Thứ hai 28/04/2025 16:13
​Bộ đội biên phòng phòng, chống tội phạm ma túy

“Lá chắn thép” trên các tuyến biên giới

Với những cán bộ, chiến sĩ biên phòng làm nhiệm vụ phòng, chống ma túy, công việc chưa khi nào bớt nhọc nhằn, bởi hoạt động của tội phạm ma túy ngày càng gia tăng, mức độ tinh vi, nguy hiểm cũng ngày một khó lường.  
Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Móng Cái - Chi cục Hải quan Móng Cái bắt giữ đối tượng vận chuyển trái phép chất ma túy

Năm 2017, lượng ma túy tổng hợp được vận chuyển từ Campuchia vào Việt Nam trên tuyến biên giới có chiều hướng gia tăng cả về số vụ và số lượng so với năm 2016. Trên tuyến biên giới Việt Nam - Lào, hoạt động của các toán, nhóm vận chuyển ma túy có vũ trang từ Lào vào Việt Nam tăng gấp 7 lần so với năm 2015 và 2016.

Đáng chú ý, một số đối tượng ở biên giới phía Bắc, Tây Nguyên móc nối với các đối tượng ở khu vực phía Nam thiết lập đường dây mua bán, vận chuyển ma túy tổng hợp liên tuyến, liên tỉnh từ Trung Quốc qua biên giới tỉnh Quảng Ninh để vận chuyển vào các tỉnh phía Nam tiêu thụ.

Trước tình hình này, để công tác phòng, chống ma túy đạt hiệu quả cao nhất, bộ đội biên phòng các tỉnh trên tuyến biên giới đã quán triệt các văn bản, hướng dẫn của cấp trên, nâng cao nhận thức của cán bộ, chiến sĩ trong đấu tranh phòng chống tội phạm; xác định rõ địa bàn trọng điểm, tăng cường trinh sát kỹ thuật theo dõi các đối tượng, đường dây, ổ nhóm. Nhờ đó, công tác đấu tranh chuyên án ngày càng đạt hiệu quả cao, trình độ nghiệp vụ được tăng lên rõ rệt. Năm 2017, tin từ các đơn vị biên phòng trên cả nước dồn dập báo về khi nhiều đường dây buôn bán ma túy lớn có tổ chức bị triệt phá, với số lượng tang vật thu giữ được là vài chục đến vài trăm bánh hê-rô-in/ chuyên án.

Trong đó, riêng bộ đội biên phòng các tỉnh trên tuyến biên giới Việt Nam - Lào đã xác lập được 57 chuyên án, đấu tranh thành công, bắt giữ 605 vụ/821 đối tượng, thu giữ 214 bánh và 144kg hê-rô-in, 582.830 viên ma túy tổng hợp, 29,9 kg ma túy tổng hợp dạng đá, 13kg thuốc phiện, thu giữ và giao nộp 2.230 khẩu súng, nòng súng các loại, 31 quả lựu đạn, hơn 50.000 viên đạn… Tiêu biểu là biên phòng các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Nghệ An…

Thực tế, mặc dù hình phạt cho tội buôn bán ma túy rất nghiêm nhưng do lợi nhuận quá lớn nên số người tham gia vào hoạt động này ngày càng tăng. Hơn thế, theo quy định nghiêm của pháp luật buôn bán, vận chuyển từ 2 bánh hê-rô-in trở lên đã có thể nhận án tử hình nên nhiều đối tượng sẵn sàng buôn bán, vận chuyển số lượng ma túy lớn với suy nghĩ “được ăn cả, ngã về không”. Để qua mặt các cơ quan chức năng, các đối tượng phạm tội dùng đủ các thủ đoạn tinh vi, liều lĩnh để trốn tránh và chống đối. Điều này đồng nghĩa với việc, những khó khăn, nguy hiểm đặt ra với lực lượng phòng, chống tội phạm ma túy, trong đó có bộ đội biên phòng ngày càng lớn. Không chỉ mồ hôi, nước mắt mà cả máu đã đổ trong những cuộc chiến phòng, chống ma túy cam go trên nhiều nẻo đường biên giới.

Mới đây, tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2017, triển khai nhiệm vụ và phát động thi đua năm 2018 của Cục Phòng chống ma túy và Tội phạm bộ đội biên phòng, Thiếu tướng Ngô Thái Dũng, Cục trưởng Cục Phòng chống ma túy và Tội phạm bộ đội biên phòng cho biết, năm 2018 sẽ tiếp tục hoàn thiện văn bản hệ thống pháp luật đảm bảo đầy đủ đúng thẩm quyền, chỉ đạo quyết liệt làm tốt công tác điều tra cơ bản, đặc biệt là các đoàn đặc nhiệm. Tăng cường phối hợp trao đổi thông tin với các lực lượng chức năng trong và ngoài nước gắn với triển khai các kế hoạch cao điểm đấu tranh phòng chống ma túy và tội phạm, tiếp tục là “lá chắn thép” trong phòng, chống ma túy trên các tuyến biên giới.

Năm 2017, Cục Phòng chống ma túy và Tội phạm bộ đội biên phòng đã xác lập đấu tranh thành công 92 chuyên án, bắt giữ, xử lý 9.826 vụ/14.732 đối tượng. Tang vật thu giữ hơn 2 tấn ma túy các loại; 15.777 tấn đường, gần 2 triệu gói thuốc lá các loại, 15,698 tấn và 4.432 quả pháo nổ các loại… Tổng trị giá hàng hóa tạm giữ xử lý khoảng 526,5 tỷ đồng; bắt giữ 36 vụ/38 đối tượng mua bán người, giải cứu 94 nạn nhân.
P.V
Bài viết cùng chủ đề: Bộ đội biên phòng

Tin cùng chuyên mục

Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Người cao tuổi Kon Tum góp sức dựng xây nông thôn mới

Gia Lai tăng giá trị cho cà phê đặc sản

Gia Lai phát triển chợ vùng sâu, mở lối sinh kế bền vững

Từ chợ bản đến chuỗi siêu thị: Hành trình vươn xa của sản phẩm vùng dân tộc Bắc Giang

Dược liệu Quảng Nam: Từ sinh kế vùng cao đến trung tâm công nghiệp dược liệu quốc gia

VCAMart: 'Cú hích' cho nông sản vùng dân tộc thiểu số

‘Bắc cầu’ thị trường cho nông sản vùng cao: Khơi thông từ chính sách tới hành động

Long nhãn Sơn La - 'vàng ngọt' của núi rừng Tây Bắc

Chè Shan tuyết - ‘vàng xanh’ trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Hàng hóa của bà con đồng bào dân tộc ‘đắt khách’ tại Hội chợ VITM Hà Nội

Mật ong Cao Bằng: ‘Gieo’ thương hiệu, ‘gặt’ đầu ra bền vững