Thứ hai 25/11/2024 06:15

Khu vực biên giới: Giữ ổn định giữa đại dịch

Năm 2020 và 6 tháng đầu năm 2021, dịch COVID-19 diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng tới mọi mặt của đời sống xã hội. Tuy nhiên, ngay trong bối cảnh đầy khó khăn đó, các địa phương khu vực biên giới - nơi tập trung sinh sống của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) - không chỉ đảm bảo an ninh, quốc phòng, phòng chống dịch COVID-19 hiệu quả mà còn duy trì phát triển kinh tế - xã hội.

Chống dịch hiệu quả

Từ đầu năm 2021, trước tình hình dịch bệnh COVID-19 bùng phát và có diễn biễn phức tạp tại các nước có chung đường biên giới với Việt Nam, để ngăn chặn dịch bệnh lây lan, thâm nhập vào nội địa, hàng nghìn chốt kiểm soát COVID-19 đã được dựng lên tại các đường biên giới, trong đó Bộ đội Biên phòng giữ vai trò chủ lực. Ngày cũng như đêm, mặc nắng cháy, mưa dầm, các lực lượng tại khu vực biên giới đã nỗ lực tuần tra, kiểm soát chặt chẽ đường biên, mốc giới, nhất là các đường mòn, lối mở trên biên giới với Trung Quốc... kịp thời ngăn chặn các vụ việc vượt biên trái phép, đưa người nhập cảnh trái phép đi cách ly. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với Bộ đội Biên phòng của Trung Quốc, Lào, Campuchia giải quyết kịp thời, có hiệu quả các sự kiện xảy ra trên biên giới.

Thủy điện Sơn La đang đóng góp lớn vào sản lượng điện toàn quốc

Báo cáo tại Hội nghị Phát triển khu vực biên giới do Bộ Công Thương tổ chức mới đây, cho thấy, tính đến tháng 6/2021, trên tuyến biên giới với Trung Quốc đã có hơn 24.040 người nhập cảnh trái phép bị phát hiện; tuyến biên giới với Campuchia đứng thứ hai với 4.501 người; tuyến biên giới với Lào 1.352 người. Tất cả số người nhập cảnh trái phép được phát hiện và bàn giao cho địa phương cách ly, xử lý theo quy định.

Với những cố gắng này, an ninh, quốc phòng trên cả 3 tuyến biên giới với Lào, Campuchia và Trung Quốc thời gian qua được đảm bảo, củng cố. Tình hình trật tự tại khu vực biên giới cơ bản ổn định, không xảy ra các vụ việc đột xuất, bất ngờ, phức tạp. Hơn thế, trong lúc dịch bệnh COVID-19 trong nội địa đang diễn biến phức tạp, khó lường thì các địa phương biên giới vẫn đảm bảo chống dịch hiệu quả, không ít tỉnh nhiều tháng qua không có thêm ca F0 nào khởi phát hoặc lây nhiễm trong cộng đồng, như: Quảng Ninh, Hà Giang, Lai Châu...

Duy trì tăng trưởng kinh tế

Thông tin của Bộ Công Thương tại Hội nghị Phát triển khu vực biên giới cũng cho thấy, năm 2020 và 6 tháng đầu năm 2021, trước bối cảnh nền kinh tế phải đối mặt với nhiều thách thức do dịch bệnh COVID-19 gây ra, các địa phương biên giới đã phối hợp chặt chẽ với bộ Công Thương và các bộ, ngành liên quan để nhanh chóng hợp tác với các cơ quan từ trung ương đến địa phương biên giới các nước Trung Quốc, Lào, Campuchia thống nhất triển khai mô hình thông quan phòng dịch tại các cửa khẩu biên giới đường bộ; kịp thời cùng nước bạn điều chỉnh, kéo dài thời gian thông quan ở cửa khẩu hoặc mở thêm lối thông quan để giải phóng hàng nông sản cho cả nước trong những thời điểm ùn tắc ở cửa khẩu… Nhờ đó việc lưu chuyển hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới đường bộ trên tuyến biên giới phía Bắc, phía Tây và Tây Nam được đảm bảo thông suốt, không gián đoạn.

Bên cạnh đó, sản xuất công nghiệp tại các tỉnh biên giới và các khu vực biên giới tiếp tục phục hồi và phát triển, hơn 50% các tỉnh khu vực này có chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp (IIP) tăng trưởng cao hơn mức tăng chung của cả nước (9,3%).

Cũng nhờ việc kiểm soát tốt dịch bệnh trong năm 2020 và 6 tháng đầu năm 2021, sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản ở khu vực biên giới được tiếp tục duy trì. Trong đó, Thanh Hóa tăng trưởng đạt 3,47%; Lào Cai 5,1%; Sơn La 5,6%; Nghệ An 4,6%; Quảng Bình 4,4%; An Giang 5,7%; Bình Phước 4,35%... Kết quả tăng trưởng của các địa phương biên giới đã góp phần cùng với ngành nông nghiệp thể hiện vai trò ‘‘bệ đỡ’’ của nền kinh tế trong lúc khó khăn, bảo đảm nguồn cung lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu, là cơ sở quan trọng để thực hiện an sinh, an dân trong đại dịch.

Cùng với công nghiệp, sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản, sản xuất thủy điện và nhiệt điện ở khu vực biên giới tiếp tục vận hành hiệu quả, đóng góp đến 44% trong tổng sản lương điện toàn quốc, góp phần củng cố an ninh năng lượng, đảm bảo sản xuất và nâng cao đời sống cho nhân dân, trong đó có một bộ phận không nhỏ là đồng bào DTTS.

P.V

Tin cùng chuyên mục

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Chú trọng công tác kiện toàn nhân sự Chương trình 1719

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'