Chủ nhật 24/11/2024 18:32

Lễ cầu mùa dân tộc Khơ Mú

Lễ cầu mùa là lễ hội có giá trị văn hóa phi vật thể lớn nhất trong năm thể hiện ước muốn mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no, hạnh phúc của đồng bào Khơ Mú. Đây cũng là một nghi lễ nông nghiệp quan trọng trong đời sống kinh tế cũng như văn hóa tinh thần của đồng bào Khơ Mú.

Nghi lễ cầu mùa của đồng bào Khơ Mú được tổ chức cho nhiều gia đình cùng khu vực canh tác nương rẫy hoặc có thể làm lễ chung cho cả bản tùy vào điều kiện canh tác hàng năm. Trước khi tổ chức lễ hội khoảng một đến hai tháng, các gia đình sẽ họp bàn và thống nhất chọn ngày tốt, tháng tốt, ấn định ngày tổ chức lễ, chuẩn bị đóng góp các lễ vật, phân công công việc tổ chức cúng lễ cầu mùa.

Cầu mùa - nghi lễ nông nghiệp quan trọng của đồng bào Khơ Mú

Để tổ chức lễ cầu mùa, bà con dân bản phải chuẩn bị các đồ lễ gồm các vật phẩm như: 1 con lợn, 2 con gà (đây là những lễ vật chính để dâng cúng trong nghi lễ, lễ vật càng to càng thể hiện quy mô của lễ hội cũng như sự sung túc của bà con dân bản), 2 vò rượu cần, 10 vò tượng trưng, 2 chai rượu, bông lúa, bông ngô, khoai sọ, 20 gói mọc, cá, chim, cơm lam, nhọc sóc, chuột, bạc nén, vòng tay, 1 chiếc váy, 1 cái khăn, 9 tấm vải thô trắng…, cơm xôi mới, xôi cũ đựng vào 2 ép xôi khác nhau, xôi mới đầy hơn xôi cũ. Các dụng cụ gồm: Dao, cuốc, xẻng, măng vầu, cày, bừa, dán người hình nộm người canh nương rẫy, cây nêu.

Thực hiện nghi lễ
Tái hiện nghi lễ canh tác
Hát múa mừng lễ hội

Khi mọi thứ chuẩn bị xong, thầy cúng thắp một cây nến sáp ong trên mâm lễ, rót rượu vào hai chén. Lúc này thầy cúng hướng về mâm lễ, chắp tay lạy bốn hướng và bắt đầu khấn mời các thần linh về hưởng thụ đồ lễ và phù hộ cho dân bản.

Lễ cầu mùa kết thúc, người Khơ Mú lại trở về với cuộc sống lao động bình thường, tích cực tham gia lao động sản xuất, tạo khí thế và hy vọng vào năm mới, đầu vụ mới với ước vọng cuộc sống ngày một ấm no, đầy đủ và tốt đẹp hơn.

Thảo My
Bài viết cùng chủ đề: Văn hoá

Tin cùng chuyên mục

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Chú trọng công tác kiện toàn nhân sự Chương trình 1719

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'