ông đoán được dã tâm của giặc nên ra lệnh cho quân binh chuẩn bị các phương án chiến đấu bảo vệ thành Hà Nội. Ngày 25/4/1882 Rivière đưa tối hậu thư với 3 yêu sách: Phá bỏ các điểm phòng thủ trong thành; Binh lính trong thành hạ vũ khí; Và, phải trình diện (thực chất là đầu hàng).

Hoàng Diệu nhận tối hậu thư, phẫn uất cử người đi điều đình. Nhưng không đợi trả lời, quân Pháp bất ngờ tấn công. Bất chấp hoả lực mạnh của địch, ông vẫn quyết liệt chỉ huy chiến đấu ở Cửa Bắc. Nhưng vũ khí của quan quân nhà Nguyễn quá lạc hậu so với giặc; nhiều quân sĩ bỏ chạy. Biết không thể giữ được thành Hà Nội, Hoàng Diệu thảo tờ di biểu, rồi ra trước Võ Miếu dùng khǎn bịt đầu thắt cổ tự tử. Sự hy sinh oanh liệt của ông đã để lại trong lòng người Hà Nội và cả nước niềm thương tiếc, kính phục. Ngay hôm sau, nhiều người họp lại, rước quan tài của Hoàng Diệu từ trong thành ra, tổ chức khâm liệm và mai táng tại khu vườn Dinh Đốc học (nay là địa điểm ở đường Trần Quý Cáp, cạnh chợ Ngô Sĩ Liên, sau ga Hà Nội)

Ngày 25/4/1920, một nhóm trí thức trẻ nước ta đưa lên sân khấu nhà hát Hà Nội vở kịch nói "Người bệnh tưởng" của Môlie - nhà viết kịch nổi tiếng của nước Pháp thế kỷ XVII. Đây là 1 sự kiện mở đường cho ngành kịch nói Việt Nam. Được sự kiện đó tạo cảm hứng, nhà giáo Vũ Đình Long đã soạn vở kịch "Chén thuốc độc" và công diễn ngày 20/10/1921 cũng tại nhà hát Hà Nội, được người xem nhiệt liệt tán thưởng. Đó là vở kịch nói đầu tiên và buổi diễn kịch nói đầu tiên của sân khấu Hà Nội và Việt Nam.

Ngày 25/4/1955, vùng mỏ Quảng Ninh được hoàn toàn giải phóng khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp. Ngày nay tỉnh Quảng Ninh có diện tích 5.938 km2, số dân gần 1 triệu người, với thành phố Hạ Long là trung tâm của tỉnh, hai thị xã Cẩm Phả, Uông Bí và 10 huyện. Quảng Ninh nổi tiếng bởi các loại than và Vịnh Hạ Long, nơi mà Unesco đã công nhận là di sản thiên nhiên của Thế giới.

Ngày 25/4/1959, lực lượng Công an nhân dân vũ trang Nam Định, nay là Bộ đội Biên phòng Nam Định được thành lập với nhiệm vụ xuyên suốt là bảo vệ chủ quyền, an ninh vùng biển, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên 72 km bờ biển ở 3 huyện Giao Thủy, Hải Hậu, Nghĩa Hưng. Trên chặng đường hơn 60 năm hình thành, phát triển, Bộ đội Biên phòng Nam Định luôn quán triệt sâu sắc các quan điểm đường lối chính sách của Đảng, tích cực xây dựng Đảng bộ vững mạnh, xây dựng đơn vị nền nếp, chính quy, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Ngày 25/4/1976 nhân dân ta ở 38 tỉnh thành phố từ cao nguyên Đồng Vǎn đến mũi Cà Mau hân hoan đi bầu Quốc hội chung của cả nước. Đây thực sự là ngày hội lớn của dân tộc Việt Nam, ngày hội thống nhất non sông.

Cả nước có 98,77% cử tri đi bỏ phiếu, 492 ứng cử viên trúng cử trong đó có 80 đại biểu là cán bộ chính trị, 98 đại biểu là trí thức và nhân sĩ dân chủ, 13 đại biểu tôn giáo...

Thành công của cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung của cả nước khẳng định chân lý mà Chủ tịch Hồ Chủ Minh đã khẳng định "Nước Việt nam là một - dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi".

Ngày 25/4/1978, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 87-CP về việc thống nhất tiền tệ trong cả nước, phát hành tiền ngân hàng mới, thu đổi tiền ngân hàng cũ ở miền Bắc và miền Nam.

Ngày 25/4/1991, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định thành lập Viện Bỏng quốc gia mang tên danh y Lê Hữu Trác. Trụ sở chính thức của Viện hiện nay ở xã Tân triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội.

Từ khi thành lập đến nay, Viện đã cấp cứu, chữa bỏng cho gần 5 nghìn người.

Giám đốc đầu tiên của Viện Bỏng quốc gia là Thiếu tướng Giáo sư Lê Thế Trung. Anh hùng lực lượng vũ trang có hai bằng tiến sĩ khoa học về y học hiện đại và y học cổ truyền.

Ngày 25/4/2001: Bộ Công nghiệp ban hành Quyết định 23/2001/QĐ-BCN về việc sáp nhập Công ty May Độc Lập vào Công ty Dệt - May Thắng Lợi.

Ngày 25/4/2003: Quyết định 69/2003/QĐ-BCN của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp về việc ban hành Quy định kiểm kê than tồn kho.

Ngày 25/4/2008, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 52/2008/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án “Quy hoạch phát triển các Khu kinh tế cửa khẩu của Việt Nam đến năm 2020”.

Ngày 25/4/2012: Chính phủ ban hành Nghị định 38/2012/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm.

Ngày 25/4/2014: Bộ Công Thương ban hành Thông tư 13/VBHN-BCT hướng dẫn một số nội dung quy định tại Nghị định số 110/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp.

Ngày 25/4/2014: Bộ Công Thương ban hành Nghị định 15/VBHN-BCT quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại.

Ngày này năm xưa 25/4: Bộ Công Thương quy định chi tiết về hoạt động nhượng quyền thương mại

Ngày 25/4/2014: Bộ Công Thương ban hành Nghị định 14/VBHN-BCT quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật cạnh tranh. Nghị định này quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh về kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh và tố tụng cạnh tranh.

Theo đó, các cơ quan nhà nước, các tổ chức tài chính, tín dụng, kế toán, kiểm toán và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến vụ việc cạnh tranh, thủ tục thực hiện các trường hợp đề nghị hưởng miễn trừ có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, trung thực, chính xác, kịp thời các thông tin cần thiết theo yêu cầu của cơ quan quản lý cạnh tranh, Hội đồng cạnh tranh.

Ngày 25/4/2014: Bộ Công Thương ban hành Nghị định 17/VBHN-BCT về tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Quản lý thị trường

Ngày 25/04/2015: Bộ Công Thương ban hành Quyết định 4099/QĐ-BCT về việc ban hành Danh mục thương nhân được lựa chọn tham gia Quy trình thí điểm cấp Giấy chứng nhận xuất xứ qua Internet

Ngày 25/04/2016: Bộ Công Thương ban hành Quyết định 1570/QĐ-BCT về việc bổ sung danh mục máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu trong nước đã sản xuất được.

Ngày 25/04/2017: Bộ Công Thương ban hành Quyết định 1412/QĐ-BCT Quy chế về xây dựng và thực hiện Kế hoạch kiểm tra của Bộ Công Thương.

Sự kiện quốc tế

Ngày 25/4/1840 là ngày sinh của Piốt Ilich Traicôpxki, nhạc sĩ thiên tài người Nga. Ông sinh ra ở Vikinxcơ, miền Uran trong một gia đình kỹ sư mỏ. Ông được chǎm sóc và phát triển nǎng khiếu âm nhạc từ nhỏ. Nǎm 19 tuổi, tốt nghiệp trường luật, làm việc ở Bộ luật pháp nhưng ông vẫn dành nhiều thời gian cho âm nhạc, chơi đàn pianô. Nǎm 22 tuổi, Traicôpxki học ở nhạc viện Pêtecbua. Sau 3 nǎm học tập, tốt nghiệp với huy chương vàng, sau đó là giáo sư Nhạc viện Matxcơva, ông đã đi biểu diễn ở nhiều nước.

Traicôpxki không những là nhạc sĩ Nga vĩ đại mà còn là nhạc sĩ lớn của thế giới
Traicôpxki là nhạc sĩ vĩ đại của nước Nga và thế giới. Các tác phẩm do Traicôpxki sáng tác chiếm một vị trí đặc biệt trong nền âm nhạc Nga và châu Âu cuối thế kỷ XIX.

Ngày 25/4/1945, khai mạc Hội nghị quốc tế thành lập Liên hợp quốc tại thành phố San Francisco (Mỹ). Đại diện của 50 quốc gia tham dự Hội nghị San Francisco đã thảo luận việc soạn thảo một bản Hiến chương chuẩn bị cho việc thành lập Liên hợp quốc.

Ngày 25/4/1859, khởi công xây dựng kênh đào Suez. Là huyết mạch giao thông Đông-Tây, là tuyến đường biển ngắn nhất nối liền lục địa Á-Âu mà không phải qua châu Phi, kênh đào Suez nằm trên lãnh thổ Ai Cập là một công trình nhân tạo khổng lồ, tác động mạnh đến sự phát triển của giao thương, không chỉ của Ai Cập mà toàn thế giới.

Ngày 25/4/1980, Alêgiô Cácpǎngtiê qua đời. Ông là nhà vǎn lớn của Cuba và Châu Mỹ Latinh, sinh nǎm 1904 tại La Habana trong một gia đình trí thức. Ông viết nhiều tiểu thuyết, nổi tiếng hơn cả là cuốn Thế kỷ ánh sáng (nǎm 1962). Cuốn tiểu thuyết lịch sử này khẳng định con đường phát triển của Châu Mỹ Latinh chỉ có thể là con đường đấu tranh của bản thân quần chúng ở châu lục này, chứ không thể là sự du nhập cách mạng tư sản từ phương Tây.

Sự kiện về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ngày 25/4/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp phóng viên Hãng Thông tấn Pháp AFP. Người kêu gọi người Pháp phải thi hành đúng Hiệp định sơ bộ 6-3 và tuyên bố: “Nước Việt Nam, một quốc gia không thể nhận những quyết nghị của một Chính phủ chỉ huy như chế độ toàn quyền Đông Dương cũ”.

Ngày 25/4/1957, Chủ tịch Hồ Chí Minh dự Hội nghị Ban Bí thư bàn về công tác vận động phụ nữ. Người nêu lên một số ý kiến về ba nguyên tắc lớn trong công tác vận động phụ nữ và nhấn mạnh: Cán bộ phải tham gia lao động và sinh hoạt của quần chúng mới biết được thực tế; phải có trọng tâm trong ba công tác; kế hoạch phải nói đến cả phong trào ở thành thị; hướng vận động phải thiết thực, chống xa xỉ, đề cao lao động.

Ngày 25/4/1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm Nhà máy đèn Bờ Hồ và Nhà máy điện Yên Phụ. Nói chuyện với cán bộ, công nhân Nhà máy đèn Bờ Hồ và Nhà máy điện Yên Phụ nhân dịp nhà máy tổ chức kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động 1-5, Người nêu yêu cầu đối với công nhân trong giai đoạn cách mạng mới là phải có trình độ giác ngộ xã hội chủ nghĩa cao, có ý thức tổ chức chặt chẽ, kỹ thuật thành thạo và trình độ văn hóa tốt, nhằm thực hiện 4 mục tiêu của sản xuất là nhiều, nhanh, tốt, rẻ; đáp ứng những đòi hỏi của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, đấu tranh thống nhất nước nhà.

Ngày 25-4-1961, phát biểu tại Đại hội Mặt trận Tổ quốc lần thứ II, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Nhân dân ta đoàn kết nhất trí, mọi người hiểu rõ mình là người chủ nước nhà và quyết tâm làm tròn nghĩa vụ của người chủ, thì khó khăn gì chúng ta cũng vượt qua được và chúng ta nhất định sẽ giành được thắng lợi nhiều hơn nữa và to lớn hơn nữa”. Kết thúc bài nói, Bác Hồ cũng nhắc lại câu khẩu hiệu mà cách đó 10 năm (1951) Người đã phát biểu tại Đại hội hợp nhất Mặt trận Việt Minh - Liên Việt: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm nông dân tỉnh Bắc Kạn đang thu hoạch lúa mùa, năm 1950. Ảnh: Tư liệu TTXVN
Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm nông dân tỉnh Bắc Kạn đang thu hoạch lúa mùa, năm 1950. Ảnh: Tư liệu TTXVN

Ngày 25/4/1963, phát biểu tại cuộc họp của Bộ Chính trị bàn về lương thực và khắc phục tình trạng thiếu đói của nông dân, Bác Hồ chỉ thị: “Phải có kế hoạch giải quyết tạm thời, trước mắt và kế hoạch dài hạn. Năm nào cũng khó khăn, bấp bênh về lương thực. Bằng cách nào thì ta phải bàn, nhưng xã hội chủ nghĩa mà như thế này thì không được, không làm cho dân phấn khởi... Cho nên làm lâu dài chỉ có hai cách là tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm”. Chính tại cuộc họp này, Bác Hồ đã giao nhiệm vụ cho Đại tướng Nguyễn Chí Thanh làm “Tổng tư lệnh cứu đói” và “có quyền động viên bất kỳ ai, từ tôi trở đi”.

Ngày 25/4/1964, báo Nhân Dân công bố bài trả lời phỏng vấn Bác Hồ của nhà báo Ôxtrâylia U.Bớcxét trong đó khẳng định: “Nếu chính phủ Mỹ đã tôn trọng điều cam kết của mình là sẽ không “dùng sức mạnh hay đe dọa dùng sức mạnh” thì đã không có chiến tranh ở miền Nam Việt Nam... Nhưng, chúng tôi phân biệt nhân dân Mỹ với đế quốc Mỹ. Chúng tôi muốn có những quan hệ hữu nghị và anh em với nhân dân Mỹ mà chúng tôi rất kính trọng vì nhân dân Mỹ là một dân tộc tài năng, đã có nhiều cống hiến cho khoa học và nhất là gần đây đã lên tiếng phản đối cuộc chiến tranh xâm lược miền Nam Việt Nam”.

(Theo Sách “Chủ tịch Hồ Chí Minh - Ngày này năm xưa”; “Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử” và “Hồ Chí Minh toàn tập”, NXB Chính trị quốc gia - Sự thật)

Việt Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ngày này năm xưa

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thành phố Hà Nội sẽ làm gì để chống “mùa” bụi mịn?

Thành phố Hà Nội sẽ làm gì để chống “mùa” bụi mịn?

Hà Nội từ nhiều năm nay vẫn đang loay hoay với việc giải bài toán chống ô nhiễm bụi mịn trong không khí nhưng xem ra tình hình có vẻ ít chuyển biến.
Xét tuyển đại học bằng học bạ khó phản ánh năng lực thực chất của học sinh, dễ nảy sinh tiêu cực

Xét tuyển đại học bằng học bạ khó phản ánh năng lực thực chất của học sinh, dễ nảy sinh tiêu cực

Nhiều người đánh giá, giờ để vào học đại học quá dễ dàng thông qua "cánh cửa" xét học bạ, nhưng hệ lụy làm giảm chất lượng sinh viên do hổng kiến thức căn bản.
Quỹ Tấm lòng Việt:

Quỹ Tấm lòng Việt: ''Viết tiếp ước mơ đến trường'' của nhiều học sinh nghèo vượt khó

Với sự đồng hành của Quỹ Tấm lòng Việt, những cô, cậu học trò nơi vùng quê khó khăn đã viết tiếp ước mơ đến trường, vươn lên trong học tập, thay đổi số phận.
Lòng yêu nước

Lòng yêu nước 'cháy rực' trên sân trường: Hiệu ứng tích cực từ 'Anh trai vượt ngàn chông gai'

Qua những bài hát truyền thống được phối lại, nhiều bạn học sinh đã được truyền cảm hứng để bày tỏ lòng yêu nước mạnh mẽ qua tiết mục trên sân trường.
Doanh nghiệp dệt may phát huy sức sáng tạo của người lao động

Doanh nghiệp dệt may phát huy sức sáng tạo của người lao động

Đồng hành cùng người lao động nghiên cứu, cải tiến và ứng dụng các sáng kiến vào sản xuất, doanh nghiệp dệt may thu được nhiều lợi ích.

Tin cùng chuyên mục

Câu lạc bộ Máu nóng Gia Lai: 7 năm làm cầu nối trao đi những

Câu lạc bộ Máu nóng Gia Lai: 7 năm làm cầu nối trao đi những 'giọt hồng' yêu thương

Hơn 7 năm qua, các thành viên của Câu lạc bộ Máu nóng Gia Lai không sao đếm xuể số bệnh nhân mình đã cho máu và đã hồi sinh sự sống cho bao người.
Giải pháp để ngành Công Thương tiến nhanh trên hành trình chuyển đổi số

Giải pháp để ngành Công Thương tiến nhanh trên hành trình chuyển đổi số

Diễn đàn chuyển đổi số ngành Công Thương 2024 đã tạo cơ hội để các doanh nghiệp chia sẻ thông tin, các giải pháp chuyển đổi số hiệu quả.
“Cấm” thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng: Có khả thi?

“Cấm” thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng: Có khả thi?

Mỗi năm Việt Nam có hơn 84.500 ca tử vong do hút thuốc chủ động, 18.800 ca tử vong do các bệnh bởi phơi nhiễm khói thuốc thụ động... là những con số nhức nhối!
Bộ Công Thương làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học

Bộ Công Thương làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học

Chiều 21/11, tại Bộ Công Thương, Vụ Thị trường trong nước có buổi làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ (USGC) về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học.
Nhà giáo trong kỷ nguyên số cần biến thách thức thành cơ hội để ngành giáo dục vươn mình

Nhà giáo trong kỷ nguyên số cần biến thách thức thành cơ hội để ngành giáo dục vươn mình

Trong kỷ nguyên số, khoa học, công nghệ phát triển mạnh mẽ là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nhà giáo nắm bắt, thúc đẩy ngành giáo dục vươn mình.
Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Công Thương Trung ương tổ chức Lễ kỷ niệm truyền thống 50 năm

Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Công Thương Trung ương tổ chức Lễ kỷ niệm truyền thống 50 năm

Sáng 20/11, Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Công Thương Trung ương tổ chức Lễ Kỷ niệm 50 năm ngày truyền thống nhà trường và mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam.
Gia Lai: Hỗ trợ cô giáo nghèo vượt qua gia cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống

Gia Lai: Hỗ trợ cô giáo nghèo vượt qua gia cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống

Vượt qua gia cảnh khó khăn, cô giáo Ksor H’Hiền (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) vẫn ngày ngày miệt mài làm tốt công việc chăm lo cho trẻ mầm mon.
Tiếp tục đề xuất giảm 2% thuế: Trợ lực

Tiếp tục đề xuất giảm 2% thuế: Trợ lực 'tiếp sức' cho doanh nghiệp, kích cầu nền kinh tế

Việc tiếp tục giảm 2% thuế sẽ giúp thúc đẩy đầu tư, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, giúp sản xuất - kinh doanh sớm phục hồi.
Bí quyết ‘cơ động’ của thầy Cường ‘động cơ’

Bí quyết ‘cơ động’ của thầy Cường ‘động cơ’

Bí quyết làm nên thành công của Chủ nhiệm Bộ môn Động cơ, Khoa Máy bay - Động cơ, Trường Sĩ quan Không quân là luôn cơ động, linh hoạt trong công việc.
Bộ Công Thương ban hành công điện về việc chủ động ứng phó với bão số 9 (bão Man-yi)

Bộ Công Thương ban hành công điện về việc chủ động ứng phó với bão số 9 (bão Man-yi)

Ngày 18/11, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã ký Công điện số 9307/CĐ-BCT về việc chủ động ứng phó với bão số 9 (bão Man-yi).
Từ thông điệp chống lãng phí của Tổng Bí thư suy ngẫm về việc xử lý thành công các dự án tồn đọng

Từ thông điệp chống lãng phí của Tổng Bí thư suy ngẫm về việc xử lý thành công các dự án tồn đọng

Thông điệp chống lãng phí của Tổng Bí thư Tô Lâm đã đặt ra nhiều vấn đề quan trọng, trong đó có việc xử lý các đại dự án thua lỗ, tồn đọng.
Tặng quà nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam: Tôn vinh thực sự hay áp lực hình thức?

Tặng quà nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam: Tôn vinh thực sự hay áp lực hình thức?

Những năm gần đây, vấn đề tặng quà nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam trở thành tâm điểm tranh luận về việc thế nào là tôn vinh đúng? Thế nào là tặng quà hợp lý?
Khu thương mại tự do Đà Nẵng: Đâu là lời giải cho "bài toán" thu hút đầu tư?

Khu thương mại tự do Đà Nẵng: Đâu là lời giải cho "bài toán" thu hút đầu tư?

Để thu hút đầu tư vào Khu thương mại tự do Đà Nẵng, theo các chuyên gia, cần tăng cường vai trò của cơ quan hải quan trong tạo thuận lợi thương mại.
TP. Hồ Chí Minh: Tiệm mì 0 đồng lan tỏa yêu thương của những chàng trai Hóc Môn

TP. Hồ Chí Minh: Tiệm mì 0 đồng lan tỏa yêu thương của những chàng trai Hóc Môn

Khởi đầu từ một ý tưởng nhỏ bé đầy ý nghĩa, nhóm những chàng trai Hóc Môn đã xây dựng tiệm mì 0 đồng, trao tặng những bữa ăn miễn phí đến với người khó khăn.
Trách nhiệm thi hành Thông tư quy định về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ

Trách nhiệm thi hành Thông tư quy định về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ

Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư quy định về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương.
Giải ngân vốn đầu tư công bứt tốc cuối năm để về đích

Giải ngân vốn đầu tư công bứt tốc cuối năm để về đích

Giải ngân vốn đầu tư công cả nước hiện đạt 52,29% kế hoạch, thấp hơn cùng kỳ 2023 (56,74%) đặt ra cho các tháng cuối năm những thách thức không nhỏ.
Bộ Công Thương ban hành Thông tư về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ

Bộ Công Thương ban hành Thông tư về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ

Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư số 23/2024/TT-BCT ngày 7/11/2024 quy định về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ.
Bộ Công Thương đề xuất nghiên cứu đầu mối quản lý về công nghiệp thực phẩm

Bộ Công Thương đề xuất nghiên cứu đầu mối quản lý về công nghiệp thực phẩm

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài nhấn mạnh, Bộ Công Thương sẽ quản lý về sản xuất, lưu thông hàng hóa là thực phẩm... theo đúng chức năng, nhiệm vụ của Bộ.
Bộ Công Thương rà soát, đánh giá kết quả thực hiện lộ trình phối trộn nhiên liệu sinh học

Bộ Công Thương rà soát, đánh giá kết quả thực hiện lộ trình phối trộn nhiên liệu sinh học

Bộ Công Thương vừa có kết luận cuộc họp rà soát, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện lộ trình phối trộn nhiên liệu sinh học theo Quyết định 53/2012/QĐ-TTg.
Cấm phân lô, bán nền có kiểm soát được thị trường bất động sản?

Cấm phân lô, bán nền có kiểm soát được thị trường bất động sản?

Các chuyên gia cho rằng trước mắt, việc cấm phân lô, bán nền sẽ khiến thị trường khan hiếm nguồn cung, nhưng sẽ ổn định về lâu dài.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động