Thứ tư 07/05/2025 18:55

Lễ hội Chrôi Rum Chếk tỉnh Sóc Trăng diễn ra khi nào?

Lễ hội Chrôi Rum Chếk của đồng bào Khmer thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng vừa trở thành di sản văn hoá phi vật thể sắp diễn ra với nhiều hoạt động đặc sắc.

“Sợi dây” gắn kết cộng đồng

Lễ hội Chrôi Rum Chếk còn có tên gọi khác là Lễ hội Phước Biển của đồng bào Khmer tại tỉnh Sóc Trăng. Lễ hội mang đậm những nét đặc sắc của các lễ hội đình, miếu Nam Bộ.

Lễ hội mang ý nghĩa cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa; tạ ơn biển cả đã cho nhiều tôm cá, tạ ơn bãi bồi đã cho vụ mùa bội thu, đem đến cho đất và người xứ biển Vĩnh Châu cuộc sống ấm no và hạnh phúc.

Được coi là “sợi dây” gắn kết cộng đồng, tình đoàn kết, yêu thương giúp đỡ nhau của các dân tộc trên địa bàn thị xã Vĩnh Châu, Lễ hội Chrôi Rum Chế mang lại giá trị nhân văn sâu sắc giúp con người hướng đến những giá trị chân - thiện - mỹ.

Lễ hội Chrôi Rum Chếk diễn ra từ ngày 12/3 đến ngày 14/3/2025. Ảnh minh hoạ

Năm nay, Lễ hội Chrôi Rum Chếk diễn ra từ ngày 12/3 đến ngày 14/3/2025. Lễ hội có 2 nội dung chính là phần lễ và phần hội. Trong đó, phần lễ với các nghi lễ được tổ chức trang trọng, tôn nghiêm do sư sãi, Ban Quản trị Chùa Sê rây Cro Săng tổ chức.

Theo đó, phần lễ được bắt đầu bằng lễ cầu siêu, tưởng nhớ công ơn tổ tiên, tạ ơn biển cả và cầu mong những điều tốt lành nhất sẽ đến với dân làng. Đồng thời, thực hiện các nghi lễ cầu nguyện tam bảo, cầu quốc thái dân an và chư tăng thuyết pháp.

Sau các nghi lễ truyền thống là những hoạt động hội hè, giải trí. Phần hội với những trò chơi dân gian như bóng chuyền, kéo co, nhảy bao và đặc biệt là hội thi bó hành tím đặc sản của vùng đất Vĩnh Châu. Ngoài ra vào buổi tối còn có Hội thi “Giọng hát hay, đôi múa đẹp và trình diễn trang phục Khmer”.

Loạt lễ hội đặc sắc tại Sóc Trăng

Tại tỉnh Sóc Trăng, ngoài Lễ hội Chrôi Rum Chếk, địa phương còn có các lễ hội nổi bật khác, mang đậm dấu ấn phong tục, tập quán, nếp sống văn hóa của cả ba dân tộc Kinh, Khmer, Hoa, như: Lễ hội Thác Côn độc đáo của đồng bào Khmer vùng An Trạch, còn gọi lễ hội Cúng dừa được tổ chức hàng năm tại chùa Mahasal Thatmon, diễn ra vào các ngày 15, 16 và 17 tháng 3 âm lịch, thu hút rất đông người dân quanh vùng và du khách gần xa đến tham quan dự lễ. Lễ hội này mang ý nghĩa cầu mong sự an lành, hạnh phúc, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, giúp người ta nhớ về cội nguồn tổ tiên, ông bà đã sống chan hòa và yêu thương nhau hơn trên mảnh đất này.

Lễ hội Sông nước Miệt vườn tổ chức vào ngày mùng 4-5 tháng 5 âm lịch, tại cồn Mỹ Phước, xã Nhơn Mỹ, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng nhằm tôn vinh trái cây miệt vườn và người làm vườn, mừng vụ mùa no ấm và cầu cho mưa thuận gió hòa để mùa tới lại được bội thu hơn nữa.

Đặc biệt, lễ hội ấn tượng nhất, hoành tráng nhất chính là Lễ hội Ooc- om-boc – Đua ghe Ngo truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer, diễn ra vào ngày 14 và 15 tháng 10 âm lịch hàng năm. Lễ hội Oc- om-boc – Đua ghe Ngo là 1 trong 15 Lễ hội cấp quốc gia của Việt Nam.

Bên cạnh đó, Sóc Trăng còn có một số lễ hội khác như Lễ hội Thanh minh, Lễ hội Đấu đèn của người Hoa, Lễ hội Vu lan 15/7 âm lịch của người Hoa, người Kinh, Tết Chôl Chnăm Thmây, Lễ hội Sen Dotla của người Khmer.

Lễ hội Chrôi Rum Chếk của đồng bào Khmer vừa được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục /chu-de/di-san-van-hoa-phi-vat-the.topic đã nâng tổng số di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của tỉnh Sóc Trăng lên 9 di sản.
Bảo Thoa
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Sóc Trăng

Tin cùng chuyên mục

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Chợ miền núi Bắc Kạn: 'Khơi thông' dòng chảy hàng hoá

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Người cao tuổi Kon Tum góp sức dựng xây nông thôn mới

Gia Lai tăng giá trị cho cà phê đặc sản

Gia Lai phát triển chợ vùng sâu, mở lối sinh kế bền vững