Thứ hai 21/04/2025 08:11

Khai thác tối đa tiềm năng hợp tác hàng không Việt Nam – Kazakhstan

Hàng không và du lịch được coi là điểm sáng trong quan hệ hợp tác thương mại, du lịch giữa hai nước Việt Nam – Kazakhstan.

Tại thủ đô Astana, nhân dịp Khoá họp lần thứ 11 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Kazakhstan về hợp tác kinh tế, thương mại, khoa học và kỹ thuật, Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Thương mại và Hội nhập quốc tế Kazakhstan đã phối hợp tổ chức Tọa đàm Hợp tác thương mại và đầu tư Việt Nam – Kazakhstan.

Tham dự Tọa đàm, thông tin về hoạt động hợp tác thương mại của Việt Nam nói chung và chia sẻ về cơ hội hợp tác đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực hàng không tại Việt Nam với doanh nghiệp Kazakhstan, lãnh đạo Tập đoàn Sovico, đại diện Công ty Cổ phần Hàng không VietJet cho biết, năm 2024 tiếp tục ghi dấu những bước phát triển mới trong hợp tác Việt Nam - Kazakhstan, với nhiều điểm nhấn nổi bật trong hoạt động vận chuyển và vận tải hàng không, logistics, đầu tư năng lượng.

Với vị trí, vai trò cửa ngõ tại khu vực ASEAN của Việt Nam và tại Trung Á của Kazakhstan với tư cách thành viên đầy đủ của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EAEU đã giúp kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Kazakhstan tăng gấp khoảng 3 lần so với mức ở thời điểm trước khi Hiệp định được ký và dự kiến sẽ tăng mạnh trong thời gian tới.

Kazakhstan có diện tích hơn 2,7 triệu km2 và dân số hơn 19 triệu người. Đây là trung tâm trung chuyển hàng hóa quan trọng theo đường bộ từ châu Á qua châu Âu. Kazakhstan là đối tác thương mại lớn thứ 2 của Việt Nam trong EAEU. Bên cạnh đó, Kazakhstan là một nơi trung chuyển quan trọng đảm bảo cho việc vận chuyển hàng hóa dịch vụ theo đường bộ nhanh nhất từ châu Á qua châu Âu và ngược lại.

Đại diện Công ty Cổ phần Hàng không VietJet nhận định, doanh nghiệp Việt Nam, có thể thông qua Kazakhstan như một thị trường trung chuyển để xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường khác trong Liên minh Kinh tế Á - Âu, cũng như khu vực Tây Á và châu Âu, qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế của hai nước.

Để phát huy hết các tiềm năng hợp tác của hai nước, đại diện Công ty Cổ phần Hàng không VietJet kỳ vọng việc giao thương đi lại sẽ ngày càng thuận lợi hơn; trong đó vận chuyển qua đường hàng không sẽ có thêm bước phát triển mới với nhiều chuyến bay kết nối nhiều điểm đến giữa Việt Nam và Kazakhstan hơn nữa được đưa vào khai thác trong thời gian tới.

Toàn cảnh Tọa đàm Hợp tác thương mại và đầu tư Việt Nam - Kazakhstan

Đại diện Công ty Cổ phần Hàng không VietJet thông tin, hàng không và du lịch được coi là điểm sáng trong quan hệ hợp tác thương mại, du lịch giữa hai nước. Việc hai nước miễn thị thực nhập cảnh cho hộ chiếu phổ thông đã mở ra cơ hội mới cho ngành hàng không, du lịch của hai nước, và các đường bay thẳng giữa Việt Nam và Kazakhstan, kết nối thủ đô Astana và thành phố Almaty với thành phố biển Nha Trang hiện đang được Vietjet khai thác kể từ tháng 10/2022, với tần suất hiện tại 03 chuyến bay khứ hồi/tuần mỗi đường bay đã đem lại những sự thuận lợi chưa từng có cho hoạt động du lịch, giao thương, hợp tác kinh tế giữa hai nước.

Ngoài ra, đội tàu bay A330 thân rộng của Vietjet cũng đóng góp quan trọng trong việc vận chuyển hàng hoá, phục vụ nhu cầu của người dân và doanh nghiệp hai nước trong thời gian qua. Thống kê của Công ty Cổ phần Hàng không VietJet, những đường bay này đang đảm bảo tốt các chỉ số, và sẽ được duy trì khai thác ổn định trong năm 2024 và thời gian tới.

Bên cạnh đó, Tập đoàn Sovico và Vietjet cũng đang nghiên cứu để đóng một vai trò tích cực hơn trong việc phát triển hạ tầng giao thông, vận tải tại Kazakhstan ở lĩnh vực hàng không và các lĩnh vực tiềm năng khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật Kazakhstan.

Hiện nay, Công ty Cổ phần Hàng không /chu-de/vietjet.topic đang trong giai đoạn nghiên cứu đầu tư vào hãng hàng không Qazaq Air để góp phần đáp ứng nhu cầu di chuyển và vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không tại Kazakhstan.

Đại diện Công ty Cổ phần Hàng không VietJet tin tưởng rằng với kinh nghiệm hoạt động nhiều năm trong lĩnh vực hàng không với các chuẩn mực và tiêu chuẩn quốc tế cao nhất sẽ góp phần vào sự phát triển của ngành hàng không Kazashtan, sự phát triển kinh tế Kazakhstan và quan hệ song phương Việt Nam – Kazakhstan.

Vị đại diện này cho biết thêm, Sovico Group có lịch sử hoạt động hơn 30 năm với trên 35.000 cán bộ nhân viên, hoạt động trong lĩnh vực hàng không, tài chính - ngân hàng, chuyển đổi số, năng lượng, phát triển đô thị, du lịch trên nhiều quốc gia.

Với tinh thần doanh nghiệp tiên phong mang tới những giá trị mới tốt đẹp cho khách hàng, vì hạnh phúc và thịnh vượng của người dân cũng như phát triển bền vững của xã hội, Sovico Group tham gia các chương trình đầu tư, phát triển kinh tế của chính phủ trên nhiều lĩnh vực; cũng như các chương trình phát triển bền vững cho các mối quan hệ hợp tác đầu tư, kinh tế quốc tế trên nền tảng lịch sử và văn hóa truyền thống.

Tập đoàn Sovico và các công ty trực thuộc có nhiều kinh nghiệm trong việc phát triển các dự án năng lượng xanh, tài trợ tài chính cho các dự án năng lượng tái tạo. Đây là những thế mạnh và kinh nghiệm đã được tích luỹ qua hơn 30 năm hoạt động. Với lợi thế này, bên cạnh mảng hàng không du lịch, năng lượng tái tạo cũng sẽ là một lĩnh vực nhiều triển vọng trong quan hệ kinh tế - thương mại giữa hai nước.

Lãnh đạo Sovico Group kỳ vọng, năm 2024 sẽ tiếp tục là một năm thành công hơn nữa trong mối quan hệ hợp tác Việt Nam – Kazakhstan. Với kinh nghiệm của Tập đoàn Sovico, những thành tựu đạt được nhờ từ vào môi trường kinh doanh đầu tư ổn định và có độ mở rất cao được dẫn dắt bởi sự quan tâm, hỗ trợ của cơ quan chức năng Việt Nam và Kazakhstan. Sự quan tâm này sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam cũng như Kazakhstan tiếp cận các cơ hội hợp tác đầu tư với các phương án tối ưu nhất, thúc đẩy khai thác hết tiềm năng của các bên.

Linh Chi
Bài viết cùng chủ đề: Hợp tác Việt Nam - Kazakhstan

Tin cùng chuyên mục

Xúc tiến thương mại: Giải pháp căn cơ đa dạng thị trường

Thương hiệu quốc gia Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới

Xuất khẩu cám gạo: Thêm cơ hội từ thị trường Trung Quốc

Triển lãm quốc tế chuyên ngành trà, cà phê, thực phẩm và đồ uống hút khách

Kích hoạt vai trò Thương vụ bảo vệ thị trường xuất khẩu

Nối nhịp giao thương phiên chợ biên giới Gia Lai – Ratanakiri

Đà Nẵng: Gỡ khó cho doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu, logistics

Hội nghị của Bộ Công Thương tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Đà Nẵng: Cần chú trọng kích cầu tiêu dùng nội địa

Hội thảo trực tuyến hợp tác Việt Nam - Ấn Độ ngành đồ gỗ, nội thất

Dự báo, giá gạo xuất khẩu tiếp tục giữ đà tăng

Sản phẩm OCOP địa phương mang khát vọng vươn ra thế giới

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Thương hiệu quốc gia là tài sản chiến lược trong tiến trình hội nhập

Việt Nam - Áo: ‘Bắt mạch’ dòng chảy thương mại mới thời EVFTA

Xuất khẩu rau, quả: Vì sao sầu riêng mất 'ngôi vương'?

Doanh nghiệp thương hiệu quốc gia phải tiên phong, làm chủ công nghệ

Bộ Công Thương xây dựng hệ thống cảnh báo sớm vụ kiện phòng vệ thương mại

Trung Quốc ủng hộ Việt Nam mở thêm Văn phòng xúc tiến thương mại

Thêm 4 Nghị định thư xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Đơn hàng tốt, doanh nghiệp dệt may thu lãi lớn