Chủ nhật 24/11/2024 00:49

Lễ mừng lúa mới dân tộc Gia Rai

Mừng lúa mới là phong tục truyền thống của đồng bào dân tộc Gia Rai sau khi thu hoạch mùa màng, nhằm tạ ơn thần linh đã ban cho dân làng mùa màng tươi tốt, cuộc sống ấm no. Đây cũng là dịp để bà con chung vui, hưởng thành quả lao động và cầu mong thần linh tiếp tục phù hộ cho dân làng sức khỏe, mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu.

Ngày cúng mừng lúa mới, ngay từ sáng sớm, già làng cùng những người uy tín đã bày biện lễ vật tươm tất; thanh niên chuẩn bị rượu, thịt; phụ nữ xúng xính trong những bộ trang phục thổ cẩm truyền thống giã gạo, nổi lửa chế biến món ăn. Trong đó, lúa đem giã trong lễ cúng phải được lấy từ đám lúa đẹp nhất, hạt phải đều, chắc, mẩy để thể hiện tấm lòng thành của gia chủ.

Lúa trong lễ cúng phải được lấy từ đám lúa đẹp nhất

Theo phong tục của đồng bào Gia Rai, lễ cúng mừng lúa mới có phần lễ và phần hội. Tùy vào điều kiện của gia đình, lễ vật có thể lớn, nhỏ khác nhau nhưng phải có 1 con heo, 2 con gà và 3 ghè rượu. Trong đó, 1 ghè rượu và 1 con heo để mời hồn lúa về kho; 1 con gà và 1 ghè rượu để báo tin với tổ tiên và 1 ghè rượu, 1 con gà còn lại để báo với thần núi.

Giã gạo trong lễ cúng mừng lúa mới
Nổi lửa chế biến món ăn
Thầy cúng thực hiện nghi lễ mời hồn lúa về kho

Gần đến giờ cúng mừng lúa mới, già làng nổi một hồi trống, sau đó đọc lời khấn thông báo với thần linh những thành quả của năm cũ, cảm ơn các thần linh đã cho chủ lúa sức khỏe, cho rẫy lúa chín vàng, cho mùa lúa bội thu. Cầu mong thần hãy phù hộ đưa hồn lúa về tận kho, tận chòi, tận nhà.

Nghi thức cúng tổ tiên

Sau khi kết thúc phần lễ là phần hội vô cùng sôi động, đồng bào Gia Rai tập trung dưới mái nhà Rông cùng đánh chiêng, nhảy múa, ăn uống, trao đổi kinh nghiệm và chúc nhau sức khỏe, vụ mùa mới bội thu. Dân làng chung vui bên ghè rượu cần và hòa mình trong nhịp chiêng uyển chuyển, nới rộng vòng xoang.

Dân làng hòa mình trong nhịp cồng chiêng

Lễ cúng lúa mới không chỉ thể hiện bản sắc văn hóa độc đáo của người Gia Rai, mà còn đóng vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh, tạo thành sợi dây gắn kết cộng đồng người Gia Rai trên khắp các buôn làng. Đây là nét văn hóa đặc trưng của đồng bào Gia Rai cần được bảo tồn và gìn giữ để thế hệ con cháu tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Phạm Tiệp

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Chú trọng công tác kiện toàn nhân sự Chương trình 1719

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao