Thứ bảy 19/04/2025 12:00

Đà Nẵng: Cần chú trọng kích cầu tiêu dùng nội địa

Theo Chi cục trưởng Chi cục Thống kê Đà Nẵng, cần có các chương trình kích cầu tiêu dùng nội địa để doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam tăng thị phần nội địa.

Chiều 17/4, tại thành phố Đà Nẵng, Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Đà Nẵng tổ chức Hội nghị giao ban công tác báo chí, xuất bản quý I/2025, triển khai nhiệm vụ quý II/2025.

Ban Dân vận và Tuyên giáo Thành ủy Đà Nẵng giao ban báo chí quý I/2025, triển khai nhiệm vụ quý II/2025

Vì sao kinh tế Đà Nẵng quý I/2025 tăng trưởng tới 11,36%

Thông tin tại hội nghị, ông Trần Văn Vũ - Chi cục trưởng Chi cục Thống kê thành phố Đà Nẵng - cho biết, kinh tế Đà Nẵng quý I/2025 tăng trưởng 11,36% so với cùng kỳ năm 2024. Đây là mức tăng trưởng cao nhất trong 6 thành phố trực thuộc Trung ương và đứng thứ 4 toàn quốc.

Giải mã những yếu tố giúp Đà Nẵng tăng trưởng mạnh, ông Vũ cho rằng, điều quan trọng nhất là sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và người dân ngay từ đầu năm 2025. Lãnh đạo thành phố đã trực tiếp đến từng dự án của các tập đoàn, tổng công ty để nắm bắt kế hoạch đầu tư, cam kết thời điểm khởi công các công trình.

“Ngoài các công trình trọng điểm vốn đầu tư công, thành phố Đà Nẵng hiện đang có hơn 50 công trình trọng điểm của các tập đoàn, tổng công ty. Đây là những công trình rất quan trọng tạo động lực, nền tảng cho tăng trưởng GRDP”, ông Trần Văn Vũ nói.

Bên cạnh đó, công tác chỉ đạo điều hành của thành phố cũng có sự thay đổi tích cực. “Trung ương đã giao chỉ tiêu tăng trưởng cụ thể cho từng địa phương. Từ đó, mỗi ngành, mỗi lĩnh vực đều phải có chỉ tiêu và đóng góp vào GRDP”, ông Vũ nhấn mạnh.

Chi cục trưởng Chi cục Thống kê Đà Nẵng Trần Văn Vũ đề xuất cần tăng các biện pháp kích cầu tiêu dùng nội địa

Chủ động các biện pháp kích cầu tiêu dùng nội địa

Dự báo về tình hình kinh tế quý II/2025, ông Trần Văn Vũ cho biết, bên cạnh những thuận lợi, thành phố sẽ gặp hai khó khăn lớn để duy trì đà tăng trưởng.

Thứ nhất, nền tăng trưởng quý II/2024 đã rất cao (7,95%), vì vậy quý II/2025 phải tiếp tục duy trì và nâng cao tăng trưởng ở ba ngành chính gồm du lịch, xây dựng, bất động sản. Cụ thể, phải giữ cho được tăng trưởng dịch vụ du lịch trên 10%, vì đây là ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất trong kinh tế Đà Nẵng.

Thành phố cần đẩy nhanh tiến độ 50 công trình đầu tư ngoài ngân sách, thu hút đầu tư và khởi công các dự án mới. “GRDP chỉ phát triển khi có động lực mới và đó chính là các công trình mới khởi công”, ông Vũ nói.

Ngoài ra, cần hỗ trợ để các giao dịch bất động sản diễn ra thành công, giúp tăng thu thuế và tính được giá trị gia tăng từ hoạt động này.

Thành phố Đà Nẵng sẽ xem xét tăng các hội chợ, triển lãm để nâng hiệu quả xúc tiến thương mại nội địa cho các doanh nghiệp như dệt may, da giày....

Trước tình hình kinh tế - xã hội trong nước và thế giới có nhiều biến động, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu Đà Nẵng cũng chủ động giải pháp thích ứng. Trong khi đó, cơ quan quản lý cần đẩy mạnh các chương trình kích cầu tiêu dùng nội địa.

“Cần có các chương trình kích cầu tiêu dùng nội địa để doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam tăng thị phần nội địa. Chúng tôi cũng sẽ tham mưu tổ chức thêm các hội chợ, triển lãm, trong đó, có các gian hàng giảm giá của doanh nghiệp nhằm tăng cường xúc tiến thương mại trong nước, chủ động ứng phó với biện pháp thuế quan ở các thị trường xuất khẩu, góp phần duy trì đà tăng trưởng trong quý II/2025”, ông Trần Văn Vũ nói.

Chi cục trưởng Chi cục Thống kê Đà Nẵng Trần Văn Vũ cho biết, kinh tế Đà Nẵng quý I/2025 tăng 11,36% nhờ quyết liệt đầu tư, giám sát công trình trọng điểm.

Vũ Lê
Bài viết cùng chủ đề: thành phố Đà Nẵng

Tin cùng chuyên mục

Đà Nẵng: Gỡ khó cho doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu, logistics

Hội thảo trực tuyến hợp tác Việt Nam - Ấn Độ ngành đồ gỗ, nội thất

Dự báo, giá gạo xuất khẩu tiếp tục giữ đà tăng

Sản phẩm OCOP địa phương mang khát vọng vươn ra thế giới

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Thương hiệu quốc gia là tài sản chiến lược trong tiến trình hội nhập

Việt Nam - Áo: ‘Bắt mạch’ dòng chảy thương mại mới thời EVFTA

Xuất khẩu rau, quả: Vì sao sầu riêng mất 'ngôi vương'?

Doanh nghiệp thương hiệu quốc gia phải tiên phong, làm chủ công nghệ

Bộ Công Thương xây dựng hệ thống cảnh báo sớm vụ kiện phòng vệ thương mại

Trung Quốc ủng hộ Việt Nam mở thêm Văn phòng xúc tiến thương mại

Thêm 4 Nghị định thư xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Đơn hàng tốt, doanh nghiệp dệt may thu lãi lớn

Beauty Summit 2025: Cơ hội xúc tiến thương mại ngành làm đẹp

Đẩy mạnh truy xuất nguồn gốc sản phẩm để chống hàng giả

Lazada hỗ trợ nhà bán hàng chuyển đổi số bằng AI

Bộ Công Thương sẽ ký 4 thỏa thuận hợp tác với Trung Quốc

Bỏ phố, lên sàn: Bước ngoặt của các cửa hàng bán lẻ

Kinh tế quý I/2025: Khi địa phương vẽ lại bản đồ tăng trưởng

Quảng bá sản phẩm 'made in Vietnam' trên thương mại điện tử

Thương mại Việt -Trung: Bộ Công Thương thúc đẩy hợp tác sâu tới nhiều địa phương