Thứ tư 25/12/2024 00:56

Mua sắm cuối năm: Người tiêu dùng cần cảnh giác với những ưu đãi quá hấp dẫn

Các đối tượng xấu có khả năng sử dụng nhiều kỹ thuật tinh vi để khai thác thông tin của người tiêu dùng, trong đó ngành thương mại chịu nguy cơ rủi ro hàng đầu.

Theo báo cáo Rủi ro tiêu dùng trong dịp lễ của Visa công bố ngày 11/12/2023, dự báo hoạt động lừa đảo sẽ gia tăng trong thời gian này ở cả giao dịch thẻ trực tiếp (card-present, CP) và trực tuyến (card-not-present, CNP). Các hành vi gian lận phổ biến thường diễn ra từ tháng 11/2023 đến tháng 1/2024 do sự gia tăng nhanh chóng của hoạt động thương mại điện tử và chi tiêu trực tiếp trong lĩnh vực bán lẻ và dịch vụ.

Đáng chú ý, theo báo cáo, các ngành thương mại chịu nguy cơ rủi ro hàng đầu và các đối tượng lừa đảo sẽ tìm cách khai thác sức nóng của mùa mua sắm cuối năm cũng như sự gấp rút chuẩn bị của người tiêu dùng trong việc tìm kiếm ưu đãi và quà tặng đặc biệt.

Người tiêu dùng cần thận trọng trong mua sắm cuối năm

Một số phát hiện nổi bật từ báo cáo gồm: Đánh cắp thông tin kỹ thuật số (Digital Skimming): Nhu cầu sắm trực tuyến gia tăng, đối tượng lừa đảo cũng có nhiều cơ hội hơn để tiếp cận và xâm nhập vào dữ liệu thanh toán của người dùng thông qua kênh nhà bán trên nền tảng thương mại điện tử và trục lợi từ các dữ liệu bị đánh cắp này.

Lừa đảo giả mạo và tấn công phi kỹ thuật (Phishing and Social Engineering): Đối tượng nguy cơ cũng có thể lợi dụng sự tiến bộ của trí tuệ nhân tạo (AI) trong năm qua để thiết kế kế hoạch lừa đảo với khả năng tùy chỉnh dữ liệu linh hoạt hơn, khiến người tiêu dùng khó lòng phát hiện các thông tin giả danh. Nhóm đối tượng này có khả năng tạo ra trang web giả mạo, cũng như sử dụng quảng cáo độc hại và các thủ thuật trong tối ưu hóa công cụ tìm kiếm SEO bất hợp pháp trên trang web bán lẻ hoặc dịch vụ để lôi kéo người dùng.

Đánh cắp dữ liệu ATM / POS (ATM / POS Skimming): Với sự gia tăng lưu lượng truy cập tại các điểm bán hàng truyền thống và rút tiền mặt từ máy ATM, đối tượng lừa đảo có thể nhắm vào những thiết bị đầu cuối ATM và POS bằng thủ thuật tấn công skimming đánh cắp thông tin thẻ.

Bỏ qua OTP và lừa đảo cấp quyền (OTP Bypass and Provisioning Fraud): Visa đã xác định nhiều hành vi bỏ qua mật mã một lần (OTP) để giành quyền truy cập vào tài khoản của chủ thẻ. Khi thực hiện hành vi này, các mẫu OTP được gửi đến nạn nhân thường sẽ có liên quan đến giao dịch mua hàng được người dùng mong đợi.

Trộm cắp trực tiếp: Đối tượng xấu có thể tìm cách đánh cắp thẻ thanh toán hay điện thoại từ những người tiêu dùng thiếu cảnh giác tại các cửa hàng bán lẻ đông đúc, trung tâm mua sắm hoặc bãi đậu xe.

"Kỳ nghỉ lễ tới gần cũng là lúc người tiêu dùng cần cẩn trọng, cảnh giác cũng như chú ý hơn tới những thói quen mua sắm an toàn. Việc hiểu rõ và đảm bảo thao tác thanh toán an toàn là điều tối quan trọng để bảo vệ chúng ta khỏi các mối đe dọa tiềm ẩn khi mua sắm”- bà Đặng Tuyết Dung, Giám đốc Visa Việt Nam và Lào cho biết.

Cùng với việc cảnh báo người tiêu dùng thận trọng với các thủ đoạn lừa trong giai đoạn mua sắm cuối năm, theo bà Đặng Tuyết Dung, Visa cũng gợi ý 10 thói quen giúp mua sắm an toàn cho người dùng. “Chúng tôi hy vọng những gợi ý này có thể góp phần bảo vệ người tiêu dùng khỏi hành vi lừa đảo cũng như đảm bảo trải nghiệm mua sắm an toàn trong mùa lễ hội cuối năm”- bà Dung chia sẻ.

Các gợi ý này gồm: Kiểm tra kỹ danh tính và tính xác thực của đơn vị bán lẻ (chỉ lựa chọn đơn vị bán lẻ uy tín); bảo mật thông tin cá nhân - trong mọi trường hợp, người dùng cũng được khuyến cáo đảm bảo trang web truy cập có sử dụng công nghệ bảo mật an toàn. Đặc biệt, khi thanh toán, việc cần làm là kiểm tra địa chỉ trang web có bắt đầu bằng “https://”. Kí tự “s” trong cú pháp kể trên - viết tắt của “secure” - sẽ cho thấy dữ liệu người dùng đang được mã hóa và gửi qua kết nối an toàn.

Hạn chế sử dụng Wi-Fi công cộng khi mua sắm: Wi-Fi công cộng thường có bảo mật yếu, tạo điều kiện cho các hacker dễ dàng đánh cắp thông tin người dùng. Do đó, giao dịch khi mua hàng sử dụng kết nối Internet riêng tư, an toàn cần được ưu tiên để đảm bảo tính bảo mật thông tin cao hơn.

Cảnh giác với những ưu đãi quá hấp dẫn: Các ưu đãi trên trang web và trong email quảng cáo hấp dẫn một cách phi lý, đặc biệt là mức giá siêu thấp cho những mặt hàng xa xỉ, là những dấu hiệu cần được thận trọng xem xét để cảnh giác trước những thủ đoạn lừa đảo.

Thùy Dương
Bài viết cùng chủ đề: Người tiêu dùng

Tin cùng chuyên mục

WinEco – Gắn kết nông nghiệp sạch vì sức khỏe cộng đồng

Sức mua tăng mạnh lên tới 50% từ chương trình kích cầu Tháng Khuyến mại Hà Nội

Hà Nội: Khai mạc ‘Hội chợ hàng OCOP năm 2024’

Khai mạc Tuần hàng Việt ‘Made in Vietnam 2024’

Minh bạch nguồn gốc: Giải pháp then chốt cho một thị trường thực phẩm an toàn

LocknLock khởi động chiến dịch mua sắm lớn nhất năm

Khai mạc Tháng Khuyến mại Hà Nội năm 2024

Sống xanh và tiêu dùng xanh: Lựa chọn bền vững cho người dân Hà Nội

Sẵn sàng cho Tháng khuyến mại Hà Nội năm 2024

Kia tăng ưu đãi cho nhiều dòng xe trong tháng 12, cao nhất lên đến 110 triệu đồng

Đón Tết ''Nhẹ-Nhàn-Khỏe" với loạt sản phẩm mới từ Điện máy Gia dụng Hòa Phát

Tổng cục Quản lý thị trường giành giải Nhất cuộc thi Tuyên truyền pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Bộ Công Thương tiếp tục quản lý chặt hoạt động bán hàng đa cấp

Bùng nổ cuối năm, VietinBank iPay Mobile tặng iPhone 16 cho người dùng

Chương trình “Hóa đơn trao tay - Vận may bất ngờ” đã tìm ra chủ nhân của hơn 3.500 giải thưởng

Cùng Vietjet trải nghiệm lễ hội khắp Trung Quốc, tặng kèm 20kg hành lý ký gửi với giá hấp dẫn

An toàn thực phẩm, cần bắt đầu từ chính người tiêu dùng

Bảo vệ người tiêu dùng khỏi các mối nguy về an toàn thực phẩm

'Khuyến mãi rộn ràng – Tết sắm xế sang'

Hành trình 10 năm Dược mỹ phẩm Linh Hương với Megalive sale đồng giá 9 nghìn - cú sốc chưa từng có!